CHƯƠNG 3 ĐƯỜ ẬẠ

Một phần của tài liệu luận văn những hạn chế của chính phong trào Tây Sơn và trong chính sách đối nội, cơ sở và nền tảng để thực hiện chính sách ngoại giao của triều đại này (Trang 32)

3.1. Quang Trung – Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là người trực tiếp cầm quân ngay từ khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Ông trực tiếp xông pha trận mạc từ những ngày đầu tiên cho tới lúc băng hà. Tài năng quân sự của ông được thể hiện ngay từ rất sớm. Ông không những là một nhà quân sự thiên tài đã lập nên những chiến công thần kỳ mà còn biểu thị tài năng lỗi lạc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và đặc biệt là ngoại giao. Ngay những ngày đầu đấu tranh với quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ đã chú trọng cùng một lúc cả về quân sự và ngoại giao. Cuộc đấu tranh giành ngọn cờ chính nghĩa để thu hút sự ủng hộ của nhân dân đòi hỏi người anh hùng áo vải này phải có chính sách ngoại giao khôn khéo. Thắng lợi ngoại giao đầu tiên này đã tạo tiền đề cho những thắng lợi tiếp theo trên mặt trận quân sự và cả mặt trận ngoại giao sau chiến tranh. Vua Quang Trung (1788 – 1792), trong 5 năm trị vì, “hai năm đầu còn phải đấu tranh bằng quân sự, rồi bằng ngoại giao để chiến thắng Mãn Thanh về hai phương diện ấy mà giành lấy độc lập, giữ trọn tự do; đến vài năm sau lại lo chấn chỉnh vũ bị, định đánh Mãn Thanh đòi đất Lưỡng Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tâm lực của Quang Trung hầu chuyên chú vào một việc đối ngoại” [51, tr. 16]. Tài năng ngoại giao của Quang Trung được thể hiện đầu tiên ở việc trọng dụng Ngô Thì Nhậm. Nhìn thấy ở người chí sĩ Bắc Hà này một tài năng lớn, sự lịch lãm và tấm lòng vì dân vì nước, vua Quang Trung đã tin tưởng giao công việc ngoại giao cho Ngô Thì Nhậm. Ngay từ lúc dồn binh ở Tam Điệp, Quang Trung đã nói với chư tướng: “Trung Quốc lớn gấp mười nước ta, sau khi bị thua trận, ắt lấy làm nhục mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ có người khéo đường từ lệnh mới dập tắt được chiến tranh. Ngoài Ngô Thì Nhậm không ai làm nổi” [dẫn theo 45, tr.

136]. Sau khi chiếm được thành Thăng Long, đánh đuổi khỏi bờ cõi 29 vạn quân xâm lược của Mãn Thanh, thu được một số giấy tờ quan trọng của địch, trong đó có từ mật dụ vua Càn Long gửi cho Tôn Sĩ Nghị, Quang Trung bảo Ngô Thì Nhậm: “mưu đồ của vua Càn Long, ta đã biết trước rồi. Nay bị thua chắc không nhịn nhục. Hai nước đánh nhau chỉ làm khổ dân. Nếu dùng lời nói khéo để tránh việc binh đao việc ấy nhờ khanh chủ trương mới được” dẫn theo 45, tr. 136]. Chính sự tin tưởng của Quang Trung – Nguyễn Huệ là nguồn động lực to lớn thúc đẩy sự đóng góp hết mình của Ngô Thì Nhậm cho triều đại Tây Sơn nói chung và sự nghiệp ngoại giao với triều đại Mãn Thanh nói riêng. Trong đấu tranh ngoại giao, chủ trương của vị vua này là phải thật kiên quyết trong mục tiêu bảo vệ đến cùng nền độc lập và chủ quyền mà cả dân tộc phải đổ biết bao nhiêu xương máu mới giành lại được. Chủ trương ngoại giao này của Quang Trung là sự tiếp thu và phát huy truyền thống ngoại giao vốn có từ các triều đại trước với đế quốc Trung Hoa hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.

