Khái niệm Thánh Mẫu

Một phần của tài liệu Nhân vật xấu xí mà tài ba trong chuyện cổ tích các dân tộc Việt Nam (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Khái niệm Thánh Mẫu

Trong đông đảo các Nữ thần không phải ai cũng đƣợc tôn xƣng là Mẫu và càng ít Thánh Mẫu. Vũ Ngọc Khánh trong Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam

điểm tên 19 Thánh Mẫu nhƣng chỉ những Thánh Mẫu tiêu biểu mới có truyền thuyết. Trong Đạo Thánh ở Việt Nam [28], ông điểm tên 21 Thánh Mẫu và nhiều Thánh Mẫu chỉ đƣợc giới thiệu bằng vài dòng ngắn gọn. Tác giả không hề trình bày cơ sở pháp lý (dựa vào thần tích, thần phả chẳng hạn) của việc xác lập nên danh sách Thánh Mẫu này, qua cả hai cuốn sách.

Thực chất trong những con số một vài chục này, chỉ có năm, bảy Thánh Mẫu xứng đáng với danh xƣng Thánh Mẫu. Đã là Nữ thần, vị nào cũng có công tích nhưng những Nữ thần xứng đáng với danh xưng Thánh Mẫu không những có vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức lẫn tâm hồn, trí tuệ và sức mạnh mà còn là

26

những nữ thần siêu nhiên hiển hách oai linh và là những Thánh Mẹ với tấm lòng nhân đạo bao la. Tƣơng ứng với ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ lần lƣợt có các Nữ

thần Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Linh Sơn Thánh

Mẫu. Ngoài ra, ở Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu còn có chị em là Chúa Xứ Thánh Mẫu. Vũ Ngọc Khánh không xếp Bà chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vào hệ thống Thánh Mẫu, trong khi nhiều nhà nghiên cứu không chỉ công nhận Bà chúa Xứ là Thánh Mẫu của An Giang mà còn của cả Nam Bộ. Chúng tôi cũng tán thành với quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Minh San: “Có quan niệm cho rằng Bà chúa Xứ chính là Bà chúa hoa Sứ (tức hoa đại) một trong những loài cây bất tử (mía, đa, si, dâu) hay trồng nơi khuôn viên đền, phủ ở các tỉnh phía Bắc. Theo chúng tôi, Bà chúa Xứ chính là vị Thần Mẹ xứ sở - Đức Mẫu (Địa Mẫu) nhƣ quan niệm ngoài Bắc, nhƣng trong Nam có thói quen gọi ngƣời phụ nữ tôn quí bằng Bà, vì thế vị Mẫu ở Nam đƣợc gọi là Bà” [46; 30].

Ngoài ra các Mẫu trong Đạo Tam Phủ (ba cõi Trời, cõi Non, cõi Nƣớc) và Tứ phủ (bốn Phủ, 4 cõi: cõi Trời, cõi Non, cõi Nƣớc, cõi Trần gian) đều đƣợc gọi là Thánh Mẫu. Mẫu cửu trùng (Thƣợng Thiên Thánh Mẫu) cai quản cõi Trời, Thƣợng Ngàn Thánh Mẫu cai quản cõi Non, Thánh Mẫu Thoải cai quản cõi Nƣớc, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Địa Tiên Thánh Mẫu (cai quản cõi nhân gian) nhƣng Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có thể hóa thân vào tất cả các Thánh Mẫu khác của Tứ phủ, bà là vị Thánh trung tâm và là vị Thánh của quyền uy tối thƣợng trên điện thờ Mẫu.

Cá biệt, bà Ỷ Lan là bậc Mẫu nghi thiên hạ, có công lớn trong việc chăm lo quốc thái dân an, làm nên hậu phƣơng vững chắc để vua Lý Thánh Tông dốc sức đánh bại Chiêm Thành. Sau khi bà mất, nhân dân tôn bà lên hàng Thánh Mẫu (còn một vài trƣờng hợp nhà vua phong cho mẹ mình là Thánh Mẫu thì quan niệm này không phải là quan niệm của nhân dân ). Do vậy, trong quan niệm dân gian thì Thánh Mẫu là danh xƣng dành cho các Mẫu thần ở địa vị tối cao trên điện thờ hoặc là vị Mẫu thần cai quản cả một vùng rộng lớn (Bà Chúa Xứ, Bà Đen ở Nam bộ).

