Các phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của hệ phân tán

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của felodipin (Trang 27)

2.3.2.1.Định lượng FDP trong hệphân tán rắn và hỗn hợp vật lý

* Định lượng FDP trong hệphân tán rắn bằng phương pháp đo độhấp thụUV.

+ Dung dịch Natri laurylsulfat (NaLS) 1% trong đệm phosphat pH 6,5: hòa tan 6,42 g natri dihydrophosphat dihydrat và 7,01 g dinatri hydrophosphat decahydrat và

10,0 g NaLS trong 900ml, điều chỉnh pH đến 6,5, bổsung thể tích nước cất vừa đủ

1000 ml.

+ Dung dịch chuẩn gốc CG: cân chính xác khoảng 125,0 mg FDP vào bình định mức 50 ml, hòa tan hoàn toàn và bổsung thểtích vừa đủ đến vạch bằng methanol. Dung dịch chuẩn thêm CT: hút chính xác 1,0 ml dung dịch chuẩn gốc vào bìnhđịnh mức 25 ml, bổ sung thểtích vừa đủbằng dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5.

+ Mẫu chuẩn: Hút chính xác 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm CTvào bìnhđịnh mức 10 ml, bổsung thểtích bằng dung dịch chuẩn 10,0 µg/ml pha từdung dịch chuẩn gốc. + Mẫu thử: cân chính xác một lượng HPTR tương đương 5,0 mg FDP cho vào bình

định mức 25 ml, hòa tan hòa toàn và bổsung thể tích đến vạch bằng methanol. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch trên vào bình định mức 100 ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5. Hút chính xác 1 ml dung dịch chuẩn thêm CT vào bình định mức 10 ml bổ sung vừa đủthể tích bằng dung dịch vừa pha. Ly tâm 5000 v/p/10p. Thu lấy dịch trong, đo độhấp thụ ở bước

sóng hấp thụ cực đại (363,2 nm), mẫu trắng là dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5.

+ Xác định hàm lượng của FDP theo công thức:

% FDP =

( × × )×

× ×100 (%)

Cc: nồng độdung dịch chuẩn (19 µg/ml)

Dt, Dc: độhấp thụquang của mẫu thửvà mẫu chuẩn m: khối lượng mẫu thử (μg)

* Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

+ Pha động: Acetonitril: H2O = 80: 20

+ Detector: UV 234 nm.

+ Cột: C18 Phenomenex (4,6 mm × 25 cm; 5 µm).

+ Tốc độdòng: 1ml/phút.

+ Thểtích tiêm: 20 µl.

+ Dung dịch chuẩn: pha dung dịch chuẩn gốc 2,0 mg/ml FDP chuẩn trong methanol. Pha dãy các dung dịch thứ cấp có nồng độ lần lượt là: 0,5; 1,0; 2,0; 4,0; 8,0; 12,0; 16,0; 20,0 µg/ml với dung môi pha loãng là phađộng.

+ Dung dịch thử: cân chính xác một lượng mẫu thử (HPTR, HHVL) tương đương

với 5,0 mg FDP vào bình định mức 50 ml, hoà tan trong khoảng 30 ml pha động, siêu âm 5 phút, cho tan hoàn toàn, bổ sung thể tích vừa đủ bằng pha động. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch trên vào bình định mức 50 ml, bổ sung đến vạch bằng

pha động.

+ Tính toán kết quả:% FDP = × ×

× x 100 (%)

Cc: nồng độ dung dịch chuẩn (10,0 μg/ml) (μg/ml)

St, Sc: diện tích pic dung dịch thử và dung dịch chuẩn 10,0 μg/ml (mAU)

m: khối lượng mẫu thử (μg)

2.3.2.2.Phương pháp đánh giá độ tan của felodipin nguyên liệu, trong hỗn hợp vật

Pha dung dịch PLX 1% trong nước, cân một lượng HPTR, HHVL và FDP nguyên liệu tương đương với khoảng 30 mg FDP vào bình nón có nút mài. Thêm vào bình chính xác 100,0 ml dung dịch PLX 1%, đậy kín nút, lắc đều ở môi trường

nhiệt độ 37oC trong 24h. Sau 24h, lấy các dung dịch đem ly tâm 5000 v/p/10p, thu

lấy dịch trong, pha loãng bằng dung dịch PLX 1% đến nồng độkhoảng 20,0 µg/ml. Ly tâm dung dịch thu được 5000 v/p/10p, thu lấy dịch trong đo độ hấp thụ ở bước sóng hấp thụcực đại (361,4 nm).

