Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven (Trang 34)

a) Phương pháp phỏng vấn

Là một trong những phƣơng pháp truyền thống nhƣng lại rất hiệu quả đối với nhóm đối tƣợng khó nghiên cứu ngoài tự nhiên nhƣ thú biển. Đâylà một trong những phƣơng pháp ít tốn kém nhất, đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin về sự xuất hiện và phân bố của các loài thú biển trong khu vực nghiên cứu.Các thông tin thu thập từ các phiếu phỏng vấn đƣợc phân tích, đánh giá và kết hợp với các kết quả phân tích mẫu vật ở các bảo tàng và lăng thờ cá ông qua đó đƣa ra những kết quả về thành phần loài cũng nhƣ khu vực phân bố của thú biển trong khu vực nghiên cứu. Các câu hỏi đƣợc thiết kế dễ hiểu, tập trung vào mục đích chính liên quan đến các thông tin nhƣ loài thú biển họ bắt gặp? bắt gặp ở đâu? vào thời gian nào? (mẫu phiếu phỏng vấn ở phụ lục 2). Kết hợp với những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, học viên cũng sử dụng các hình ảnh của một số loài thú biển dễ nhận biết ngoài tự nhiên để sử dụng trong quá trình phỏng vấn giúp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn dễ dàng hình dung.

Nhiều đối tƣợng khác nhau đƣợc chọn làm đối tƣợng phỏng vấn nhƣ các ngƣ dân, các nhà quản lý ở các khu bảo tồn biển, các cán bộ quản lý ở địa phƣơng … nhƣng học viên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tƣợng là các ngƣ dân thƣờng xuyên đi khai thác hải sản ngoài tự nhiên cũng nhƣ các cộng đồng ngƣ dân sinh sống lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong khu vực nghiên cứu. Cách thức phỏng vấn đƣợc học viên sử dụng là nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp những đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, tập trung vào mục tiêu chính muốn thu thập. Ở mỗi địa điểm nghiên cứu học viên sẽ cố gắng thu đƣợc số lƣợng phiếu phỏng vấn nhiều nhất có thể.

26

Việc đo đạc, ghi chép và thu thập mẫu vật đƣợc thực hiện theo sổ tay hƣớng dẫn nghiên cứu thú biển do NOAA phát hành năm 1994 [19]. Đối tƣợng cá voi, cá heocũng nhƣ các bộ xƣơng của chúng đang đƣợc lƣu trữ và trƣng bày tại các bảo tàng và các lăng thờ cá ông do nhiều nguyên nhân khách quan(một số mẫu vật không nguyên vẹn, các mẫu vật đƣợc bảo quản kín …) mà số liệu đo đạc về kích thƣớc còn thiếu hoặc không đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, các số liệu về hình ảnh vẫn đƣợc ghi lại để sử dụng trong quá trình phân tích xác định tên loài tại phòng thí nghiệm.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá voi và cá heo

Stt Số đo Độ lớn (cm)

1 Chiều dài tổng số 2 Chiều dài tới miệng 3 Chiều dài tới mắt 4 Chiều dài tới lỗ thở 5 Chiều dài tới tai 6 Chiều dài tới vây lƣng 7 Chiều dài tới tay chèo 8 Chiều dài tới giữa vây lƣng

27 9 Chiều dài tới rốn

10 Chiều dài tới hậu môn 11 Đƣờng kính qua tai 12 Đƣờng kính qua tay chèo

13 Đƣờng kính giữa vây lƣng và tay chèo 14 Đƣờng kính trƣớc vây lƣng

15 Đƣờng kính sau vây lƣng 16 Đƣờng kính hậu môn 17 Đƣờng kính thùy đuôi 18 Chiều rộng vây lƣng 19 Chiều cao vây lƣng 20 Chiều rộng nhất tay chèo 21 Chiều rộng gốc tay chèo 22 Đƣờng chéo dài tay chèo 23 Đƣờng chéo ngắn tay chèo 24 Chiều dài cánh đuôi trái 25 Chiều rộng cánh đuôi trái 26 Chiều rộng thùy đuôi 27 Chiều rộng gốc mỏ trên 28 Chiều dài mỏ trên 29 Đƣờng kính gốc mỏ 30 Chiều dài tới mỏ