Trong đấu tranh ngoại giao, Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng chứng tỏ mình là người có tài nhìn xa trông rộng. Ngay từ lúc tập trung quân về Tam Điệp, ông đã ra lệnh cho binh sĩ không được chém giết bại lính nhà Thanh, đây là hành động chuẩn bị tích cực cho hoạt động ngoại giao sau chiến tranh. Đây cũng là hành động bày tỏ rõ thiện chí mong muốn gây lại tình hoà hiếu giữa hai nước và lòng nhân đạo, khoan hồng vốn là đạo lý của dân tộc ta. Khi quân Mãn Thanh thua chạy, Nguyễn Huệ không cho người đuổi theo đội quân Vân – Quý (đóng ở Sơn Tây do Ô Đại Kinh chỉ huy) mà đuổi theo Tôn Sĩ Nghị, chủ tướng địch nhằm làm hắn khiếp đảm, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, làm cho chúng không còn mộng tưởng báo thù. Và chủ trương này đã có tác động mạnh mẽ đến những tướng lĩnh Thanh tham gia cuộc chiến và những người được vua Càn Long giao trọng trách báo thù, tiêu biểu như Thang Hùng Nghiệp và Phúc Khang An. Hai còn người này đã trở thành những

người trung gian điều đình tích cực tác động đến Càn Long từ bỏ âm mưu báo thù.

Có thể nói, đến thời đại Quang Trung, không chỉ nghệ thuật quân sự mà cả nghệ thuật ngoại giao của dân tộc ta đã được phong phú thêm và toàn vẹn hơn. “Lý Thường Kiệt lấy tiến công trước, đánh phủ đầu để phá tan âm mưu xâm lược của địch. Trần Hưng Đạo thì dử địch vào sâu rồi phản công tiêu diệt chúng. Lê Lợi thì đánh từ nhỏ đến lớn, dùng kết lâu dài để giành lấy thiên hạ. Nguyễn Huệ thì tiến nhanh, đánh mạnh, dùng đòn bất ngờ áp đảo để chiến thắng quân địch” [6, tr. 7]. Điều này không chỉ đúng ở trên mặt trận quân sự mà còn đúng ở trên mặt trận ngoại giao. Ở cả hai mặt trận này, vua Quang Trung đều dùng chiến lược: tiến nhanh, đánh mạnh, tích cực, kiên quyết, cứng rắn và liên tục tấn công địch. Chính vì thế, trong quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh, Quang Trung không mảy may nhượng bộ, chỉ có tiến công, liên tục đưa ra các yêu sách mà yêu sách sau cao hơn yêu sách trước. Thái độ ngoại giao cứng rắn nhưng đầy thuyết phục của Quang Trung đã buộc Càn Long phải nhượng bộ mọi yêu sách từ nhỏ đến lớn của ta, ngay cả những yêu sách mà chưa một triều đại nào nghĩ tới như đòi đất Lưỡng Quảng và cầu hôn công chúa nhà Thanh.

Đối với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lục địa, chính sách ngoại giao của Quang Trung nhất quán ngay từ đầu là khôi phục vị thế của Đại Việt trong khu vực và có chính sách riêng biệt đối với mỗi một quốc gia. Trước tình hình khu vực có nhiều biến đổi, trong mối quan hệ với các nước này, ông luôn thể hiện hai mục tiêu: giữ vững an ninh biên giới và tăng cường ảnh hưởng. Điều đặc biệt trong chính sách của ông đối với các quốc gia trong khu vực là mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm ngăn ngừa cũng như tấn công các lực lượng âm mưu của bè tôi Lê Chiêu Thống và tay chân của Nguyễn Ánh. Chính sách này của Quang Trung không chỉ đảm bảo cho độc lập, an ninh của Đại Việt mà còn tạo ra thế cân bằng lực lượng tại khu vực.

3.2. Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần (1746) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông là con trai của Hoàng Giáp Ngô Thì Sĩ. Vốn hiếu học lại thông minh, Ngô Thì Nhậm tiến tới rất nhanh. Năm 1769, Ngô Thì Nhậm đỗ trong khoa Sĩ vọng, được bổ làm Hiến Sát Sứ ở Hải Dương, hưởng chức hàm Chánh Thất Phẩm. Năm 1771, do cha bị vu oan và bị chúa Trịnh, lúc đó là Trịnh Sâm cách chức, ông xin từ quan về quê. Năm 1772,

