Xác định lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH (Trang 51)

GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh

4.1. Dự báo nhu cầu giao thông vận tải đƣờng bộ đến năm 2020

4.1.1. Tình hình gia tăng phương tiện vận tải đường bộ

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện đường bộ trên toàn quốc là 13-17%/năm, trong đó xe con dưới 9 chỗ là 13-18%/năm, xe khách trên 10 chỗ là 16- 22%/năm và xe tải là 12-14%/năm. Từ năm 2011-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện đường bộ trên toàn quốc là 7-12%/năm, trong đó xe con dưới 9 chỗ là 5- 14%/năm, xe khách trên 10 chỗ là 6-12%/năm và xe tải là 8-10%/năm. Dự kiến, đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô tô các loại, trong đó xe ô tô con 1,5 triệu chiếc, xe ô tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô tải 0,8 triệu chiếc.Với tình hình này, cần hạn chế tốc độ tăng trưởng xe máy và kiểm soát sự gia tăng xe con cá nhân, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong năm 2010 khống chế tăng trưởng xe máy dưới 7%/năm (theo hướng giảm dần) và xe con 10-15%/năm; từ năm 2010 trở đi, tại các đô thị lớn, không phát triển xe máy mà phát triển mạnh vận tải công cộng. Tại Tp.HCM, từ 01/06/2010 chính thức hạn chế việc phát triển taxi, chỉ cho phép các doanh nghiệp thay thế 1 xe cũ bằng 1 xe mới. Bởi với đà tăng trưởng trên thì đến cuối tháng 6/2010, lượng taxi trên địa bàn TPHCM có khả năng lên đến con số 15.000 chiếc, vượt xa quy hoạch phát triển taxi đến năm 2020 của TP (12.700 xe).

4.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phương tiện đường bộ

Hệ thống đường bộ Việt Nam dài hơn 200.000 km, trong đó mới có khoảng 19% đường được trải nhựa, đây hiện là kênh vận chuyển chính ở trong nước nhờ giá thành rẻ và tiện dụng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 7,3% sản lượng hàng hóa và 9.7% số hành khách vận chuyển và có xu hướng tăng mạnh.

Nếu so sánh về năng lực cạnh tranh theo thang điểm từ thấp đến cao là 1 – 7 thì ngành đường bộ Việt Nam hiện nay mới đạt 2.98 điểm, đứng sau tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng như Thái Lan, Malaysia, Philippines...

Định hướng của ngành GTVT là phải phát triển trên phạm vi toàn quốc một mạng lưới đường bộ cao tốc ít nhất 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Trong số này, khu vực phía Bắc có 7 tuyến hướng tâm dài

1.099km kết nối với thủ đô Hà Nội, khu vực phía Nam được hoạch định 6 tuyến dài gần 1.000km; Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến dài 264km. Riêng thủ đô Hà Nội và TPHCM còn có thêm hệ thống đường vành đai cao tốc dài hơn 260km. Bên cạnh hệ thống đường cao tốc là mạng lưới quốc lộ dàn trải đều khắp. Tại miền Trung, ngoài các trục dọc Bắc-Nam còn chú ý hệ thống các đường ngang nối liền vùng đồng bằng ven biển miền Trung với khu vực Tây nguyên, hoặc nối các cảng biển tới cửa khẩu quốc tế qua Lào và Campuchia. Các đường ngang phải đạt chuẩn cấp III, cấp IV, phục vụ 2 làn xe.

4.1.3. Nhu cầu giao thông đường bộ trong tương lai

Với việc phát triển hệ thống các đường cao tốc và nâng cấp các tuyến quốc lộ trên cả nước tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải đường bộ phát triển trong những năm tới, giảm được tình trạng quá tải trong các dịp lễ, tết. Sự phát triển kinh tế trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng 2008 dẫn đến nhu cầu về vận chuyển hàng hóa sẽ tăng với tốc độ tương tự. Ngoài ra, khi thu nhập được cải thiện (tăng 7.8%/năm) thì nhu cầu giao thương, du lịch của người dân cũng sẽ tăng mạnh.

