Đối với UBND huyện và ban quản lý khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp diễn hồng diễn châu nghệ an (Trang 26)

- Tăng cường năng lực thể chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, giám sát về nước, xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, đảm bảo công bằng về quyền sử dụng nước. Do số lượng và chất lượng cán bộ chuyên môn về công tác quản lý môi trường còn ít và hạn chế.

- Tăng cường năng lực quản lý trong công tác bảo vệ môi trường ở các cấp từ huyện đến xã (Phường). Hiện nay công tác bảo vệ môi trường ở nơi đây đang lỏng lẻo và hầu như là chưa có. Đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về môi trường của UBND huyện đối với KCN còn bất cập như chưa có quy chế, điều lệ quản lý đối với KCN.

- Thực hiện tốt việc thu phí, thuế bảo vệ môi trường. UBND huyện chưa có văn bản đôn đốc và quản lý hoạt động kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN. Hiện nay công tác thu phí, thuế bảo vệ môi trường đối với các công ty, các cơ sở sản xuất tại KCN Diễn Hồng chưa được tốt. Các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Diễn Hồng chưa thực hiện việc đóng phí nước thải công nghiệp.

- Vận động nhân dân thực hiện tốt nguyên tắc“người gây ô nhiễm phải trả tiền, bồi thường thiệt hại”.

- Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu, đánh giá nguồn nước thải đối với cán bộ môi trường tại huyện nhà. Do chất lượng cán bộ chuyên môn về đánh giá nguồn thải còn ít và hạn chế.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo ĐTM và hoạt động sau thẩm định, tăng cường giám sát quá trình triển khai thực hiện của các doanh nghiệp ngày từ khi xây dựng. Hiện nay công tác thẩm tra, xác nhận đối với một

số bản cam kết bảo vệ môi trường còn quá sơ sài, đơn giản đặc biệt là các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường.

- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Có biện pháp xử lý nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết về bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài. Công tác đôn đốc, giám sát của huyện đối với các cơ sở hoạt động sản xuất trong KCN về việc chấp hành các quy định về luật bảo vệ môi trường còn hạn chế như việc đôn đốc các cơ sở lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất, việc thu gom quản lý nước thải …Chưa thực hiện công tác giám sát về môi trường đối với KCN.

- Rà soát lại quá trình đấu nối nước thải và nước mưa; chấp thuận điểm đấu nối cho doanh nghiệp thứ cấp xả thải vào hệ thống kết cấu hạ tầng KCN khi KCN đưa nhà máy xử lý nước thải hoạt động và được UBND tỉnh cấp phép xả thải nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận. Do việc xử lý nước thải tốn rất nhiều tiền lại mất nhiều thời gian, nên một số công ty, cơ sở sản xuất không đấu nối nguồn nước thải vào hệ thống tập trung nước thải để xử lý mà thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

- Hoàn thiện các quy chế, quy trình quản lý đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 sửa đổi và UBND tỉnh uỷ quyền để cụ thể hoá bằng quy trình ISO. Hoàn thiện quy chế phối hợp với các ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành. Do hiện nay hồ sơ thủ tục về công tác bảo vệ môi trường KCN khi đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn tất.

- Xây dựng tiêu chí về môi trường để phục vụ công tác thẩm định tiếp nhận dự án đầu tư, hạn chế tối đa nguồn phát thải ô nhiễm.

- Kiện toàn bộ máy quản lý, đề nghị Lãnh đạo Ban bổ sung nhân sự chuyên môn cho Phòng môi trường để tham gia thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm soát ô nhiễm trong KCN.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra doanh nghiệp trong triển khai thực hiện báo cáo ĐTM sau phê duyệt. Hiện tại vấn đề này chưa được thực hiện vì thế cần phải tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ hơn để đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. KCN mới làm các thủ tục như bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ giao đất nên KCN Diễn Hồng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thành lập Trung tâm quan trắc tại KCN để giám sát các hoạt động về môi trường trong các KCN, vì mức độ đưa các dự án đi vào hoạt động ngày càng tăng về số lượng; như vậy đồng nghĩa với việc chất lượng môi trường sống của nhân dân có thể bị suy giảm. Hiện tại KCN Diễn Hồng các công ty và các cơ sở xản xuất chưa có hệ thống quan trắc giám sát chất lượng nước thải hàng năm.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về Môi trường (phòng môi trường của KCN).

- Định kỳ làm báo cáo giám sát chất lượng môi trường cho toàn KCN báo cáo về Sở Tài nguyên Môi trường. Từ đó Sở nắm bắt được tình hình ô nhiễm môi trường tại KCN để kịp thời xử lí và đưa ra các biện pháp khắc phục.

- Thực hiện các biện pháp xử phạt mạnh để răn đe các cơ sở sản xuất không tuân thủ việc xử lý nước thải theo đúng quy định như: phạt tiền nặng hoặc ngưng hoạt động đối với các công ty vi phạm. Vì riêng năm 2010 UBND huyện đã xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy 30 đơn vị và 25 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nhưng xong rồi đâu lại vào đó.

- Quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Công tác quan trắc giám sát chất lượng môi trường của KCN: các đợt kiểm tra của Bộ và Sở Tài Nguyên và Môi Trường cũng đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại KCN Diễn Hồng để quan trắc.Còn về phía huyện thí chưa tiến hành quan trắc hàng năm được, do điều kiện kinh phí chi trả cho công tác này còn khó khăn.

- Tần suất giám sát 03 tháng/lần. Hiện nay tần suất quan trắc mới chỉ 1 năm 1 lần và do Sở Tài Nguyên Môi Trường thực hiện chứ về phía huyện thì chưa có. Do phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện chưa có thiết bị và cán bộ chuyên môn để thực hiện quá trình quan trắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải tại khu công nghiệp diễn hồng diễn châu nghệ an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w