+ Tính toán kết quả: Độtan = × × (μg/ml)

C: nồng độdung dịch chuẩn (µg/ml)

Dt, Dc: độhấp thụquang của dung dịch thửvà dung dịch chuẩn. K: hệsốpha loãng.

2.3.2.3. Phương pháp đánh giá độ hòa tan felodipin từ hệ phân tán rắn, hỗn hợp

vật lý.

-Điều kiện

+ Thiết bị giỏ tĩnh cánh khuấy theo USP 32. Mẫu thử (HPTR) tương đương 5,0mg

FDP chứa trong một túi lọc nhỏ được hàn kín và đặt trong giỏkim loại nhỏ và được nhúng chìm trong dung dịch thử độhòa tan.

+ Dung dịch môi trường: 500ml dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5. + Nhiệt độ37 ± 0,5oC.

+ Tốc độkhuấy 50 vòng /phút.

+ Thời điểm lấy mẫu: 0,5h, 1h, 2h, 3h, 4h, 5h.

- Dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5, dung dịch chuẩn gốc CG, dung dịch chuẩn thêm CT, dung dịch chuẩn 10,0 µg/ml: chuẩn bị như phần định lượng. - Dung dịch thử: tại các thời điểm quy định hút 12,0ml dịch hòa tan, bổ sung 12,0

ml môi trường.

- Tiến hành:

+ Mẫu thử: ly tâm 5000 v//p/10p dịch hòa tan. Hút 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm vào bình định mức 10 ml, bổsung vừa đủthể tích bằng dịch hòa tan tương ứng đã ly tâm.

+ Mẫu chuẩn: hút 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm vào bình định mức 10 ml, bổ sung

vừa đủthểtích bằng dung dịch chuẩn 10 µg/ml.

+ Đo độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu chuẩn ở bước sóng hấp thụ cực đại (363,2

nm). - Tính toán kết quả: + Nồng độ FDP chưa hiệu chỉnhởlần hút thứn: Cno=( × × 10 100)/9 Cno: nồng độ FDP chưa hiệu chỉnh của lần hút thứn (µg/ml) Cc: nồng độFDP trong mẫu chuẩn (19μg/ml) Dt, Dc: độhấp thụquang của mẫu thửvà mẫu chuẩn Nồng độFDP sau khi hiệu chỉnhởlần hút thứn: Cn= Cno+ Cn-1 Cn: Nồng độFDP sau khi hiệu chỉnhởlần hút thứ n (μg/ml). Cno: nồng độ FDP chưa hiệu chỉnh lần hút thứ n (μg/ml). V0: thểtích của dịch hòa tanđã hút (V0= 12 ml). V: thể tích môi trường thửhòa tan (V= 500 ml).

Phần trăm FDP hòa tan tại thời điểm t được tính theo công thức:

% FDP = x100 (%)

Cn: nồng độ FDP đã hiệu chỉnhởlần hút thứn (µg/ml)

m: khối lượng FDP trong mẫu (µg).

Mỗi mẫu thử 3 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả được báo cáo là kết quả trung bình.

X: phần trăm giải phóng trung bình của các mẫu tại một thời điểm (%)

X = (%)

Xi: phần trăm giải phóng của mỗi mẫu tại một thời điểm (%).

n: cỡmẫu (n=3).

2.3.2.4.Phương pháp nhiễu xạ tia X đánh giá mức độkết tinh trong hệphân tán rắn

Mẫu phân tích được nghiền mịn, nhiễu xạ tia X được ghi với góc quét 5-50o(2θ) ở

tốc độquét 0,030o/phút và nhiệt độ25oC.

2.3.2.5.Phương pháp đánh giá độ ổn định

- Bảo quản mẫu: HPTR sau khi bào chế được nghiền mịn và bảo quản trong nhiều túi nhôm nhỏ được hàn kín. Mẫu trong túi nhôm đủ để đánh giá các chỉtiêu nêu trên và chỉ được dùng trong một lần. Các túi nhôm được bọc kín bằng túi nilon sau đó

đem bảo quảnởnhững điều kiện quy định.

- Bảo quản mẫuở 2 điều kiện sau

+ Điều kiện lão hóa 40±2oC, độ ẩm 75%.

+ Điều kiện thực (bảo quản trong phòng thí nghiệm).

Kiểm tra mẫu sau thời gian bảo quản về các chỉ tiêu về hình thức (theo cảm quan), định tính, định lượng,độ tan, độhòa tan và trạng thái vật lý (qua phổnhiễu xạtia X) so sánh với mẫu ban đầu.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn của felodipin (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)