TÌM HIỂU VỀ CHỨNG TỪ BẢO HIỂM 1 Khái niệm bảo hiểm và chứng từ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn học Thanh toán quốc tế (Trang 56)

1. Khái niệm bảo hiểm và chứng từ bảo hiểm

Bảo hiểm

Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được bảo hiểm (insured) có trách nhiệm phải đóng một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm (insurance premium) cho đối tượng được bảo hiểm (subject_matter insured) theo các điều kiện bảo hiểm (insurance conditions) đã được quy định. Ngược lại người bảo hiểm (insurer) có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm cho các rủi ro đã bảo hiểm gây nên.

Chứng từ bảo hiểm

Những chứng từ dùng để xác nhận đã kí kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng đó, xác nhận việc trả phí bảo hiểm, thừa nhận hợp đồng bảo hiểm trên có hiệu lực và là chứng từ cần thiết khiếu nại hãng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường bảo hiểm thì được gọi là chứng từ bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm bao gồm: Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm, tất cả phải do một công ty hoặc một người bảo hiểm cấp, nếu là đại lý hoặc người được ủy quyền của họ kí phát phải ghi rõ đại lý hoặc người được ủy quyền đã kí thay, thay mặt công ty hoặc người bảo hiểm đã kí.

Nếu chứng từ bảo hiểm được phát hành từ 2 bản gốc trở lên thì phải xuất trình tất cả.

Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận khi xuất trình và khi có khiếu nại. Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng.

2. Nội dung của đơn bảo hiểm

Các điều khoản quy định trách nhiệm người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm (các điều này thường được in sẵn).

Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm thường được kí kết:

4. ISBP 681-2007-ICC

-Về giá trị bảo hiểm: nếu không quy định trong tín dụng về mức bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hàng hóa tính theo CIF hoặc CIP cộng 10% lời dự tính.

Nếu kinh doanh theo CIP thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIP Nếu kinh doanh theo CIF thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIF

Khi trị giá CIP và CIF không xác định được thì dựa vào số tiền thanh toán hoặc tổng giá trị lô hàng, tùy theo số tiền nào lớn hơn.

-Đồng tiền bảo hiểm phải thể hiện bằng đồng tiền ghi trên hợp đồng hoặc L/C

-Phải quy định rõ loại bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm: AR, WA, EPA, SRCC…Nếu đơn bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm mọi rủi ro mà có một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến hay có ghi chú tiêu đề “Mọi rủi ro”thì vẫn được xem là chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro.

-Tổng số phí bảo hiểm phải trả.

-Địa điểm hàng hóa bắt đầu được bảo hiểm và nơi hết trách nhiệm bảo hiểm như quy định trong tín dụng.

-Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó.

Giấy chứng nhận bảo hiểm có tác dụng:

Thay thế đơn bảo hiểm, làm bằng chứng về một bảo hiểm được kí kết.

Bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm của hàng hóa, là chứng từ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bao gồm những điều gần giống như đơn bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn học Thanh toán quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w