Ngô Thì Nhậm tham dự kì khảo thí ở Quốc Tử Giám và đỗ hạng ưu. Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ và sau đó được bổ làm Hộ khoa Cấp Sự Trung. Năm 1776, ông được thăng làm Giám sát Ngự sử rồi Đốc Đồng Kinh Bắc. Năm 1778, kiêm luôn cả Đốc Đồng Thái Nguyên. Năm 1780, ông bị mắc vào vụ án âm mưu tạo phản của Trịnh Khải mặc dù ông vô tội và rồi những biến cố dồn dập trong phủ chúa người chí sĩ tài hoa này phải về quê vợ ở một thời gian khá dài. Năm 1786, biến cố quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Thăng Long, tiêu diệt họ Trịnh, tôn phù nhà Lê đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của Ngô Thì Nhậm. Năm 1788, hưởng ứng lời cầu hiền của Nguyễn Huệ,ông đã ra nhận chức với chính quyền Tây Sơn, ông được phong làm Lại Bộ Tả Thị Lan, tước Tình Phái hầu, được cùng với một trọng thần của Tây Sơn là Võ Văn Ước trông coi mọi việc quan hệ đến quan lại của nhà Lê. Trước khi rời thành Thăng Long, Nguyễn Huệ đã giao việc cai quản cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, … và trong đó có cả Ngô Thì Nhậm, điêù đó thể hiện sự tin cậy và hy vọng của Nguyễn Huệ với người văn sĩ Bắc Hà của dòng họ Ngô thì này. Sự tin cậy của Nguyễn Huệ đã trở thành một động lực to lớn cho những đóng góp của Ngô Thì Nhậm trong suốt thời gian gắn bó với Tây Sơn. Ông học rộng, lịch lãm nhiều, đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Chọn con đường đi và gắn bó với phong trào nông dân Tây Sơn, vai

trò của ông không thể thiếu trong quá trình xây dựng triều đại này. Đối với những đóng góp của Ngô Thì Nhậm có thể khái quát như sau:

Bằng tiếng nói sắc bén, thấu tình, đạt lý, Ngô Thì Nhậm đã thuyết phục và lôi kéo được nhiều trí thức khoa bảng trong thời vua Lê chúa Trịnh, trút bỏ mặc cảm để hợp tác đắc lực và có hiệu quả với chính quyền Tây Sơn.

Thay mặt Hoàng đế Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã soạn thảo kế hoạch và trực tiếp chỉ huy việc chủ trương thiết lập mối quan hệ giao hảo với triều đình Mãn Thanh đang nung nấu ý chí báo thù sau thất bại của 29 vạn quân tiến đánh Đại Việt. Bằng tất cả sự uyển chuyển và khôn khéo, ông đã buộc triều đình Mãn Thanh từ bỏ ý định báo thù, công nhận chính quyền Tây Sơn và cũng buộc triều đình Mãn Thanh phải nhượng bộ khá nhiều trong quan hệ bang giao với Đại Việt. Công lao của ông trong lĩnh vực này vô cùng to lớn và quả đúng “Ngô Thì Nhậm là Quang Trung thời bình” [47, tr. 327].

Trước hết, Ngô Thì Nhậm là một nhà trí thức có lý tưởng cao đẹp và rõ ràng: Nho sĩ phải yêu nước thương dân, phải đấu tranh làm cho dân giàu nước mạnh. Lý tưởng này có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động ngoại giao của ông với một tư tưởng xuyên suốt: đặt lợi ích của dân, của nước lên hàng đầu. Hầu hết các thư từ ngoại giao của Ngô Thì Nhậm thay lời Quang Trung đều sáng tỏ tư tưởng này. Đây cũng chính là một trong những lý do đem lại thành công cho ông trong sự nghiệp ngoại giao.

Đấu tranh với nhà Mãn Thanh không chỉ là sử dụng quân sự mà nó còn là “cuộc đấu trí ngoại giao ác liệt” mà “nếu chẳng phải Ngô Thì Nhậm thì chẳng ai làm được”. Chính vì thế, sau chiến thắng, ông cùng Phan Huy Ích được vua Quang Trung giao trách nhiệm tuỳ nghi ứng đối với nhà Thanh để yên việc chiến tranh. “Từ đây công việc ngoại giao với Mãn Thanh hầu hết do Ngô Thì Nhậm chủ trương” [44, tr. 73].

Sau khi nhận được hai bức thư của Thang Hùng Nghiệp xin hoãn binh và tìm cách giảng hoà, Ngô Thì Nhậm đã thay lời Quang Trung viết cho Thang

Hùng Nghiệp một bức thư với lời lẽ khi thì cứng rắn, khi thì mềm dẻo trong thái độ bảo vệ độc lập dân tộc để bọn quan lại nhà Thanh chấp nhận những điều kiện giảng hoà mà không mất thể diện. Không chỉ có thể trong bức mật thư còn gửi kèm một tờ biểu gửi cho vua Càn Long với thái độ cứng rắn của triều đại Tây Sơn làm cho Thang Hùng Nghiệp đọc xong cũng phải kinh hãi:

“Ôi! Đường đường Thiên triều mà tranh được thua với nước nhỏ, cùng binh độc vũ để thoả lòng tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của Thượng đế, chắc thánh tâm cũng không nỡ thế. Nhưng muôn một xảy ra nạn binh đao không dứt, tình thế đến thế thật không phải lòng tôi muốn thế, mà cũng không dám biết vậy.” [44, tr. 71].