(theo NOAA, 1994)

28

29 1 CBL 2 LR 3 WBR 4 WRS 5 WRM 6 WPM 7 WRT 8 DRE 9 GPR 10 GPS 11 LSO 12 GWN 13 GWP 14 GPW

15 ILB (chiều sâu hộp sọ) 16 GL 17 GPF 18 DNS 19 LPO 20 LAO 21 DRI 22 GWZ 23 JG 24 PG 25 GWI 26 GLP 27 LPL 28 LLTR 29 LLM 30 HM 31 LMF 32 LBH 33 WBH 34 WTH 35 LTH 36 WSH 37 LSH (theo NOAA, 1994) Bảng 2.5. Các số đo hộp sọ cá voi

30 Stt Số đo Độ lớn (cm) 1 CBL 2 LR 3 WBR 4 WRS 5 WRM 6 WPM 7 WRT 8 DRE 9 GPR 10 GPS 11 LSO 12 GWN 13 GWP 14 GPW 15 ILB 16 GL 17 GPF 18 DNS

31 19 LPO 20 LAO 21 DRI 22 GWZ 23 JG 24 PG 25 GWI 26 GLP 27 LPL 28 LLTR (theo NOAA, 1994) 2.3.2. Phƣơng pháp định loại mẫu vật

Mẫu vật đƣợc phân tích để định danh loài bằng phƣơng pháp hình thái học. Sử dụng các đặc điểm nhận dạng dựa trên hình dạng ngoài cơ thể, hình dạng hộp sọ, bằng tài liệu định loại của FAO năm 1994 [8], tài liệu hƣớng dẫn nhận dạng thú biển của Hadoram Shirihai năm 2006[9], tài liệu hƣớng dẫn nhận dạng thú biển của Mark Carwardine năm 2005[12] và một số tài liệu định loại khác. Các số liệu về kích thƣớc đƣợc tính toán và xử lý bằng các phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office.

a) Các đặc điểm được dùng trong định loại thú biển

Hình thái ngoài của cơ thể:Các chi tiết trên cơ thể thú biển đƣợc sử dụng để định loại rất đa dạng. Số lƣợng, hình dạng của lỗ thở đƣợc sử dụng để xác định các loài trong Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm và Phân bộ Cá voi có răng (Cá voi tấm sừng hàm có hai lỗ thở, Cá voi có răng có một lỗ thở). Cấu tạo răng và các kiểu rănggiúp nhận dạng một sốloài cá heo (các loài cá heo thuộc họ Phocoenidae có răng kiểu hình nấm, các loài cá heo thuộc họ Ziphiidae có hình dạng đặc biệt và rất lớn). Kích thƣớc và hình thái của tay chèo, vây lƣng ở một số loài cá voi mang những đặc điểm khác nhau (một số loài nhƣ Cá voi xám, Cá voi đầu cong, Cá voi đầu bò, Cá heo không vây không có vây lƣng, một số loài nhƣ Cá voi xanh, Các loài thuộc họ Ziphiidae có vây lƣng rất nhỏ so với tổng chiều dài cơ thể, một số loài nhƣ Cá voi lƣng gù, Cá heo tay dài có tay chèo rất lớn). Đặc điểm của da cũng là một

32

đặc điểm để nhận dạng thú biển(một số loài nhƣ Cá voi xám, Cá voi đầu bò thƣờng có các loài ký sinh trên da tạo thành những bƣớu màu trắng, các loài thuộc họ Balaenopteridae vùng da dƣới cổ có các rãnh sâu chạy dài xuống bụng, một số loài nhƣ Cá voi lƣng gù, Cá voi xám, Cá heo không vây trên da xuất hiện các bƣớu hoặc đốm nhỏ).Hình dạng và kích thƣớc mỏcũng có thể là đặc điểm để nhận dạng thú biển(các loài thuộc họ Delphinidae có mỏ khá dài, các loài thuộc họ Phocanidae có mỏ ngắn). Màu sắc và các hoa văn trên cơ thể của một số loài cũng mang những nét đặc trƣng (cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng khi trƣởng thành có màu hồng, một số loài cá heo trong giốngDelphinus có các sọc lửa đặc trƣng trên cơ thể, Cá heo đốm nhiệt đới trƣởng thành tận cùng mõm có màu trắng, Cá voi nhỏ trên vây có màu trắng). Nói chung rất nhiều đặc điểm đặc trƣng ở các loài thú biển có thể đƣợc sử dụng để phân biệt với những loài khác [12].

