Quá trình Blow Down

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố (Trang 48)

I. Các chế độ vận hành, các thiết bị chính trong mỗi chế độ vận hành

x. Quá trình Blow Down

Khi xảy ra các tình huống khẩn cấp thì dùng Emergency Shutdown (ESD). Các tình huống nguy hiểm đó có thể là: cháy, thiết bị bị hỏng hóc nghiêm trọng. Lúc đó phải giảm áp hệ thống (blow down) bằng cách xả khí ra để đốt (vận hành bằng tay).

Đầu tiên, xác định nguyên nhân gây nên sự cố:

(1) Nguồn gây ra sự cố là gì, do lửa hay do rò rỉ ? Xảy ra ở đâu?

Dựa vào số đánh dấu báo động vùng có lửa để xác định

w. Nguồn lửa hay rò rỉ phát ra từ thiết bị nào? Vị trí của thiết bị đó? x. Thiết bị nào bị ảnh hưởng bởi sức

nóng của lửa?

y. Thiết bị nào bị hỏng nặng?

Những nguyên tắc chính khi có sự cố xảy ra:

(1) Khởi động hệ thống Emergency Shutdown (ESD), nó sẽ ngay lập tức tách nhà máy ra khỏi các đường ống vào và ra, cũng như từng khu vực nhà máy với nhau.

z. Trong trường hợp có hỏa hoạn, phải làm mát các thiết bị ảnh hưởng bởi nhiệt để tránh kim loại sẽ nóng chảy bằng cách: phun nước và dập tắt lửa với vòi cứu hỏa, phun nước, bọt khí, hay nhờ tới đội cứu hỏa.

aa. Cô lập các thiết bị chứa hydrocacbon khỏi các nguồn phát hỏa hay rò rỉ.

bb. Nếu không thể dập tắt lửa hay chỗ rò rỉ bằng các cách trên, tháo các nguồn lỏng gây cháy hay rò rỉ tới hệ thống thoát nước kín bằng tay nếu có thể.

cc. Chất lỏng chứa trong các bồn chịu ảnh hưởng của lửa không nên được tháo ra bởi vì chúng có thể hấp thụ nhiệt bằng cách bốc hơi,

do đó bảo vệ kim loại làm bồn không bị nóng chảy.

dd. Bồn chứa nguồn gây hỏa hoạn hay rò rỉ nên được hạ áp để giảm lửa hay rò rỉ.

ee. Bồn chịu ảnh hưởng của lửa hay rò rỉ không nên bị giảm áp nếu nó có chứa lỏng, vì lỏng sẽ bảo vệ bồn. Còn khi bồn không chứa lỏng thì nên giảm áp bằng tay.

Chú ý: bồn chứa lỏng không nên giảm áp nhưng người ta sử dụng van giảm áp để duy trì áp suất đã giảm trong bồn.

ff. Giảm áp bằng tay như trên sẽ được tiến hành bằng cách mở các van điều khiển có liên quan từ DCS (Distributed Control System) để xả bớt khí ra đốt. Bảng đính kèm ở dưới đây liệt kê ra tất cả các khu vực sẽ tự động được cách ly bằng ESD, cùng với những thiết bị trong mỗi khu vực đó, số đánh dấu báo động vùng xảy ra hỏa hoạn có liên quan đến mỗi thiết bị, van điều khiển áp suất khi giảm áp trong mỗi khu vực, lưu lượng của chúng, áp suất vận hành và thể tích mỗi khu vực. gg. Mức giảm áp không được vượt

qua công suất của đuốc: 212 tấn/ h đối với đốt gián đoạn và 77.2 tấn/h khi đốt liên tục. Một chỉ tiêu khác để giảm áp là giảm áp suất hệ thống còn 1 nửa trong 15 phút. Ta thấy trong bảng, lưu lượng của van điều khiển áp suất thì khá phù hợp với tiêu chuẩn, ngoại trừ PV- 502, do hệ thống này có Slug Catcher có thể tích rất lớn. Khi cần thiết thì giảm áp Slug Catcher nhưng về cơ bản thì không cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà máy chế biến khí dinh cố (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w