PHẦN III ỨNG DỤNG VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI 3.1)Ước lượng

Một phần của tài liệu Ước lượng mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên ngoại tỉnh trường đại học thương mại (Trang 32)

3.1)Ước lượng

Bước vào cuộc sống sinh viên, dù muốn hay không hầu hết các bạn sinh viên ngoại tỉnh dều phải tự thân vận động, tự lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho bản thân.

Đối với 1 sinh viên ngoại tỉnh phải ở trọ, sinh hoạt phí bao gồm:

SHP=tiền thuê nhà+ tiền điện, nước+tiền ăn+tiền học NN+tiền đi lại+tiền chi tiêu cá nhân

Với một SV từ nơi khác lên thành phố học tập thì tiền sinh hoạt hàng tháng là điều rất đáng lo, nhất là thời buổi giá cả leo thang như hiện nay. SV thuộc diện chính sách, gia đình khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt có thể được bố trí vào ở ký túc xá (KTX) của

trường. Mức lệ phí KTX trung bình ở nhiều trường khoảng 200-300 ngàn đồng/tháng/SV. Nếu tính thêm tiền điện, nước, tiền đổ rác…, mỗi SV ở KTX phải đóng thêm từ 50-100 ngàn đồng/ tháng. Ngoài ra còn các chi phí khác như: sử dụng internet trung bình là 50 ngàn đồng/tháng, tiền gửi xe đạp 30 ngàn đồng/tháng, gửi xe máy 45 ngàn đồng/tháng… Phí thuê nhà bên ngoài cũng rất đa dạng tùy theo diện tích, địa diểm, mức độ tiện nghi và số người ở.Thường là những sinh viên tỉnh lẻ điều kiện cũng không có nhiều nên có thể 2-3 sinh viên thuê 1 phòng. Như vậy mỗi tháng cả tiền điện, nước, internet mỗi sinh viên hết tầm 800-900 nghìn.

Tiền ăn cũng không giống nhau giữa SV ở KTX hay thuê phòng trọ. Thông thường các KTX quy định không cho phép SV nấu ăn trong phòng. Vì thế, SV phải ăn cơm trong căn-tin KTX hoặc quán cơm bên ngoài, mỗi ngày ít nhất cũng tốn từ 30 - 50 ngàn đồng. Nếu SV ở trọ và nấu ăn cố định thì mỗi ngày chỉ tốn từ 20 - 25 ngàn đồng/người.

Tiền di chuyển cũng không cố định mà tùy thuộc vào loại phương tiện và khoảng cách khác nhau. Tuy nhiên, phương tiện di chuyển an toàn và tiết kiệm nhất chính là xe buýt. Với giá hiện nay, mỗi lượt xe buýt có giá từ 5 ngàn đồng. Nếu mua vé năm dành cho đối tượng SV thì một tháng hết 90 nghìn đồng. Ngoài ra, mỗi SV cũng cần một khoản tiền từ 300 - 500 ngàn đồng/tháng dùng tiêu vặt và mua các đồ dùng cần thiết.

Như vậy, tính trung bình mỗi SV xa nhà đi học ĐH cần tối thiểu từ 1,8 - trên 2 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt (chưa kể tiền học phí, học thêm, các khoản thu khác và chi phí phát sinh).

Ngoài những khoản phí trên thì các bạn sinh viên cũng cần dự trù cho những khoản phát sinh cần thiết khác nữa như: tiền học ngoại ngữ, tiền tàu xe về quê,tiền cho những buổi tụ tập bạn bè…Đã là sinh viên xa nhà đi ở trọ thì việc tốn kém là điều dễ hiểu, vì vậy các bạn sinh viên cần có cách chi tiêu hợp lý và khoa học, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Từ việc nghiên cứu mức chi tiêu hang tháng của sinh viên như trên thì sinh viên ĐHTM có thể so sánh xem mức chi tiêu chủa mình đã hợp lý hay chưa, từ đó có biện pháp điều chỉnh chi tiêu cho hợp lý.

Ngoài ra để chi tiêu thoải mái hơn và cũng giúp bố mẹ đỡ vất vả thì nhiều bạn đã chọn giải pháp đi gia sư, làm thêm….để kiếm thêm sinh hoạt phí hàng tháng. Đó cũng là một biện pháp tốt nhưng cũng phải nên cân nhắc để đảm bảo việc học của mình không bị ảnh hưởng.

3.2)Kiểm định thống kê

Lý thuyết kiểm định các giả thuyết thống kê là một bộ phận quan trọng của thống kê toán. Vì vậy nó có nhiều ứng dụng trong thực tế:

Trong kinh tế:

Ta có thể kiểm tra xác thực xem lợi nhuận trung bình thu được từ một phương án kinh doanh, cũng từ đó so sánh được tính hiệu quả của phương án kinh doanh đó.

Kiểm soát được hiệu quả việc thay đổi các chiến lược kinh doanh. Kiểm tra và so sánh mức độ rủi ro của các quyết định trong kinh doanh.

Từ những kiểm định tính toán mà các nhà kinh doanh có được những phản hồi đối với công tác quản trị, biết rõ được thực trạng tổ chức của mình, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết, từ đó chủ động tìm ra các biện pháp để điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu xác định.

Trong vấn đề xã hội:

Có thể kiểm tra, ước lượng giá trị trung bình của một chỉ số nào đó( như chiều cao,tuổi thọ, tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư…) của một khu vực hay vùng miền.

Từ đó có thể so sánh với các khu vực, vùng miền với mặt bằng chung để nhận ra thực trạng tình hình phát triển văn hoá xã hội của khu vực mình. Từ cơ sở này đề ra các giả pháp, phương hướng nhằm nâng cao và phát triển văn hoá, xã hội.

Một phần của tài liệu Ước lượng mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên ngoại tỉnh trường đại học thương mại (Trang 32)