27

(Thống kê từ Các Nữ thần Việt Nam [14]; Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam [29])

Nữ thần là thiên thần Nữ thần Nữ thần là thần thiên nhiên Nữ thần mặt trời và mặt trăng; Nữ thần Lửa; Nữ thần Lúa; Nữ thần Vàng; Hậu thổ nguyên quân: bà Cây; Kỳ thạch phu nhân: bà Đá; Thai Dƣơng phu nhân

Nữ thần nghề mộc; Bà Nữ Oa; Bà Tồ Cô; Nàng Bân; Ả Chức; Mƣời hai bà Mụ; Bà chúa Mót Nữ thần nhân thần Nữ thần là anh hùng chống giặc ngoại xâm

Bà áo the; Ngƣời vú thúng; Trƣng nữ vƣơng; Bình Khôi công chúa; nàng Ả Chạ; Nàng A; Bà chúa Bầu; Xuân Nƣơng; Bát Nan công chúa; Ngọc Quang công chúa; Thiều Hoa công chúa; Phật Nguyệt công chúa; Bà Triệu; Bà Chén; Ả Đại Nƣơng; Bạch Xà Nƣơng; Quế Nƣơng và Dung Nƣơng; Nữ thần chín tuổi Trần Ngọc Hoa; Bà chúa giữ kho; Bảo Linh Thánh Nƣơng; Ngô Thị Nƣơng Nƣơng; Hồ Ly phu nhân; Nàng chim Thƣớc; Bà Hiển Nhân; Bà Lƣơng; Nàng Han

Nữ thần là tổ nghề

Bà chúa Vót; Bà chúa Tằm: Quỳnh Hoa công chúa; Bà chúa Thiên Niên; Mãn đào Hoa công chúa; bà chúa Mía

Nữ thần là những anh hùng liệt nữ khác

- Mở mang bờ cõi, cứu trợ, làm giàu cho dân: Tiên Dung mị nƣơng; Bà Mị Châu (tì nữ của Huyền Trân công chúa); bà Bảo Ngũ; Bà Tri Chỉ; Bà Khổng Ôn; Nữ thần mƣời hai tay; - Tấm gƣơng về lao động: Bà chúa Tó; Bà chúa dệt: Thụ La công chúa; Bà chúa Muối; Hoàng hậu Bạch Ngọc; - Tấm gƣơng về tinh thần ngoan cƣờng: Nàng Mứn; Bà thiếu phó (Bùi Thị Xuân); Từ Nhị Khanh; Phƣơng Hoa; Hoàng Cô Tế Minh; Bà Sở; Chế Thắng phu nhân; Phù Anh công chúa; - Tấm gƣơng học vấn: Phù gia học sĩ; Bà Kiệt Đặc; Bà Pháp Tính: Bà chúa Kim Cƣơng

Mẫu thần Thánh Mẫu

Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Quốc Mẫu Âu Cơ; Phật Mẫu Man Nƣơng; Đổng Xung Thiên thần Vƣơng Mẫu (mẹ Thánh Gióng) Thánh Mẫu Thoải, Thƣợng Thiên Thánh Mẫu, Thƣợng Ngàn Thánh Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Thiên Y A Na Thánh Mẫu; Chúa Xứ Thánh Mẫu; Linh Sơn Thánh Mẫu; Ỷ Lan Thánh Mẫu

28

Nƣ̃ thần Việt Nam , bên cạnh các thần tƣ̣ nhiên còn có rất nhiều các vị thần có nguồn gốc tƣ̀ các nhân vật lịch sử có thực. Trong số các nhân vật lịch sử có thực thì phần lớn họ đƣợc phong thần nhờ công lao chống giặc ngoại xâm. Nguyên do là lịch sử Việt Nam gắn liền với đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra có một số vị Nữ thần có nguồn gốc là tổ nghề, còn lại là những vị Nữ thần có nguồn gốc tƣ̀ những ngƣời phụ nữ là tấm gƣơng về học vấn hay lao động hay tinh thần tiết liệt.

Các Mẫu và Thánh Mẫu không vị nào có nguồn gốc là thần tự nhiên mà đều có nguồn gốc là nhân thần – nhân vật lịch sử có thực và nhân vật huyền thoại. Đó là do ngƣời đời sau thêu dệt nên những huyền thoại về các Mẫu tự nhiên (Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thƣợng Ngàn…), tạo nên sự tích về những ngƣời vợ, ngƣời mẹ cụ thể. Vì thế các Mẫu và Thánh Mẫu thƣờng trở thành nhân vật của truyền thuyết mà không phải là nhân vật của thần thoại.

