3 tuổi là thời kì tự lập. Khả năng tự suy nghĩ đã hình thành nên trẻ- vẫn bám dính lấy mẹ cho đến giờ- đột nhiên trở nên tự lập hơn, bước đầu có suy nghĩ của riêng mình. Tính tự lập hình thành dần dần, ban đầu chỉ là mức tự lập một nửa, lúc
rời mẹ, lúc lại quay lại trông chờ vào sự đồng ý của mẹ, cứ như vậy lặp đi lặp lại. Thế nhưng cái một nửa này lại rất quan trọng. Việc người mẹ trợ giúp trẻ ở giai đoạn tự lập một nửa này là rất quan trọng.
3 tuổi, trẻ không muốn nhờ mẹ ra tay làm hộ hết, mà chúng muốn tự tay chúng làm lấy. Trẻ muốn tỏ ý chí của riêng mình, muốn thể hiện tâm trạng của chúng nên hay bị cha mẹ cho là “không nghe lời”, “hay chống đối”.
Ngày xưa 3 tuổi bị coi là thời kì phản kháng đầu tiên sau kì phản kháng “Đáng sợ trẻ 2 tuổi”. Nhưng thực ra không được coi đây là một kì phản kháng, mà phải nhìn nhận đó là những dấu hiệu tuyệt vời của thời kì bắt đầu tự lập, bắt đầu khẳng định cái tôi mới được. Thời kì này trẻ phải tách rời bố mẹ, tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Bố mẹ phải vui mừng thấy rằng con mình đến thời kì này đã có bản lĩnh độc lập với bố mẹ mới được. Không những thế phải giúp đỡ con tách mình khỏi bố mẹ nữa. Để được như vậy, việc quan trọng là bố mẹ truyền tới con tình yêu thương dạt dào nhất. Con hơi tách khỏi bố mẹ được một chút, nhưng nếu có được tình yêu dào dạt của cha mẹ, chúng sẽ vững bước và tự lập được.
Để được như vậy, không phải cứ để con chơi một mình mà được, mẹ phải chơi cùng với con. Trước khi con chơi với bạn khác, phải cho con có kinh nghiệm thật nhiều từ việc chơi với mẹ. Tính xã hội ở trẻ được hình thành trước tiên từ mối quan hệ mẹ-con. Để tạo dựng được nền tảng đó, cần phải đưa con ra ngoài hết mức có thể được. Hãy để trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài.
Nói như vậy, nhưng 1 đứa trẻ lên 3, tự ra ngoài, tự tích lũy kinh nghiệm là phi lí. Vẫn là mẹ phải lo lắng làm sao để tạo cho con được trải nghiệm thực tế đến mức tối đa. Ví dụ như việc quan trọng là dẫn trẻ đi thật nhiều nơi như vườn bách thú, thủy cung; đi ra biển, lên núi, cánh đồng; rồi đi chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng rau; sở phòng cháy chữa cháy, viện bảo tàng, thư viện, hiệu sách… Tuy nhiên nếu chỉ đưa trẻ đến những nơi đó không thôi thì chưa mục đích giáo dục chưa hoàn thiện. Đến những nơi đó, qua thể nghiệm trẻ phải thu nạp được những khái niệm
cho đồng thời với việc cho con trải nghiệm thực tế, phải thu hoạch được một vốn từ phong phú, năng lực phân tích, tóm tắt tổng hợp các sự vật hiện tượng. Có phương pháp yêu cầu trẻ báo cáo, kể lại những thực nghiệm của chúng là phù hợp nhất. Trẻ thực sự hiểu, biết, suy nghĩ được về sự vật là ở chỗ- trẻ kể lại được thực nghiệm của chúng bằng từ ngữ trừu tượng; trẻ có thể từ lời nói hình dung ra thực nghiệm và ngược lại trẻ có thể nhớ lại thực nghiệm bằng lời nói; Đằng sau việc trải nghiệm cuộc sống, là việc phát triển năng lực tư duy, nhờ có năng lực tư duy đó, ở trẻ sẽ hình thành khái niệm, nâng cao năng lực nhận thức…