Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng gốm sứ xuất khẩu sang thị trường Nga của trung tâm XNK phía Bắc - trực thuộc Tổng Công Ty T (Trang 34)

4.2.1.1 Tiếp tục duy trì những hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro hiện đang được Trung tâm sử dụng mang lại kết quả tốt

 Dự đoán các khả năng xảy ra rủi ro và xây dựng phương án phòng ngừa sớm Với hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ từ loại bậc trung đến tinh xảo sang thị trường Nga và nhiều thị trường khác trên toàn thế giới, Trung tâm có thể phán đoán được khá chính xác những rủi ro có thể xảy ra, tấn suất và phương thức phòng ngừa cần thực hiện hay những biện pháp cần sử dụng để hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro đó gây ra. Với một thị trường quen thuộc và có quan hệ làm ăn nhiều năm với các đối tác lớn, Trung tâm sẽ dễ dàng hơn trong việc phán đoán những thay đổi của thị trường, đồng thời việc đàm phán với đối tác sẽ có những thuận lợi nhất định. Công tác phân tích thị hiếu tiêu dùng và những thay đổi của thị trường được Trung tâm thực hiện khá tốt và đã giúp Trung tâm đưa ra được những quyết định chính xác về lượng hàng và phòng ngừa thay đổi giá trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lan đến từng ngóc ngách ở phạm vi toàn cầu từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế đã có những dầu hiệu tích cực nhưng chưa thực sự phục hồi. Trung tâm cần tiếp tục phát huy lợi thế kinh nghiệm nhiều năm của mình cùng với sự nhạy bén của đội ngũ nhân viên trẻ tuổi để có những dự báo chính xác về các nguy cơ rủi ro, đo lường được tương đối

mức độ tổn thất do những rủi ro gây ra từ đó có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát phù hợp.

 Lập quỹ dự phòng

Bất cứ hoạt động nào cũng sẽ có những rủi ro tiềm tang. Hoạt động chuẩn bị hàng xuất khẩu lại càng ẩn chứa nhiều nguy cơ không thể dự đoán trước. Khi những rủi ro đến quá bất ngờ, nếu không có dự phòng từ trước sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế bị động, làm rối loạn thậm chí đình trệ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc là công ty con trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Hapro có nguồn doanh thu chính là từ hoạt động xuất khẩu, mà hàng gốm sứ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu ( theo báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng xuất nhập khẩu). Vì thế nếu không có quỹ dự phòng sẽ dẫn đến những nguy cơ liên quan tới vốn, quay vòng vốn hay thanh toán chi phí liên quan khác. Hàng năm, Trung tâm luôn tổng kết tình hình xuất khẩu nói chung và hàng gốm sứ nói riêng, từ báo cáo mỗi quý về tổng kim ngạch, những rủi ro, sự cố xảy ra, mức độ tổn thất từ đó lập ra quỹ dự phòng để hạn chế những tổn thất sau khi rủi ro xảy ra. Quỹ dự phòng này được quản lý khá tốt, trong tương lai Trung tâm vẫn cần tiếp tục duy trì quỹ này, bên cạnh đó, nên có những chính sách quản lý quỹ dự phòng này một cách hợp lý hơn, tính toán chính xác hơn lượng tiền dự phòng.

 Đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, kho bãi

Với định hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng gốm sứ tới các thị trường quen thuộc và xâm nhập vào các thị trường mới, trong tương lai Trung tâm sẽ cần cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, rộng rãi hơn để dự trữ hàng, điều kiện bảo quản tốt hơn. Trên thực tế, Tổng công ty đã liên tục đầu tư mua máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình chuẩn bị hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt nhóm hàng gốm sứ. Điều này giúp cho chất lượng của các sản phẩm được đảm bảo hơn và tránh được rất nhiều sai sót, khiếm khuyết đáng kể, đẩy nhanh tốc độ so với làm 100% bằng thủ công lên nhiều lần đáp ứng kịp thời các đơn hàng số lượng lớn của người mua.

4.1.2.2 Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro của Trung tâm

 Nhanh chóng đẩy mạnh công tác tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung, thay thế tương tự cho các sản phẩm gốm sứ.

