HS: Tìm hiểu câu chuyện.

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 - Tuần 4 - Cực hot đê (Trang 36 - 38)

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 em kể việc làm tốt để xây dựng quê hương đất nước của một

người mà em biết.

3. Bài mới:

- GV giới thiệu bài: GV giới thiệu qua về bộ phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải con rồng vàng cho phim ngắn hay nhất tại liên hoan phim châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc. Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ ở thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi và hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo tội ác man

rợ của quân đội Mỹ trước công luận.– GV ghi đề bài lên bảng.

Hoạt động dạy Hoạt động học

HĐ 1: GV kể chuyện.

- GV kể lần 1 kết hợp chỉ trên bảng những con số sự kiện vụ thảm sát, tên những người lính Mĩ nhắc đến trong chuyện có kèm công việc, chức vụ và kết hợp

-HS theo dõi GV kể, quan sát, lắng nghe.

giải nghĩa từ khó hiểu trong truyện.

-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

* Lưu ý: -HS theo dõi GV kể, quan sát, lắng nghe.

Đoạn 1: Giọng chậm rãi, kết hợp giới thiệu ảnh 1: Đây là cựu chiến binh Mỹ Mai-cơ. Ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mỹ Lai.

Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ, kết hợp giới thiệu ảnh 2: Cảnh một tên lính Mỹ đang châm lửa đốt nhà. Tấm ảnh này do nhà báo Mỹ tên là Rô- nan chụp được trong vụ thảm sát Mỹ Lai.

Đoạn 3:Kể với giọng hồi hộp, kết hợp giới thiệu ảnh 3: Đây là hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm- xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mỹ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội.

Đoạn 4: Giới thiệu ảnh 4; 5. Ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác. Ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai, trước công luận, buộc toà án của nước Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.

Đoạn 5: Giới thiệu ảnh 6; 7: Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Hai người xúc động gặp lại những người dân được họ cứu sống.

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.

-Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau trước lớp (mỗi em kể 2-3 tranh)–GV nhận xét bổ sung.

-Yêu cầu HS kể theo nhóm 2 em (kể cho nhau nghe). GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. - Yêu cầu HS xung phong lên bảng thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (có thể kể không có tranh). GV nhận xét bổ sung.

(GV chỉ cần HS kể đúng cốt truyện, không nhất thiết lặp lại nguyên văn từng lời của GV)

HĐ 3: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:

-GV yêu cầu HS tự đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời để tìm hiểu nội dung câu chuyện. Nếu HS lúng túng thì GV nêu câu hỏi để HS trả lời:

H: Qua câu chuyện ca ngợi điều gì?

- GV nhận xét ý của HS trả lời và rút ra ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

-1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm.

-HS kể nối tiếp nhau trước lớp. - HS kể theo nhóm 2 em.

- HS xung phong lên bảng thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, lớp nhận xét chọn bạn kể hay.

-HS tự đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời để tìm hiểu nội dung câu chuyện.

-HS trả lời, HS khác bổ sung.

-HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.

4. Củng cố - Dặn dò:

-Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chn.

-Về nhà kể lại chuyện cho người khác nghe, chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. -Nhận xét tiết học.

______________________________________________________

Sinh hoạt cuối tuần 4

I. Mục tiêu:

- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.

- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 - Tuần 4 - Cực hot đê (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w