1.4. Đạo Mẫu: Điện thờ, truyền thuyết, nghi lễ và lễ hội

1.4.1. Điện thờ Đạo Mẫu

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh “gạt bỏ nhƣ̃ng sai biệt có tính địa phƣơng , chắt lọc lấy nhƣ̃ng cái chung” đã đƣa ra “một hệ thống điện thần Đạo Mẫu nhƣ sau:

- Ngọc hoàng

- Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu)

- Ngũ vị Vƣơng Quan (từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ), thƣờng ngƣời ta xếp Đức Thánh Trần vào hàng các Quan

- Tƣ́ vị Chầu Bà hay Tứ vị Thánh Bà là hóa thân trực tiếp của Tam tòa Thánh Mẫu

- Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo thứ tự từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ) - Thập nhị Vƣơng Cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thập nhị vƣơng Cậu (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12) - Quan Ngũ Hổ

- Ông Lốt (rắn) [57; 22]

Đạo Mẫu hay còn gọi là Đạo Tƣ́ Phủ hay Tam Tòa Thánh Mẫu xuất phát tƣ̀ tục thờ Nƣ̃ thần, Mẫu thần. Tƣ̀ “một tín ngƣỡng vốn tản mạn , rời rạc, nay bƣớc đầu có một hệ thống tƣơng đối nhất quán về điện thần với các phủ , các hàng tƣơng đối rõ rệt . Một điện thần với h àng mấy chục vị đã dần quy về một vị thần cao nhất là Thánh Mẫu.” [57; 16]

29

Dạng thức Đạo Tứ Phủ tiêu biểu ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ còn ở Nam Trung bộ và Nam bộ thì tồn tại ở dạng thƣ́c hỗn dung thờ Mẫu và Nƣ̃ thần .

Đạo Mẫu ở Bắc Trung bộ mà trung tâm là Điện Hòn Chén khuôn theo Đạo Tƣ́ Phủ. Nhƣng bốn cõi của Đạo Tứ Phủ ở miền Trung và hệ thống thần linh của Đạo Tứ Phủ miền Trung có những khác biệt với Đạo Tứ Phủ miền Bắc. Theo quan niệm của tín đồ Đạo Mẫu ở miền Trung thì bốn cõi đƣợc xác định theo trục dọc của không gian là: Thƣợng Thiên, Trung Thiên, Thƣợng Ngàn và Thủy Phủ (ở miền Bắc không có cõi Trung Thiên mà có cõi Địa, hay còn gọi là cõi Nhân gian). Sƣ̣ thay đổi trong cấu trúc tín ngƣỡng phản ánh ứng xử của cộng đồng đối với hoàn cảnh tƣ̣ nhiên và xã hội của địa bàn cƣ trú . Dải dất miền Trung khắc nghiệt, khô cằn với ¾ diện tích là đồi núi , nguồn sống chủ yếu của con ngƣời dƣ̣a vào lâm, thủy sản . Do đó Th ƣợng Ngàn và Thủy Phủ có vị trí quan trọng trong tâm thƣ́c cộng đồng . Cõi Trung Thiên là không gian tín ngƣỡng dành cho những ngƣời khai hoang mở đất , đó là cách ngƣời đi sau bày tỏ tình cảm trân trọng và biết ơn của mình đ ối với ngƣời đi trƣớc .

Còn khi vào Nam bộ, cùng với những cái gì đã có ở miền Bắc , miền Trung đƣa vào , và tiếp thu thêm những tín ngƣỡng của ngƣời Chăm , ngƣời Khơ me , ngƣời Hoa , ngƣời Việt tạo nên một sƣ̣ hỗn dung tín ngƣỡ ng với đông đảo các Mẫu, các Nữ thần : Cƣ̉u thiên huyền nƣ̃ , bà Chúa Xứ , Chúa Hòn, Chúa Động, bà Chúa Ngọc , bà Hồng , cô Hồng ; Ngũ hành nƣơng nƣơng , bà Thủy , bà Hỏa ; bà Chúa Tiên (Liễu Hạnh), bà Thiên Hậu (Tƣ́ vị nƣơng nƣơn g), bà mẹ Thái Sinh ...

