Tạo Custom Menu bar bằng Macro:

Một phần của tài liệu Tự học lập trình Access (Trang 32 - 33)

Ta có thể tạo một hệ thống Menu bar gắn liền vào một hay nhiều Form và Reports.

Quy trình sau đây mô tả các tạo trình đơn bằng Macro:

Tạo Menu bằng cách tạo ra các Macro nhóm, mỗi nhóm Macro định nghĩa cho một Menu và các lệnh (Command) trong Menu đó, thông thường, các Macro nhóm này sẽ biểu thị cho một Popup.

Ví dụ: Tạo một Popup có các mục chọn: Tạo mới Mở Lưu trữ Đóng Trong đó:

Các dấu - trong MacroName tạo ra đường phân cách giữa các mục chọn. Sau khi tạo các Macro Popup nói trên, ta sẽ tạo một trình đơn bằng Macro (chẳng hạn có tên là MCUSTOMMN) gồm có các Action: AddMenu.

Tại mục MenuName ta nhập vào chuỗi văn bản cần hiện lên trên thanh Menu:

Ví dụ: &He thong. (He thong)

Mục Menu MacroName: nhập vào tên Macro Pupup.

(Chú ý: Dấu & đứng trước ký tự nào thì ký tự đó được chọn làm ký tự đại diện, để kích hoạt ta nhấn phím Alt + Ký tự đại diện).

Sau đó quay lại Propeties của các Form, tại thuộc tính MenuBar ta nhập vào tên Macro định nghĩa ra Menu Bar:

MenuBar: MCUSTOMMN

Từ đó trở đi, khi chạy Form, thì hệ thống Menu của Microsoft Access được thay thế bằng hệ thống Menu do ta tạo ra.

Đôi khi chạy chương trình có thể có một số dữ liệu cần phát sinh được “sống” trong khi Control hoạt động, và khi kết thúc chương trình lập tức sẽ mất đi, không lưu trữ lại.

Để thực hiện điều này, Microsoft Access hỗ trợ Define Query dùng trong việc khai báo cấu trúc Table theo cú pháp:

CREATE TABLE TABLE_NAME ([FIELDNAME1] TYPE (SIZE), [FIELDNAME2] TYPE (SIZE), [FIELDNAME3] TYPE (SIZE), ...

[FILEDNAMEn] TYPE (SIZE),

CONSTRAINT INDEX1 PRIMARY KEY ([FIELDNAME1]));

Đoạn ngôn ngữ SQL trên khai báo tạo một Table có tên được chỉ ra ở Table_Name, có cấu trúc các Field và khóa mẩu tin ấn định bởi phát biểu Constraint.

Khi Query này chạy, một Table mới ngấm ngầm được tạo ra trong Container Table. Khi đó ta có thể thao tác với Table này.

Một Table được tạo ra thì có thể xóa được, để làm được việc này, ta tạo tiếp một Define Query chỉ chứa dòng lệnh:

DROP TABLE [TABLE_NAME]

Với lệnh này, Table âm thầm bị loại bỏ khỏi Container Table của Cơ sở dữ liệu.

Các Query này được gọi thông qua các Macro đơn và gán trong thuộc tính OnOpen của Forms đối với Query định nghĩa cấu trúc và tạo Table, và tại thuộc tính OnClose đối với Query thực hiện việc xóa bỏ Table.

Một phần của tài liệu Tự học lập trình Access (Trang 32 - 33)