Thái độ tuy mềm mỏng nhưng những điều nêu lên trong bức thư này lại là những lời buộc tội nhà Thanh đã gây ra chiến tranh, “ỷ mạnh hiếp yếu”. Bức thư bác bỏ luận điệu “phù Lê”, đòi trả bọn lưu vong Lê Chiêu Thống bởi nếu còn dung dưỡng bọn này thì có nghĩa âm mưu phục thù của nhà Thanh vẫn còn. Bức thư của ông đã thể hiện rõ nguyên tắc này của vua Quang Trung quyết không nhân nhượng và là điều kiện để hoà giải.

Cùng với lời trần tấu mềm dẻo gửi vua Thanh, chính sách ngoại giao khôn khéo của Ngô Thì Nhậm đối với một số quan lại trong triều đình Mãn Thanh như Phúc Khang An và Hoà Thân đã tác động để Càn Long đồng ý giảng hoà và sai sứ sang phong vua Quang Trung làm An Nam quốc vương.

Tháng tư năm Kỷ Dậu, Thang Hùng Nghiệp đã gặp một đoàn sứ thần Đại Việt. Y yêu cầu, ngoài việc nộp cống vật thì vua Quang Trung nên đích thân lên Lạng Sơn để gặp Phúc Khang An, việc cầu phong sẽ dễ có kết quả hơn. Ngô Thì Nhậm đã từ chối. Trong một bức thư viết cho Thang Hùng Nghiệp đề ngày 16 tháng năm năm Kỷ Dậu, Ngô Thì Nhậm vạch rõ rằng vua Quang Trung không đến Nam Quan được vì đường sá xa xôi, hiểm trở, không muốn làm phí dân tài dân lực và đến cửa quan trần tình thì Nguyễn Quang Hiển đã làm thay rồi.

Tiếp sau đó là việc vua Quang Trung phải sang triều đình Mãn Thanh dự lễ thượng thọ bát tuần của Càn Long. Ngô Thì Nhậm đã dựng lên vua Quang Trung giả cùng đoàn sứ giả do ông cầm đầu sang Yên Kinh mà “trong ngoài ai cũng biết là giả dối mà không ai dám nói” [31, tr. 195]. Phái đoàn này đến Nam Kinh được tiếp đón long trọng và cũng tác động khá nhiều đến tư tưởng của Mãn Thanh.

Về việc bãi bỏ lệnh cống người vàng, thay mặt Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã viết một bức thư như sau:

“Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thuở áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi vua của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xam phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần,Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hoá ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng nguỵ Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?...

Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống…” [dẫn theo 14; 361 – 362].

Trong bức thư này, Ngô Thì Nhậm đã nói rõ việc các vua Đại Việt trước cống dĩ người vàng là do để chuộc tội lỗi nào đó. Nguyễn Huệ không có tội với nhà Lê cũng không có tội với nhà Thanh nên không có lý do gì để đúc người vàng tiến cống. Và Càn Long đã phải đồng ý bãi bỏ lệnh cống người vàng và cho rằng “lệ cống người vàng là đáng khinh bỉ”.

Bức thư quan trọng trong sự nghiệp ngoại giao của Quang Trung còn phải kể đến việc đòi sáu châu của Trung Quốc trả về Đại Việt. Và Ngô Thì Nhậm

cũng chính là người đã tư vấn và thực hiện chủ trương này của Quang Trung. Bức thư như sau:

“Trước đây trấn mục nước tôi bảo cho biết dân sáu châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Khiêm Châu bị quân nội địa cho lính đi bắt phải cải trang đeo bài đóng thuế. Tiểu phiên tôi xét kỹ căn do thì thấy: Năm Càn Long thứ 5 (1740) nghịch dân nước tôi là Hoàng Công Chất, bố Hoàng Công Toản, chiếm giữ bảy châu 30 năm. Trước kia nhà Lê nấn ná không chịu xét. Dân bảy châu cho là địa thế xa xôi, nước tôi không thể khống chế được

Một phần của tài liệu luận văn những hạn chế của chính phong trào Tây Sơn và trong chính sách đối nội, cơ sở và nền tảng để thực hiện chính sách ngoại giao của triều đại này (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w