1.4.2. Truyền thuyết Đạo Mẫu

Nhân vật phụng thờ là đối tƣợng trung tâm của tín ngƣỡng , nghi thƣ́c và lễ hội. Hầu hết các nhân vật phụng thờ trong Đạo Tƣ́ Phủ đều có truyền thuyết . Nếu nhân vật phụng thờ là n hân vật huyền thoại thì truyền thuyết sẽ có xu hƣớng lịch sƣ̉ hóa nhân vật phụng thờ ấy còn nhân vật phụng thờ có nguồn gốc là nhân vật lịch sử có thực thì truyền thuyết sẽ thiên về huyền thoại hóa . Xu hƣớng lịch sƣ̉ hóa làm cho nhân vật phụng thờ có một sự gần gũi với đời sống còn xu hƣớng huyền thoại hóa làm cho nhân vật phụng thờ có tính thiêng cần thiết . Truyền thuyết về nhân vật phụng thờ phản ánh quan niệm của nhân dân về nhân vật mà

30

họ phụng thờ , truyền thuyết về nhân vật phụng thờ bao giờ cũng mang nội dung tín ngƣỡng và là xƣơng sống của lễ hội .

Thánh Mẫu Liễu Hạnh , Thiên Y A Na Thánh Mẫu , hai vị Thánh Mẫu có vị trí trung tâm trong Đạo Tứ Phủ giàu huyền thoại nhất . Truyền thuyết về Liễu Hạnh sớm đƣợc cố định hóa bằng Vân Cát thần nữ lục của Đoàn Thị Điểm đã tập hợp, xâu chuỗi truyền thuyết ở các địa phƣơng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh làm thành một bản tr uyện phong phú , hấp dẫn đồng thời truyền thuyết về bà trong dân gian vẫn tiếp tục đâm cành trổ nhánh , với huyền thoại về trậ n Sòng Sơn đại chiến, với hoạt cảnh trƣ̀ng trị thái tƣ̉ con vua . Thánh Mẫu Liễu Hạnh “vừa là Thiên thần (Tiên) vƣ̀a là Nhân thần, với đời sống trần gian, với cha mẹ, chồng con, chu du khắp nơi trƣ̀ ác, ban lộc, khiến ngƣời đời vƣ̀a sợ vƣ̀a trọng” [57; 25].

Truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu là truyền thuyết của ngƣờ i Việt kể về Thần Mẹ xƣ́ s ở của ngƣời Chăm , tái hiện lại cốt truyện của ngƣời Chăm và chỉ thay đổi , bổ sung một vài chi tiết cho phù hợp với quan niệm của ngƣời Việt về Thánh Mẫu . Thiên Y A Na là một nàng tiên làm con nuôi ngƣời trần, lấy thái tƣ̉ Bắc Hải , sinh đƣợc một trai , một gái. Nhớ quê hƣơng , bà đƣa hai con về quê hƣơng ở núi Đại An , ở đây bà dạy nhân dân trồng lúa , dệt vải. Một ngày lành , có một con hạc trên trời bay xuống đón bà và hai con về trời . Nhân dân lập đền thờ bà, nhà Nguyễn phong bà là Nhất thƣợng đẳng thần .

Về Thƣợng Ngàn Thánh Mẫu thì có hai truyền thuyết . Một truyền thuyết kể Thƣợng Ngàn Thánh Mẫu là nàng Mị Nƣơng Quế Hoa , con gái của một trong 18 Vua Hùng , nàng lƣu lạc đi tìm mẹ giữa trốn rừng núi thâm u , đƣợc Tiên Ông dạy cho phép thần thông , tƣ̀ đó nàng bảo trợ cho dân làng . Sau khi dân làng có đƣợc cuộc sống trù phú , ấm no, nàng theo mây lành trở về trời. Dân làng lập đền thờ, tôn vinh nàng là Bà chúa Thƣợng Ngàn . Truyền thuyết khác kể Thƣợng Ngàn Thánh Mẫu là nàng La Bình , con gái của Tản Viên Sơn Thánh và Mỵ Nƣơng. Nàng đƣợc giao cho công việc coi sóc rừng xanh . Nàng còn cƣ́u giúp cho nhƣ̃ng ngƣời gặp nạn . Ngọc Hoàng phong cho nàng là Bà Chúa Thƣợng Ngàn , cai quản 81 cƣ̉a rƣ̀ng.

31

Truyền thuyết về Mẫu Thoải là thần thoại suy nguyên . Ban đầu Mẫu Thoải chính là Bà Thủy , là thần Thiên nhiên . Ở bƣớc t iếp theo, truyền thuyết kể về bà với tƣ cách là mẹ của Lạc Long Quân . Nhƣng về sau này , tƣ cách Mẹ Nƣớc bị nhạt nhòa đi, lại có truyền thuyết kể bà là con gái của Lạc Long Quân .

