I.Mục tiêu
• Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ ghề nghiệp và từ trái nghĩa. • Rèn học sinh làm bài tập chính xác.
• Học sinh có thói quen đọc kĩ yêu cầu bài trước khi làm.
II.Đồ dùng dạy và học
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ
-Gọi học sinh lên bảng lần lượt đặt câu ở bài tập trước.
-Nhận xét , cho điểm từng học sinh .
2.Bài mới :Giới thiệu bài
Hoạt động 1 :Hướng dẫn làm bài tập . Bài 1:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
-Gọi học sinh đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ
Giáo.
-Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi học sinh lên bảng làm.
-Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng. -Chữa bài , cho điểm học sinh .
*Lời giải:
Những con bê đực như những bé trai khoẻ mạnh, nghịch ngợm ăn vội vàng. -Tìm những từ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ: Rụt rè, nhỏ nhẹ, từ tốn.
+ Bạo dạn, táo bạo
+ Ngấu nghiến, hùng hục.
-Khen những học sinh tìm đựơc nhiều từ hay và đúng.
Bài 2 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập .
*Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
-Cho học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
*HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì? HS 2: Là từ người lớn
-Nhận xét cho điểm học sinh .
*Đáp án:
Đầu tiên / bắt đầu...
-3em : lên làm bài theo yêu cầu.
-1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa . -1 học sinh đọc bài. -2 học sinh lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở. -Học sinh tìm và đọc : -1học sinh đọc . -Một số cặp học sinh thực hành hỏi đáp.
Biến mất/ mất tăm... Cuống quýt / hốt hoảng...
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
-Dán 2 tờ giấy có ghi tên đề bài lên bảng.
-Chia lớp thành 2 nhóm , tổ chớc cho học sinh làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi học sinh chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng.
-Gọi học sinh nhận xét bài của từng nhóm và chốt lời giải đúng:
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nghề nghiệp Công việc Công nhân Làm ra giấy viết, vải mặc, giày
dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh...
Nông dân Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn...
Bác sĩ Khám và chữa bệnh.
Công an Chỉ đường, giữ trật tự, bảo vệ nhân dân...
Người bán hàng
Bán sách, bút, vải, bánh kẹo, đồ chơi, máy cày....
3.Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn học sinh về tập đặt câu và chuẩn bị bài sau.
-1 học sinh đọc , cả lớp đọc thầm theo.
-Quan sát và đọc thầm đề bài.
-Học sinh lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. I.Mục tiêu :
Giúp học sinh :
• Ôn luyện biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật
• Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu. • Học sinh làm bài tập chính xác và trình bày rõ ràng.
II.Đồ dùng dạy và học
• Các hình vẽ trong bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy và học .
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài.
Nêu mục tiêu , ghi tên bài .
2.Hướng dẫn ôn tập Bài 1 :
-Nêu yêu cầu của bài tập , sau đó cho học sinh tự chỉ từng hình vẽ trên bảng và đọc tên từng hình. -Giáo viên chữa bài đưa ra đáp án đúng , ghi điểm cho học sinh .
Bài 2 :
-Cho học sinh phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở.
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Vẽ hình phần a lên bảng , sau đó dùng thước để chia 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu học sinh lựa chọn cách vẽ đúng.
-Yêu cầu học sinh suy và tự làm bài phần b. -Chữa bài và cho điểm.
Bài 4 :
-Vẽ hình của bài tập lên bảng , có đánh số các phần hình.
-Hình bên có mấy tam giác, là những hình tam giác nào?
*Có 5 tam giác là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2).
-Có bao nhiêu hình tứ giác , là những hình nào? *Có 5 tứ giác đó là: hình (1+3), hình (1+2+3), hình -Đọc từng hình theo yêu cầu. -Học sinh vẽ hình theo yêu cầu. -Đọc đề bài trong SGK. -Lựa chọn cách vẽ và vẽ lên bảng vẽ. -Làm bài. -Học sinh quan sát hình vẽ. -Một số em trả lời . 1 2 3 4
(1+2+4), hình (1+2+3+4), hình (1+2+4) -Có bao nhiêu hình chữ nhật , đó là những hình nào? *Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (2+4), hình (1+3), hình (1+2+3+4) 3.Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà ôn luyện bài chuẩn bị bài sau
Soạn : ngày 04 tháng 05năm 2005.
Dạy : Thứ sáu ngày 06 tháng 05năm 2004.
Chính tả ( Nghe – viết ) ĐAØN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO. I.Mục tiêu
• Nghe và viết lại đúng , đẹp đoạn Giống như ....đòi bế trong bài Đàn
bê của anh Hồ Giáo.
• Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt ch/ tr; dấu hỏi/ dấu ngã. • Học sinh có thói quen viết bài sạch, chữ viết nắn nót cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy và học
• Bài tập 3 viết sẵn lên 2 tờ giấy.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ
-Gọi học sinh lên viết các từ ngữ theo lời giáo viên đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điển học sinh .
2.Bøài mới :Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả a.Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết .
-Giáo viên đọc đoạn văn. -Gọi học sinh đọc lại bài viết. -Hỏi
+Đoạn văn nói về điều gì ?
*Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
-2 em :
-Dưới lớp viết vào bảng con.
-Theo dõi giáo viên đọc. -2 học sinh đọc lại bài, cả lớp theo dõi bài . -Học sinh trả lời .
+Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu? *Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau
+Những con bê cái thì sao?
*Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
b.Hướng dẫn cách trình bày
+Tìm tên riêng trong đoạn văn? *Hồ Giáo.
+Những chữ nào thường phải viết hoa?
*Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
c.Hướng dẫn viết từ khó
-Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ :quấn quýt,
quẩn vào chân anh, nhảy quẩng lên, rụt rè, quơ quơ.
-Chỉnh sửa cho học sinh
d.Viết chính tả
-Giáo viên đọc cho học sinh viết theo đúng yêu cầu
e.Soát lỗi
-Giáo viên đọc lại bài , dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa .
g.Chấm bài
-Thu và chấm 10 bài . -Nhận xét về bài viết .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . Bài 2 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
-Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, học sinh đọc đọc câu hỏi, 1học sinh tìm từ.
*Ví dụ:
HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ...
-Gọi học sinh nhận xét bạn thực hành.
-Giáo viên nhận xét và đưa ra lời giải đúng . *Lời giải:
-3 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
-Nghe viết.
-Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
-1 học sinh đọc .
-Một số cặp học sinh được thực hành.
-Tiến hành tương tự với các phần còn lại.
a) chợ – chò – tròn. b) bảo – hổ – rỗi.
Bài 3 : Thi tìm từ.
-Chia lớp thành 4 nhóm , phát giấy và bút cho từng nhóm thảo luận và làm bài .
-Các nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận . -Giáo viên nhận xét , tuyên dương các nhóm tìm nhiều từ đúng và đưa ra đáp án .
a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay,
chôm chôm...
b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo,chổi....
-Yêu cầu học sinh đọc lại các từ ỉnh
3..Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà học bài , làm bài tập 3 , chuẩn bị bài sau.
-Hoạt động trong nhóm. -Cử đại diện lên trình bày
Thủ công : ÔN TẬP THỰC HAØNH. I.Mục tiê
• Giúp học sinh ôn tập lại chương làm đồ chơi.
• Rèn kĩ năng khéo tay làm đúng kĩ thuật, kích thước .
• Giáo dục học sinh thích làm đồ chơi , yêu thích sản phẩm do mình làm ra .
II.Đồ dùng dạy và học
• Giấy thủ công , kéo , hồ dán .
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra :
Chuẩn bị đồ dùng của học sinh phục vụ tiết thủ công
2.Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài . Hoạt động 2 :Hướng dẫn ôn tập.
-Cho học sinh ôn tập chương làm đồ chơi với các bài sau:
-Học sinh phải đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học .
+Làm đồng hồ đeo tay. +Làm con bướm.
+Làm đèn lồng.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hành. -Học sinh thực hành ôn tập hình thức theo tổ.
-Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày và nêu lại cách làm.
-Giáo viên theo dõi và nhắc nhở các em còn chậm.
3.Củng cố , dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết học . -Tuyên dương những em làm tốt .
-Về tập làm lại cho đẹp hơn và chuẩn bị cho bài kiểm tra. -3 học sinh nhắc lại . -Học sinh thực hành theo nhóm . -Các nhóm học sinh lên trình bày.
Tập làm văn KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN. I.Mục tiêu
• Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
• Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
• Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
II.Đồ dùng dạy và học
• Tranh minh hoạ của tiết luyện từ và câu tuần 33. • Tranh một số nghề nghiệp khác.
• Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 5 học sinh lên đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
-Giáo viên nhận xét , cho điểm học sinh làm tốt.
2.Bài mới:Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-5 em đọc bài của mình.
-Cho học sinh tự suy nghĩ trong 5 phút.
-Giáo viên treo tranh đã sưu tầm đểhọc sinh định hình nghề nghiệp, công việc.
-Gọi học sinh tập nói . Nhắc nhở học sinh phải nói rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp , công việc và ích lợi của công việc đó. -Sau mỗi học sinh nói giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Em biết gì về bố ( mẹ, chú, anh, chị...) của bạn?
*Ví dụ: Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ
sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người....
-Giáo viên sửa câu chohọc sinh nếu sai. -Cho điểm những học sinh nói tốt.
Bài 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu và để học sinh tự viết. -Gọi học sinh đọc bài của mình.
-Gọi học sinh nhận xét bài của bạn. -Cho điểm những bài viết tốt.
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài kiểm tra.
và câu hỏi gợi ý , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
-Học sinh quan sát và trả lời .
-Một số học sinh kể. -Họpc sinh trình bày lại theo ý bạn nói. -Tìm ra các bạn nói hay nhất. -HS viết vào vở. -Một số học sinh đọc bài trước lớp. -Nhận xét bài của bạn.
Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo) I.Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố :
• Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. • Tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác.
• Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng .
2.Hướng dẫn ôn tập . Bài 1 :
-Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài , sau đó gọi học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và báo cáo kết quả.
-Giáo viên nhận xét bổ sung .
Bài 2 :
-Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài . -Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
-Nhận xét bài và cho điểm học sinh .
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
*Chu vi hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm+ 5cm+ 5cm = 20cm
-Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì? *Các cạnh bằng nhau.
-Vậy chúng ta có thể tính chi vi hình tứ giác này theo cách nào nữa?
*Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4 -Chữa bài cho điểm học sinh .
Bài 4 :
-Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
*Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
*Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm =11cm
-Học sinh nghe ghi nhớ . -1 Học sinh nêu yêu cầu.
-1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập.
-Đọc tên hình theo yêu cầu. -Học sinh nêu. -1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập. -1 học sinh đọc đề . -1 học sinh nêu cách tính và tính . -Một số học sinh trả lời . -.
Bài 5 :
-Tổ chức cho học sinh thi xếp hình .
-Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiêù bạn xếp hình xong , đúng thì đội đó thắng cuộc.
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà ôn luyện bài và làm các bài tập được giao về nhà làm .