0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu NCKHSPUD PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOÁ HỌC 8 (Trang 25 -25 )

1. Kết luận:

Qua việc dạy môn hoá lớp 8 có thể sử dụng thí nghiệm-thực hành đã giúp khơi dậy ở học sinh sự yêu thích môn học, điều này được thể hiện qua kết quả học tập.

+ Năm học 2003- 2005, do dụng cụ và hoá chất không có, tôi ít sử dụng các thí nghiệm - thực hành nên học sinh rất khó hiểu.

+ Năm học 2005 – 2009, do rút kinh nghiệm của năm học trước, đồng thời trường cũng được trang bị một số thiết bị, nên tôi thường xuyên sử dụng các thí nghiệm thực hành (khi trong bài yêu cầu) đồng thời áp dụng đúng phương pháp cho nên đạt được kết quả khả quan hơn.

+ Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học này, tôi được phân công dạy Hoá học 9, song tôi vẫn áp dụng những phương pháp dạy như trên, đồng thời ở những bài mới, tôi mạnh dạn cho học sinh tự tiến hành làm các thí nghiệm nghiên cứu nhiều hơn (thí nghiệm đơn giản), dưới sự hướng dẫn theo sát của giáo viên. Do các em HS lên lớp 9 đã được hình thành một số kỹ năng thực hành ở lớp 8 rồi. Nên kết quả học và sự hứng thú học bộ môn hoá cũng tăng lên rõ rệt.

Qua thời gian nghiên cứu vận dụng các phương pháp, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau:

+ Hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp nêu trên để giúp học sinh họat động tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoá học ở trường THCS. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức và đối với học sinh.

+ Phương pháp nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy độc lập của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông qua thực hành hoá học; Kiến thức và kĩ năng của các em đã được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập của học sinh không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực sự chủ động và không còn gượng ép, các em đã biết tự lĩnh hội tri thức.

Với tình hình giáo viên hiện nay đang ngày một nâng cao chất lượng, đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức sâu rộng và vững chắc, đồng thời phải tìm cho mình phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và tình hình học sinh nơi mình công

tác. Bởi vì, phương pháp dạy không phù hợp làm cho học sinh khó tiếp nhận kiến thức hoặc phương pháp sử dụng đồ dùng không phù hợp làm cho học sinh không hứng thú với bộ môn.

Theo tôi, học sinh muốn học giỏi môn hóa học thì phải có lòng yêu mến môn học, mà lòng yêu mến đó của học sinh được xây dựng từ giáo viên thông qua việc truyền thụ kiến thức, qua thao tác của thí nghiệm biểu diễn của giáo viên làm, hoặc thông qua những lần các em được tận tay làm các thí nghiệm thực hành với sự hướng dẫn của giáo viên.

Do vậy, vấn đề thí nghiệm – thực hành có vai trò rất quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh trong môn hóa học điều này giải quyết mối quan hệ “Học đi đôi với hành” của học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh mới đầu làm quen với môn Hoá học.

2. Đề xuất:

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nội dung cải cách, đổi mới giáo dục. Hoá học là môn học nghiên cứu về các chất, về sự biến hoá từ chất này thành chất khác và những hiện tượng xảy ra xung quanh sự biến đổi đó. Vì vậy việc trang bị và sử dụng thiết bị dạy học nhằm thực hiện nguyên tắc giảng dạy trực quan cho bộ môn hoá học ở trường THCS có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, trong những năm qua sau lần cấp phát hóa chất để phục vụ cho việc thay sách đến nay không có bổ sung gì thêm, trong khi các hoá chất đã hết hạn sử dụng từ lâu. Nhưng số lượng để thực hiện giờ thực hành cho tất cả học sinh được tham gia chưa đủ, chưa nói đến 1 số thiết bị dụng cụ chất lượng còn chưa cao. Tính thiết thực khoa học và sư phạm của thiết bị còn hạn chế. Phòng thực hành thì chưa chuẩn, chỉ là sử dụng tạm, ghép chung với phòng thực hành các môn khác như Vật

lý, sinh học...Điều kiện thời gian chuẩn bị cho tiết dạy, cũng như không gian thực hiện còn rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy bản thân giáo viên và học sinh còn ngại làm thí nghiệm và điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn hoá học còn chưa cao.

Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Theo tôi, ngành giáo dục tỉnh Đăk Lăk (Phòng GD&ĐT Krông Búk) nên quan tâm vài vấn đề sau:

+ Cần trang bị cho các trường về cơ sở vật chất như phòng thực hành chuẩn, để tiện trong việc tổ chức những buổi thực hành riêng cho học sinh, riêng trường học cần bổ sung lượng hoá chất mới thay thế cho lượng hoá chất đã hết hạn sử dụng.

+ Tổ chức nhiều chuyên đề dạy thực hành ở các trường THCS để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm nhằm áp dụng cho việc dạy tốt hơn.

Do thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự chỉ bảo và góp ý của hội đồng khoa học giáo dục. Chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004- 2007) môn hoá học – NXB giáo dục

- Sách giáo viên mới hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Sách bài tập mới hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Đĩa CD thực hành thí nghiệm ở trờng THCS

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu NCKHSPUD PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOÁ HỌC 8 (Trang 25 -25 )

×