Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đình chu huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

Vấn đề môi trường nước đáng chú ý ở nông thôn nói chung hay ở xã Đình Chu nói riêng là nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày và nguồn nước thải.

4.2.2.1. Hiện trạng nước sinh hoạt

Mặc dù nội dung nước sinh hoạt đã vượt chỉ tiêu đặt ra trong chương trình xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí số 17 xong vẫn còn một số vấn đề sau : Qua điều tra cho thấy, nguồn nước mà các hộ gia đình sử dụng cho sinh hoạt hiện nay chủ yếu là nguồn từ giếng khoan. Ngoài ra, vẫn còn một số ít hộ gia đình sử dụng giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt. Người dân vẫn sử dụng

nguồn nước từ giếng đào là do ở thời điểm hiện tại họ chưa thấy ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Chất lượng nước trên địa bàn khá ổn định, không phát hiện thấy vấn đề gì bất thường như về màu sắc, mùi vị,…gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của người dân xã Đình Chu

Chỉ tiêu đánh giá Cách sử dụng Tổng cộng Lọc Sử dụng trực tiếp Ý kiến khác Số hộ 35 12 3 50 Tỷ lệ (%) 70 24 6 100

(Nguồn : Phiếu điều tra hiện trạng môi trường xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 07 năm 2014)

Qua bảng 4.5 cho thấy, để đảm bảo khi sử dụng đa số các hộ gia đình đã sử dụng hệ thống lọc trước khi đem sử dụng cho sinh hoạt (35/50 hộ, chiếm 70%), số còn lại họ sử dụng trực tiếp (12/50 hộ gia đình, chiếm 24%). Nguồn nước này được đánh giá là hợp vệ sinh. Tuy nhiên, hệ thống lọc của các hộ gia đình là hệ thống lọc bằng cát tự xây theo quy mô hộ gia đình còn khá đơn giản, chưa xử lý được triệt để các loại tạp chất có trong nước sinh hoạt do điều kiện kinh tế còn hạn chế. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Đình Chu:

Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc

Biểu đồ 4.2 thể hiện các cách người dân sử dụng nước cho sinh hoạt của gia đình mình : Lọc trước khi đem sử dụng, sử dụng trực tiếp hay các ý kiến khác ( để nước tự lắng xuống rồi đem sử dụng,…). Trong thời gian tới, cần khuyến khích 100% các hộ gia đình có hệ thống lọc nước để đảm bảo cho sức khỏe khi sử dụng.

4.2.2.2. Hiện trạng nước thải

Nước thải trên địa bàn chủ yếu được các hộ gia đình đổ thải ra hệ thống cống thải, số còn lại chưa có hệ thống cống thải thì thải bừa bãi ra ao, hồ,… hoặc môi trường xung quanh. Kết quả được thể hiện qua bảng dưới đây :

Bảng 4.6 : Bảng thể hiện hình thức xử lý nước thải của người dân xã Đình Chu

Chỉ tiêu đánh giá

Hình thức xử lý Tổng cộng

Thải bừa bãi

Thải bỏ theo hệ thống cống thải Ý kiến khác Số hộ 9 36 5 50 Tỷ lệ (%) 18 72 10 100

(Nguồn : Phiếu điều tra hiện trạng môi trường xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 07 năm 2014)

Bảng 4.6 cho thấy, đa số các hộ gia đình đều thải bỏ nước thải theo hệ thống cống thải (36/50 hộ, chiếm 72%). Điều này góp phần tích cực vào việc giữu gìn vệ sinh môi trường khu vực. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ thải bừa bãi.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện hình thức xử lý nước thải của các hộ dân trên địa bàn xã Đình Chu:

Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý nước thải của các hộ dân trên địa bàn xã Đình Chu, tháng 7 năm 2014

Trong thời gian tới, xã Đình Chu vẫn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nông thôn mới và hoàn thiện 100% số hộ gia đình có nước thải được thải bỏ theo hệ thống cống thải.

Bên cạnh nước thải từ sinh hoạt thì nước thải từ nhà vệ sinh cũng gây ô nhiễm môi trường không nhỏ. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đình Chu :

Bảng 4.7 : Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đình Chu, tháng 7 năm 2014

Chỉ tiêu

đánh giá Kiểu nhà vệ sinh

Tổng cộng Hố xí tự

hoại Hố xí đất Không có Loại khác

Số lượng 39 7 0 4 50

Tỷ lệ (%) 78 14 0 8 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn : Phiếu điều tra hiện trạng môi trường xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 07 năm 2014)

Qua bảng 4.7 cho thấy, có tới 78% các hộ gia đình trên địa bàn có nhà vệ sinh tự hoại, 14% có hố xí đất ; loại khác như cầu tõm, bờ ao,…vẫn còn tồn tại (chiếm 8%). Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đình Chu:

Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện các kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình xã Đình Chu – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc

Qua bảng 4.7 và biểu đồ hình 4.4, ta có thể thấy được có 0% hộ gia đình không có nhà vệ sinh. Đây là sự thay đổi đáng mừng cho môi trường khu vực và tầm ảnh hưởng quan trọng của Nông thôn mới đến nhận thức người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã đình chu huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)