Song song với việc phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đảm bảo tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn đạt 25-30% trong năm 2010 và 50-60% vào năm 2020. Theo Quy hoạch đã được phê duyệt, phấn đấu đến năm 2020, vận chuyển 5,5 tỷ hành khách với 165,5 tỷ hành khách luân chuyển, tăng bình quân 11,2%/năm về hành khách luân chuyển; khối lượng hàng hóa vận chuyển là 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển, tăng bình quân 7,5%/năm về tấn luân chuyển.

Theo tính toán dựa trên số liệu dự báo của dự án Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống Giao thông vận tải Việt Nam (VITRANSS2), nhu cầu GTVT của Việt Nam từ nay đến giai đoạn 2030 sẽ tăng rất mạnh. Cụ thể, về lượt hành khách và tấn hàng hóa sẽ tăng 300% - 400% so với năm 2008. Về hành khách/km và tấn/km sẽ tăng trên 700% - 800% so với năm 2008. Đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ là 534.000 hành khách/ngày, tương đương 195 triệu hành khách/năm (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh) trong đó năng lực của các loại phương thức vận tải trên hành lang vận tải

GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh

Bắc – Nam gồm đường ô tô cao tốc 4 làn xe đạt khoảng 88 triệu hành khách/năm, tuyến đường Quốc lộ 1 nâng cấp chủ yếu phục vụ vận tải nội vùng.

Định hướng đến năm 2030 thoả mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng, êm thuận, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách đô thị.

4.2. Khả năng và cơ hội của công ty trong tƣơng lai

4.2.1. Khả năng của công ty trong tương lai

Hiện nay thương hiệu Mai Linh đã được biết đến khắp các tỉnh thành trong cả nước, là doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng đầu ở Việt Nam, có số lượng xe kinh doanh vận tải lớn nhất Việt Nam. ML phấn đấu đến cuối năm 2010 sẽ có mặt khắp 63 tỉnh thành, mở rộng các tuyến nối liền tất cả các huyện thị Việt Nam.

Tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, ML đã mạnh dạn mở rộng thị trường kinh doanh vận tải ra nước ngoài là Lào và Campuchia.

Tiềm lực tài chính vững mạnh với số vốn 700 tỷ đồng, 11 công ty con trực tiếp và 51 công ty con gián tiếp phủ khắp các tỉnh thành Việt Nam cộng với bề dày kinh nghiệm, Mai Linh có khả năng giữ vững vị trí ngọn cờ đầu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải ở Việt Nam trong tương lai.

4.2.2. Cơ hội của công ty trong tương lai

Với chính sách phát triển vận tải của Chính phủ Số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; thành lập tập đoàn vận tải có vốn của Nhà nước để phục vụ các tuyến có nhu cầu vận tải lớn như tuyến Bắc – Nam, vận tải hành khách công cộng đô thị, vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và các nhiệm vụ đột xuất khác khi cần thiết.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với nhiều hình thức như: ưu đãi tín dụng, ưu đãi sau đầu

tư mua sắm phương tiện hoặc trợ giá. Khuyến khích sử dụng phương tiện lắp ráp trong nước để vận chuyển hành khách công cộng bằng các hình thức như bán trả chậm, bán trả góp, có chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu phụ tùng, thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được…

- Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa.

Bên cạnh đó là chính sách đơn giản hóa các thủ tục trong kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm: rút gọn thành phần hồ sơ, giảm thời gian thực hiện, bỏ những yêu cầu không cần thiết… Đặc biệt, chi phí tuân thủ sáu thủ tục có thể cắt giảm đến 93% với khoản tiền tiết kiệm được 75 tỉ đồng mỗi năm cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), giảm được gánh nặng trên vai DN, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Với sự khuyến khích và hỗ trợ của Chính phủ cho các DN vận tải đường bộ, đồng thời với việc nâng cao hệ thống vận tải đường bộ mở ra cơ hội phát triển của ngành giao thông vận tải đường bộ nói chung và của công ty Mai Linh nói riêng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH (Trang 51)