• Theo dự báo của các chuyên gia, sau 10 năm nữa, nguồn nguyên liệu cho các làng nghề sẽ bị khủng hoảng trầm trọng. Các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu cũng không nằm ngoài danh sách trên. Các sản phẩm gốm sứ có nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các mỏ này vẫn đang được khai thác triệt để từng ngày và hiển nhiên nguồn nguyên liệu này là hữu hạn, sẽ có một ngày bị cạn kiệt. Các sản phẩm gốm sứ ở 2 làng nghề Bát Tràng và Chu Đậu lấy nguồn nguyên liệu chính ở các vùng phụ cận, nhưng trong tương lai nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Khi đó giá nguyên liệu sẽ tăng cao, nếu cầu tăng sẽ càng làm cho cơn sốt nguồn nguyên liệu đầu vào tăng theo, khi ấy giá cả các sản phẩm sẽ tăng đột biến. Điều này sẽ gây bất lợi cho Trung tâm. Để hạn chế tối đa tổn thất từ nguy cơ rủi ro thiếu nguồn nguyên liệu gây ra, trung tâm cần sớm có chính sách khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào. Ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp, đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu có thể thay thế, có thể thay thế phần nào hay phần đó, giảm thiểu gánh nặng thiếu nguồn nguyên liệu. Hiện tại, nhiệm vụ của trung tâm vừa phải lo đảm bảo thu hút các khách hàng lớn ở thị trường Nga nói riêng và ở các quốc gia khác nói chung, vừa đảm bảo nguồn hàng cung ứng đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã phong phú, độc đáo. Bên cạnh đó, cần dự tính trước cho nguồn nguyên liệu sử dụng trong tương lai, đặc biệt khi Tổng công ty định hướng cho Trung tâm mở rộng quy mô, phát triển trên phạm vi lớn hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang các thị trường mới, quảng bá hàng gốm sứ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là hoạt động phòng ngừa hết sức quan trọng và cần phải được dự trù, tính toán thật tí mỉ, chu đáo.

 Đầu tư vào việc nâng cao tay nghề của thợ thủ công để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo và sáng tạo

• Bên cạnh đầu tư vào trang thiết bị, Tổng công ty cũng rất chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Các thợ thủ công phụ trách làm sản phẩm mẫu và trực tiếp làm ra sản phẩm đều là các bậc thày ở các làng nghề truyền thống, có tay nghề và kinh nghiệm. Tuy nhiên, xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng gốm sứ đang dần thay đổi, không chỉ là chất lượng đảm bảo mà người tiêu dùng hiện nay còn muốn thấy sự đặc sắc, phá cách trong từng sản phẩm, không quá bó buộc với những khuôn mẫu truyền thống nữa. Đồng thời, các sản phẩm phải có tính ứng dụng cao, được sử dụng

linh hoạt ở mọi nơi trong nhà, với nhiều chức năng bao gồm cả biếu, tặng, đồ dùng hàng ngày chứ không chỉ bó gọn ở chức năng trưng bày trong nhà. Chính vì nhu cầu ngày càng cao và thay đổi liên tục của người tiêu dùng nên các thợ thủ công không chỉ cần có tay nghề mà còn phải có khả năng sáng tạo cao dựa trên nền tảng những thứ sẵn có. Sự sáng tạo, độc đáo cũng chính là thứ đang rất thiếu ở các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam nói chung chứ không riêng gì với Trung tâm. “Thiếu và yếu – cụm từ được sử dụng để nói về chất lượng hàng gốm sứ của Việt Nam những năm gần đây. Các báo cáo về kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và từ những khảo sát thị trường của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho thấy sự nghèo nàn về ý tưởng, không có sự đổi mới chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt mất đi các hợp đồng béo bở và khó duy trì các khách hàng lớn. Nhận thức được điều này, Trung tâm đã chú ý hơn tới việc đầu tư vào đào tạo đội ngũ thợ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo độc đáo. Những năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các nghệ nhân có vừa có tay nghề vừa có khả năng làm ra các sản phẩm mới lạ, phá cách. Trong tương lai, đây sẽ là điểm mấu chốt quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì thế, Trung tâm phải đẩy mạnh chính sách đào tạo người tài, chiêu mộ các thợ thủ công tay nghề cao, vừa am hiểu vừa có kinh nghiệm phong phú lại có thể tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Mặc dù trung tâm không trực tiếp phụ trách hoạt động sản xuất và đào tạo nhóm thợ này nhưng Trung tâm cần phối hợp với phía nhà cung ứng để đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Có thể tiến hành thuận lợi biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp Trung tâm tránh được rủi ro hàng không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và cũng không bị mất đi những hợp đồng lớn do sự hạn chế về năng lực sản xuất và khả năng tay nghề.

 Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại vào trong công đoạn sản xuất để tăng tính chính xác cho sản phẩm. Đẩy mạnh công tác bảo quản hàng trước khi giao cho người mua. Quá trình bốc dỡ vận chuyển phải được giám sát cẩn thận, tránh những sai sót, rủi ro không đáng có

• Hoạt động giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng chưa được trung tâm quan tâm đúng mức và có vẻ còn hời hợt, không được sát sao vì thế mới có thể dẫn tới việc công nhân làm hỏng, làm vỡ hàng hóa hoặc vận chuyển không đúng cách. Mặc dù số lượng cũng như mức độ thiệt hại do việc làm hỏng các sản phẩm gốm sứ là không nhiều

nhưng vẫn cần phải cẩn trọng, lựa chọn những công nhân làm việc cẩn trọng và trung thực. Bên cạnh đó, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong các khâu trong quá trình chuẩn bị hàng gốm sứ sẽ giúp cho hiệu suất tăng gấp nhiều lần, giảm chi phí thuê lao động, tránh những sai lầm nhỏ nhặt do làm thủ công. Tính chính xác trong từng khâu được nâng cao rõ rệt do thực hiện tự động bằng máy móc hiện đại.