Hình thái của hộp sọ:Hộp sọ của thú biển đƣợc các nhà phân loại học sử dụng nhƣ một phần quan trọng để định loại các loài thú biển. Hộp sọ của các loài khác nhau mang những đặc trƣng khác nhau. Các loài cá voi thuộc họ Balaenopteridae có hộp sọ lớn với các xƣơng cửa, xƣơng hàm trên, xƣơng hàm dƣới rất lớn, hai xƣơng hàm dƣới không dính với nhau. Các loài cá heo thuộc họ Delphinidae có xƣơng cửa, xƣơng hàm trên và xƣơng hàm dƣới khá dài so với tổng chiều dài hộp sọ, ngƣợc lại các loài thuộc họ Phocoenidae có các xƣơng hàm trên, xƣơng cửa, xƣơng hàm dƣới khá ngắn; Các loài nhƣ cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng (Sousa chinensis), loài Cá heo răng nhám (Steno beredalensis)có phần dính của xƣơng hàm dƣới khá dài bằng 1/3 tổng chiều dài của xƣơng hàm. Các số đo đƣợc thu thập về bộ xƣơng thú biển đƣợc tính toán các tỷ lệ có thể giúp nhận dạng một số loài thú biển [8].

b) Đặc điểm nhận dạng một số họ thú biển thuộc Bộ Cá voi

 Họ Eschrichtiidae (Họ cá voi xám):

Thuộc Phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có khoảng 150 tấm lƣợc sừng, trên cơ thể có nhiều đốm màu xám, vùng da dƣới cổ

33

không có các rãnh sâu chạy dài tới rốn, miệng tƣơng đối phẳng, trên lƣng không có vây (hình 2.2 a). Hộp sọ của Họ Cá voi xám tƣơng đối lớn, hai xƣơng hàm dƣới không dính với nhau, xƣơng hàm trên nhìn từ bên khá cong, phần sau hộp sọ có hai hố lõm, xƣơng mũi rất lớn bằng 1/5 chiều rộng gốc mỏ (hình 2.2 b) [8].

(a) (b) Hình 2.2. Đặc điểm Họ Eschrichtiidae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Banaenopteridae (Họ Cá voi lƣng xám):

Thuộc phân bộ Cá voi tấm sừng hàm, tất cả các loài khi trƣởng thành đều có kích thƣớc lớn hơn 7 mét, có hai lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm mang nhiều tấm lƣợc sừng, vùng da dƣới cổ có các rãnh sâu chạy dọc theo bụng, trên lƣng có một vâyhoặc bƣớu (hình 2.3 a). Hộp sọ tƣơng đối lớn, hai xƣơng hàm dƣới không dính lại với nhau, mỏ nhìn từ bên tƣơng đối phẳng, xƣơng mũi nhỏbằng khoảng 1/10 chiều rộng gốc mỏ (hình 2.3 b)[8].

34 (a) (b) Hình 2.3. Đặc điểm Họ Banaenopteridae (a –cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Physeteridae (Họ Cá nhà táng):

Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Cá nhà táng có hình dáng rất thô, đầu hơi vuông và to, môi dƣới nhỏ và ngắn hơn môi trên nhiều. Toàn thân có mầu nâu đen, nhƣng viền miệng có màu trắng, bụng và hai bên lƣng cũng có những vệt màu trắng. Trên lƣng không có vây điển hình (hình 2.4 a). Hộp sọ của Cá nhà táng có kích thƣớc lớn, nhìn trực diện có một hố lõm lớn, xƣơng mũi không đối xứng, trên mỗi hàm mang nhiều răng (hình 2.4 b) [8].