Trong hàng Ngũ vị quan lớn thì Quan đệ Tam và Quan đệ Ngũ có đền thờ riêng, có thần tích và huyền thoại . Theo huyền thoại lƣu truyền trong dân gian thì Quan Tam phủ là con Vua Bát Hải, hóa thân thành một võ tƣớng của Hùng Vƣơng, thích đi chu du và hay cứu giúp ngƣời trần. Ngƣời đời rất kính nể và tôn thờ ông.

Các vị Thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc ngƣời dân tộc ở vùng vúi , thuộc Nhạc phủ , dòng Tiên nữ , đối lập với các Quan thuộc dòng Long Vƣơng Thủy phủ. Tƣơng truyền , Chầu đệ Nhị “là con gái của một gia đình ngƣời Mán ở Động Cuông, tỉnh Yên Bái. Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già , ngoài 50 tuổi. Tƣ̀ nhỏ Bà chỉ làm việc thiện , không lấy chồng . Sau khi mất , Bà hiển linh và luôn cứu giúp dân lành, nên đƣợc nhiều nơi lập đền thờ cúng .”; Chầu Lục gốc ngƣời Nùng ở Hƣ̃u Lũng (Lạng Sơn); Chầu Mƣời gốc ngƣời Thổ ; Chầu đệ Tứ tƣơng truyền “là công chúa đời nhà Lý , đi tu ở miền thƣợng” .... [57; 33, 34]

Dƣới hàng Chầu l à hàng các ông Hoàng , đƣợc gọi tên theo thƣ́ tƣ̣ tƣ̀ Ông Hoàng đệ Nhất tới Ông Hoàng Mƣời . Cũng nhƣ các Quan , các Ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vƣơng ở Hồ Động Đình , tuy nhiên, theo khuynh hƣớng đ ịa phƣơng hóa thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian , nhƣ̃ng danh tƣớng có công dẹp giặc , nhƣ̃ng ngƣời khai sáng, mở mang cho đất nƣớc .

Hàng Cô , Hàng Cậu đƣợc biết đến không phải qua truyền thuyết mà chủ yếu qua văn chầu . Đây là thành phần đƣợc đƣa vào cho đầy đủ “ban bệ” trên điện thần Đạo Mẫu theo kiểu cung đình hóa gia tộc .

Quan Ngũ Hổ và ông Lốt tồn tại trong đời sống tín ngƣỡng nhƣ hai vị chúa tể của hai miền rƣ̀ng núi và sông nƣớc . Hổ là vị chúa cai quản rƣ̀ng núi còn Rắn thần là ở nơi sông nƣớc .

Đạo Mẫu đƣa Đƣ́c Thánh Trần (Trần Hƣng Đạo ) vào điện thần , đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thánh Mẫu , làm thành dòng Cha và dòng Mẹ .

32

Tuy nhiên hàng bậc cũng nhƣ phủ của Ông trong Tƣ́ Phủ lại rất khó xác định . Với nhƣ̃ng chiến công thủy chiến vang dội , dân gian quy về dòng thủy thần Long Vƣơng, đƣợc thờ phụng cùng với Bát Hải đại vƣơng .

Điện th ần Đạo Mẫu quy tụ các nhiên thần , nhân thần ở nhiều miền đất nƣớc, tƣ̀ miền ngƣợc đến miền xuôi , tƣ̀ Bắc vào Nam. Truyền thuyết Đạo Mẫu vì thế cũng rất phong phú và đa dạng , có sự thống nhất nhất định nhƣng thể hiệ n rõ tính địa phƣơng hóa . Song không phải vị nào trong Đạo Tƣ́ Phủ cũng có truyền thuyết. Có những vị lai lịch không rõ ràng và hầu nhƣ không nhập đồng thì văn chầu sẽ là nhiệm vụ giới thuyết về các ngài với nhƣ̃ng lời ca ngợ i chung chung. Điện thần Đạo Mẫu là một “gia tộc đã được cung đình hóa. Cao nhất có Cha – Mẹ, Vua Cha – Thánh Mẫu, có các Quan, các Chúa, các Ông Hoàng, có các Cô, các Cậu…” [57; 45 – 46]. Các Thánh đƣợc thờ phụng hầu hết đều có truyền

Một phần của tài liệu Nhân vật xấu xí mà tài ba trong chuyện cổ tích các dân tộc Việt Nam (Trang 25)