Hư hỏng trên lá cả

Một phần của tài liệu Những hư hỏng có thể có của rau ăn lá và hướng xử lý và tận dụng (Trang 29)

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây hư hỏng trên lá cải thường là các loài bọ nhảy có tên khoa học là Phyllotetra striolata (có nơi gọi rầy đen), thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), họ ban miêu (Chrysomelidae), phân bố nhiều nước trên thế giới và phá chủ yếu ở các cây họ thập tự.

Bọ nhảy trưởng thành kích thước tương tự hạt vừng, dài khoảng 2mm, cánh cứng màu đen, giữa mỗi cánh có một vạch màu vàng nhạc, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhảy dài nên gọi là bọ nhảy sọc cong.

Trứng rất nhỏ, màu vàng nhạt đẻ trên mặt đất gần gốc cây. Sâu non màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi. Sâu non đẩy sức dài khoảng 5 - 6 mm, sống và làm nhộng dưới đất.

Bọ nhảy trưởng thành hoạt động ban ngày, ban đêm, vào những ngày có mưa bọ nhảy ẩn núp dưới tán lá hoặc trong nõn cây. Bọ nhảy có tính giả chết, khi bị động nhảy rất nhanh.

Vòng đời trung bình 60 - 80 ngày, trong đó thời gian sâu non 30 - 35 ngày, nhộng 20 - 25 ngày, bọ trưởng thành có thể sống 15 - 20 ngày.

Thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau - thậm chí có thể gây mất trắng nếu không phòng trừ kịp thời. Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng. Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.

Đặc điểm phát sinh

Bọ nhảy phát sinh và phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, mật độ giảm đi hi ttrời mưa nhiều, ở các tỉnh phía Bắc bọ nhảy sọc cong phát sinh nhiều vào hai đợt tháng 3 - 5 và 7 - 9, trong đó đợt đầu mạnh hơn, ở các tỉnh phía Nam bọ xuất hiện nhiều trong các tháng 2,3, 4.

Một phần của tài liệu Những hư hỏng có thể có của rau ăn lá và hướng xử lý và tận dụng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w