35 (b) Hình 2.4. Đặc điểm Họ Physeteridae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Kogiidae (Họ Cá nhà táng nhỏ):

Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá nhà táng nhỏ có một lỗ thở trên đầu, mỏ ngắn, trán khá vuông, môi dƣới nhỏ hơn môi trên rất nhiều, có một vây lƣng nằm ở khoảng sau, kích thƣớc tối đa đạt 3 mét (hình 2.5 a). Hộp sọ có hai xƣơng hàm dƣới dính lại bằng một đoạn có chiều dài < 30% tổng chiều dài xƣơng hàm dƣới, xƣơng mũi không đối xứng có một lỗ nhỏ và một lỗ lớn (hình 2.5 b) [8].

(a)

(b)

Hình 2.5. Đặc điểm họ Kogiidae

(a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Delphinidae (Họ Cá heo mõm dài):

Thuộc Phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm dài có một lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có nhiều răng hình nón, có một mỏ dài phân biệt với trán, trên lƣng có một vây lƣng nằm ở giữa lƣng (hình 2.6 a). Hộp sọ của Họ Cá heo mõm dài có hai xƣơng hàm dƣới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ tƣơng đối dốc, chia làm hai phần rõ ràng (hình 2.6 b)[8].

36 (a) (b) Hình 2.6. Đặc điểm Họ Delphinidae (a – cơ thể; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)  Họ Phocoenidae (họ Cá heo mõm ngắn):

Thuộc phân bộ Cá voi có răng. Họ Cá heo mõm ngắn có một lỗ thở trên đầu, trên mỗi hàm có nhiều răng hình nấm (một số loài hàm trên không có răng). Đầu khá tròn, môi trên và môi dƣới tƣơng đƣơng nhau (hình 2.7 a). Hộp sọ có mỏ ngắn, hai xƣơng hàm dƣới dính lại với nhau, nếu nhìn ngang hộp sọ có phần xƣơng mũi nhô lên cao (hình 2.7 b) [8].

(a)

(b)

Hình 2.7. Đặc điểm họ Phocoenidae

(a –cơ thê; b – hộp sọ) (theo FAO, 1994)

37

Chƣơng 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thú biển trong khu vực nghiên cứu

3.1.1. Mẫu vật thu tại Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh đã thu đƣợc 7 mẫu, qua phân tích đã xác định đƣợc 4 loài bao gồm: Cá heo lƣng gù Thái Bình Dƣơng (Sousa chinensis), Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides), Cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) và Cá voi xám (Eschrichtius robustus) (hình 3.1).

Mẫu BTL01

(Cá heo không vây) (Cá heo không vây) Mẫu BTL02 (Cá heo không vây) Mẫu BTL03

Mẫu BTL06

(Cá heo lƣng gù Thài Bình Dƣơng) (Cá heo mũi chai) Mẫu BTL04

Mẫu BTL05 (Cá heo không vây)

Mẫu BQN01 (Cá voi xám)

38

Số đo một số hộp sọ và bộ xƣơng(BTL04, BTL05 và BQN01) của các mẫu vật thu tại Quảng Ninh đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2 dƣới đây.

Bảng 3.1. Số đo một số mẫuhộp sọ ở vƣờn Quốc gia Bái Tử Long

Stt Số đo

BTL04 (Cá heo mũi chai)

(mm)

BTL03

(Cá heo không vây) (mm) 1 CBL 471 291 2 LR 267 93 3 WBR 118 114 4 WRS 91 89 5 WRM 77 75 6 WPM 41 28 7 WRT 57 60 8 DRE 312 152 9 GPR 214 210 10 GPS 231 243 11 LSO 211 207 12 GWN 58 43 13 GWP 90,35 73 14 GPW 195 194 15 ILB 145 114 16 GL 104 75 17 GPF 75 45 18 DNS 13 10 19 LPO 75 60 20 LAO 59 67 21 DRI 325 132 22 GWZ 239 229 23 JG 33 50 24 PG 60 53 25 GWI 60 60 26 GLP 68 89 27 LPL 237 102 28 LLTR 240 105 29 LLM 423 192 30 HM 84 69 31 LMF 133 116

39

Bảng 3.2. Số đo bộ xƣơng Cá voi xámở Bảo tàng Quảng Ninh (mẫu BQN01)

Stt Thông số Đơn vị (cm)