 Liên kết với các doanh nghiệp khác khi cần thiết để đảm bảo đáp ứng đủ đơn đặt hàng và chất lượng đã giao

• Khi xảy ra sự cố không lường trước được, dẫn đến thiếu hàng để giao cho khách, mà thời gian quá gấp không thể sản xuất kịp thì phương án tối ưu nhất đó là tìm sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp cùng ngành. Điều này không dễ thực hiện vì các doanh nghiệp đều phải suy nghĩ cho lợi ích của mình, không doanh nghiệp nào tự nguyện đi giúp đỡ không công, làm lợi cho doanh nghiệp khác. Và khi tiếp nhận sự giúp đỡ, bên giúp đỡ cũng bị ràng buộc bởi những điều kiện mà phía giúp đỡ đưa ra. Tuy nhiên đây là phương án hạn chế rủi ro tích cực nhất cho trung tâm nếu muốn đảm bảo úy tín trước đối tác của mình, thể hiện sự chuyên nghiệp đối với đối tác quốc tế. Thực tế thì các doanh nghiệp cùng ngành trong nước vẫn chưa thực sự có sự hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam không thể có sự nhảy vọt, các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao chưa được quảng bá rộng rãi trên thế giới, Nhiều người còn hiểu lầm rằng các sản phẩm gốm sứ cao cấp đó là của Trung Quốc. Về lâu dài, nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải liên kết giúp đỡ nhau tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. Trước hết phải chung tay đấu lại được các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ai Cập rồi mới nói tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong nước. Sự tương trợ giữa các doanh nghiệp trong nước là cần thiết.

 Khâu kẻ ký mã hiệu cần được chú ý nhiều hơn, giành quyền chủ động trên bàn đàm phán về vấn đề này, tránh không bị bên mua làm khó. Quy cách đóng gói, kẻ ký mã hiệu.

Loại rủi ro về sai, nhầm kỹ mã hiệu không thường xuyên xảy ra tuy nhiên, khâu này chưa được trung tâm thực sự chú ý. Càng về sau, những yêu cầu về ký mã hiệu sẽ càng phức tạp và cần độ chính xác cao. Các mặt hàng gốm sứ lại có đặc điểm là không có bao bì thùng hộp như các sản phẩm khác nên khâu kẻ ký mã hiệu càng cần phai làm cẩn thận, tránh những sai sót nhỏ nhất khiến cho bên mua có lí do từ chối nhận hàng

hoặc làm thất lạc hàng hóa. Quy cách đóng gói sản phẩm phải được tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế. Các doanh nghiệp Việt, trong đó có trung tâm vẫn chưa thực đáp ứng được sự chuyên nghiệp và tính khắt khe của những tiêu chuẩn này. Về lâu dài, hoạt động này càng cần được chú trọng.

 Với các đơn đặt hàng có giá trị lớn, Trung tâm nên tự bảo vệ bằng sở giao dịch (chỉ với những đơn đặt hàng giá trị cực cao và có độ rủi ro lớn)

Các giao dịch tài chính tại sở giao dịch như mua quyền chọn bán, giao dịch giao ngay, hợp đồng ky hạn ít được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng vì đa phần giá trị đơn hàng không cao, chi phí bỏ ra cho các giao dịch lại không hề nhỏ, các doanh nghiệp cũng không có nhiều kiến thức và hiểu biết đúng đắn về phòng ngừa bằng các giao dịch này. Tuy nhiên, trong tương lai, các giao dịch này là cần thiết bởi những biến động khó lường trước và không thể nắm bắt của thị trường, cùng với quy mô và giá trị các đơn hàng cũng gia tăng theo. Việc bỏ ra một khoản chi phí để đổi lại sự yên tâm cho các nhà xuất nhập khẩu khi tiến hành giao dịch không phải là việc làm dư thừa. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được đáng kể tổn thất nếu rủi ro xảy ra ngoài dự liệu. Trung tâm có thể cân nhắc tới biện pháp phòng ngừa này nếu muốn sự đảm bảo đồng thời tin tưởng ở phán đoán của mình với những biến động của thị trường với những hợp đồng có giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng gốm sứ xuất khẩu sang thị trường Nga của trung tâm XNK phía Bắc - trực thuộc Tổng Công Ty T (Trang 34)