1 Chiều dài tổng số bộ xƣơng 1400

2 Chiều dài hộp sọ (CBL) 315

3 Chiều dài xƣơng hàm trên bên phải 219

4 Chiều dài xƣơng hàm trên bên trái 215

5 Chiều dài xƣơng cửa phải 255

6 Chiều dài xƣơng cửa trái 250

7 Chiều rộng bản của xƣơng hàm trên bên phải 46 8 Chiều rộng bản của xƣơng hàm trên bên trái 46

9 Chiều dài xƣơng hàm dƣới bên phải 276

10 Chiều dài xƣơng hàm dƣới bên trái 278

11 Chiều rộng bản của xƣơng hàm dƣới bên phải 47 12 Chiều rộng bản của xƣơng hàm dƣới bên trái 42

13 Chiều dài hốc tai bên phải 119

14 Chiều rộng hốc tai bên phải 115

15 Tổng số đốt sống 53 đốt

16 Tống số đốt sống cổ 7 đốt

17 Tổng số đốt sống ngực 14 đốt

18 Tổng số đốt sống thắt lƣng và đuôi 32 đốt

19 Chiều cao của xƣơng bả vai bên phải 83

20 Chiều cao của xƣơng bả vai bên trái 82

21 Chiều rộng của xƣơng bả vai bên phải, tính từ mỏm cùng 92 22 Chiều rộng của xƣơng bả vai bên trái, tính từ mỏm cùng 92 23 Chiều rộng của xƣơng bả vai bên phải, tính từ xƣơng quạ 110 24 Chiều rộng của xƣơng bả vai bên trái, tính từ xƣơng quạ 110 25 Chiều dài giữa anterior tới xƣơng vẩy bên phải 119 26 Chiều dài giữa anterior tới xƣơng vẩy bên trái 115

27 Chiều dài của xƣơng vẩy bên phải 41

28 Chiều dài của xƣơng vẩy bên trái 44

29 Chiều dài xƣơng sƣờn số một bên phải 107

30 Chiều dài xƣơng sƣờn số một bên phải 106

Từ những số liệu này có thể thấy rằng cả ba bộ xƣơng trên đều là những cá thể trƣởng thành. Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý tại vƣờn Quốc gia Bái Tử Long cũng nhƣ một số ngƣời dân sinh sống trong khu vực cho rằng vùng biển Quảng Ninh hàng năm vẫn có sự xuất hiện của cá heo với số lƣợng khoảng vài cá thể trong khu vực lạch Cái Quýt thuộc vƣờn Quốc gia Bái Tử Long, ngoài ra còn có Rái cá

40

cũng từng đƣợc phát hiện trong khu vực biển Vân Đồn (tuy nhiên, các thông tin này chƣa đƣợc kiểm chứng, trong quá trình nghiên cứu học viên cũng không phát hiện mẫu vật của loài này tại vùng biển Quảng Ninh).Hiện nay, một bộ xƣơng cá heo đang đƣợc trƣng bày tại vƣờn Quốc gia Bái Tử Long có tên khoa học là

Lagenodelphis hosei(Cá heo bụng trắng) nhƣng kết quả phân tích cho thấy mẫu vật này là của loài Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides). Cũng tƣơng tự nhƣ vậy tại Bảo tàng Lịch sử Quảng Ninh có trƣng bày một bộ xƣơng cá voi có tên khoa học là Banaenoptera physalus (Cá voi vây) nhƣng khi tiến hành nghiên cứu kỹ kết quả cho thấy bộ xƣơng này thuộc về loài Cá voi xám (Eschrichtius robustus). Đây là một kết quả rất có ý nghĩa bởi vì là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của Cá voi xám tại vùng biển của Việt Nam, kết quả này sẽ bổ sung thêm loài Cá voi xám cho danh lục thú biển của Việt Nam. Theo tài liệu của IUCN loài Cá voi xám chỉ phân bố ở vùng biển phía tây Hoa Kỳ, một số ít phân bố ở vùng biển phía đông nƣớc Nga. Hàng năm chúng di chuyển xuống giáp đảo Hải Nam của Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Sự có mặt của Cá voi xám ở vùng biển Việt Nam sẽ mở rộng thêm vùng phân bố cho loài Cá voi xám này.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)