Các phương pháp mã hóa dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng máy tính đầy đủ (Trang 76)

6.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu tín hiệu

Tầng vật lý sẽ chuyển các bit của frame cho tầng liên kết dữ liệu. Mọi truyền thông trong mạng đều trở thành các số nhị phân, truyền đi riêng rẽ qua môi trường vật lý.

– Frame được truyền qua môi trường thành một dòng các bit, mỗi thời điểm một bit được truyền.

– Tầng vật lý biểu diễn các bit trong frame bằng một tín hiệu.

– Mỗi tín hiệu đưa lên đường truyền có một khoảng thời gian xác định để chạy trên toàn bộ đường truyền, gọi là “thời bit” (bit time).

o Việc chuyển phát các bit cần có một phương pháp nào đó để đồng bộ hóa máy phát và máy nhận.

o Tín hiệu biểu diễn bit phải được kiểm tra tại một thời điểm xác định của thời bit để nhận dạng chính xác tín hiệu đó biểu diễn bit 0 hay bit 1.

o Việc đồng bộ hóa được thực hiện bằng cách dùng các bộ định thời.

o Mỗi đầu cuối trong LAN duy trì một bộ định thời riêng. – Tín hiệu được xử lý ở thiết bị nhận và trả về dạng bit.

– Các bit được kiểm tra, xác định mẫu bit mở đầu và kết thúc để đảm bảo rằng frame đã được nhận trọn vẹn.

6.4.2. Kĩ thuật mã hóa

Mã hóa dữ liệu tại tằng vật lý là việc các bit được biểu diễn trên đường truyền bằng cách thay đổi một hoặc vài đặc tính của tín hiệu: Biên độ, Tần số, Pha

Các phương pháp truyền tín hiệu để biểu diễn bit trên đường truyền có thể rất phức tạp. Sau đây sẽ xem xét hai phương pháp đơn giản để minh họa:

Mã hóa NRZ (Non-Return to Zero)

- Bit 0 được biểu diễn bằng một mức điện áp trên đường truyền trong khoảng thời gian của bit time.

- Bit 1 được biểu diễn bằng một mức điện áp khác. Mã hóa Manchester

- Bit 0 được biểu diễn bằng sự sụt điện áp ở giữa thời bit. - Bit 1 được biểu diễn bằng sự tăng điện áp ở giữa thời bit.

 Khi sử dụng một bước mã hóa các nhóm bít trước khi đưa tín hiệu lên đường truyền, ta có thể tăng tốc độ truyền dữ liệu.

Hình 6.5. Kĩ thuật mã hoá

Tầng vật lý của thiết bị mạng phải phát hiện được tín hiệu dữ liệu hợp lý và bỏ qua những tín hiệu nhiễu ngẫu nhiên trên đường truyền.

– Có thể phát hiện frame bằng cách bổ xung một mẫu tín hiệu biểu diễn các bit vào đầu frame mà tầng vật lý có thể nhận dạng.

– Một mẫu bit khác bổ xung vào cuối frame.

– Bit tín hiệu không được đóng trong “khung” như trên sẽ bị tầng vật lý bỏ qua.

Hình 6.6. Kỹ thuật mã hoá sử dụng mẫu bit

– Tầng vật lý sử dụng một tập các biểu tượng được mã hóa (gọi là các nhóm mã) để biểu diễn dữ liệu mã hóa hoặc thông tin điều khiển.

– Một nhóm mã là một dãy liên tiếp các bit mã (code bit), được dịch và ánh xạ thành các mẫu bit dữ liệu.

– Ví dụ, code bit 10101 có thể biểu diễn các bit dữ liệu 0011.

– Nhóm mã thường dùng trong kỹ thuật mã hóa trung gian cho các công nghệ LAN tốc độ cao.

Mặc dù các nhóm mã bổ xung thêm overhead cho mạng (thêm các bit phụ) nhưng chúng làm tăng sự bền vững của liên kết.

Chương 7

BẢO TRÌ HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH 7.1. Giới thiệu cơ bản về bảo trì hệ thống mạng

Bảo trì mạng máy tính bao gồm các nội dung: Bảo trì máy tính PC, Bảo trì máy chủ mạng, Bảo trì thiết bị tin học đươc nối với máy tính. Bảo trì thiết bi mạng, Bảo trì mạng cáp. Bảo trì phần mềm hệ thống chạy trên máy chủ mạng và các máy tính PC. Tóm lại Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính là bảo trì hệ thống CNTT của một tổ chức cơ quan, đơn vị. Hệ thống có thể đơn giản chỉ là 1 máy tính PC, hoặc phức tạp là một mạng nội bộ với hàng trăm máy tính, các thiết bị tin học, thiết bị mạng, hệ thống mạng cáp và phần mềm hệ thống.

Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính là công việc duy trì và đảm bảo hoạt động thường xuyên, ổn định và luôn trong trạng thái tốt cho một hệ thống CNTT, sửa chữa, khắc phục sự cố làm ngừng hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Ví dụ:

- Kiểm tra toàn diện máy tính - Kiểm tra diệt virus

- Sao lưu dữ liệu, nếu có

- Cài đặt lại Hệ điều hành nếu bị lỗi - Tối ưu tăng tốc độ máy tính

7.2. Sử dụng phương pháp kiểm tra kết nối 7.2.1. Sử dụng lệnh Netstat 7.2.1. Sử dụng lệnh Netstat

Lệnh netstat được sử dụng để tạo ra một danh sách của những thứ tạo nên một kết nối internet trong một khoảng thời gian nhất định (lệnh này chạy trong Windows 7, Vista và XP). Mở trình đơn Start/Search và nhập lệnh "cmd.exe" trong hộp tìm kiếm. Khi màn hình hiển thị kết quả, click chuột phải vào cmd.exe và chọn Run as administrator từ menu popup. Nếu hộp thoại User Account Control hiển thị, nhấn Yes để tiếp tục. Tại cửa sổ nhắc lệnh, bạn gõ lệnh sau và nhấn Enter: netstat-ABF 5> activity.txt.

Hình 7.1 Cửa sổ lệnh

Trong đó, tùy chọn - a sẽ cho thấy tất cả các kết nối và các cổng nghe, tùy chọn - b cho thấy những ứng dụng nào đang tạo nên kết nối, và tùy chọn - f sẽ hiển thị tên DNS đầy đủ cho mỗi tùy chọn kết nối để người sử dụng có thể hiểu dễ dàng hơn các kết nối được thực hiện tại đâu. Bạn cũng có thể sử dụng tùy chọn - n nếu bạn muốn chỉ hiển thị địa chỉ IP. Tùy chọn 5 sẽ thăm dò liên tục các kết nối trong khoảng 5 giây/lần để giúp theo dõi dễ dàng hơn những gì đang xảy ra, và kết quả sau đó được tập trung vào tập tin activity.txt. Đợi khoảng hai phút, sau đó nhấn Ctrl + C để dừng việc ghi dữ liệu.Khi đã hoàn thành việc ghi dữ liệu, bạn có thể lập tức mở file activity.txt trong trình soạn thảo văn bản của bạn để xem kết quả, hoặc bạn có thể gõ activity.txt tại dòng lệnh để mở nó trong Notepad.

File kết quả sẽ liệt kê tất cả quy trình trên máy tính của bạn (trình duyệt, IM khách hàng, các chương trình email...) đã thực hiện kết nối internet trong 2 phút vừa qua, hoặc bao lâu trước khi bạn nhấn Ctrl + C. Nó cũng liệt kê các chương trình nào đã kết nối với những trang web nào.

Nếu bạn thấy tên quá trình hoặc địa chỉ trang web mà bạn không quen thuộc, bạn có thể thực hiện tìm hiểu thêm trong Google để xem trang web đó là gì. Nó có thể là một chức năng hệ thống mà bạn không biết hoặc một trong những chức năng chạy chương trình của bạn. Tuy nhiên, nếu như kết quả cho thấy đó là một trang web xấu, bạn có thể sử dụng Google một lần nữa để tìm hiểu làm thế nào để loại bỏ nó.

7.2.2. Sử dụng CurrPorts

CurrPorts là một công cụ miễn phí, để hiển thị một danh sách của tất cả các IP/TCP và UDP đang mở trên máy tính của bạn. Đây là một chương trình di động và không cần cài đặt.

Hình 7.2. Giao diện công cụ CurrPorts

Để sử dụng chương trình này, bạn download tại địa chỉ

(http://www.nirsoft.net/utils/cports.html) giải nén file zip chạy cports.exe.

Đối với mỗi cổng mà CurrPorts đưa ra, thông tin về quá trình mở cổng sẽ được hiển thị đầy đủ. Bạn có thể chọn kết nối và đóng chúng lại, sao chép thông tin của một cổng vào clipboard hoặc lưu vào một tập tin HTML, XML, hoặc một file văn bản. Bạn có thể sắp xếp lại các cột hiển thị trên cửa sổ CurrPorts chính của và trong các tập tin bạn đã lưu.

7.2.3. Sử dụng lệnh Ping Bước 1. Mở common line

- Click chuột chọn START - Click chuột chọn Run

Bước 2. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến router

Bước 3. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến mạng Internet

7.3. Khắc phục hệ thống mạng tốt hơn 7.3.1. Mất kết nối 7.3.1. Mất kết nối

Thường vấn đề này có thể giải quyết bằng cách khởi động lại modem, router hay máy tính. Nhưng nếu việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì vấn đề có thể nằm ở việc thiết lập router và máy tính của bạn. Thử nới rộng thời gian giải phóng địa chỉ IP (DHCP) của router (đây là thời gian router dành một địa chỉ IP cho một thiết bị trên mạng) lên

khoảng một tuần. Bạn có thể thực hiện việc cấu hình này thông qua trình quản lý của router. Nếu đứt kết nối xảy ra với máy tính xách tay (MTXT), kiểm tra nguồn của card mạng. Trong Windows XP, bạn vào Network Adapter trong Device Manager, tìm card mạng, nhấn chuột phải chọn Properties. Dưới thẻ Power Management, bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power. Pin MTXT có thể mau hết hơn, nhưng bạn sẽ có kết nối ổn định hơn. Hệ thống dịch vụ tên miền (DNS) cũng có thể là nguyên nhân gây mất các kết nối. Máy chủ DNS là máy tính chứa dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP), nó có nhiệm vụ chuyển các địa chỉ URL cá nhân, chẳng hạn www.pcworld.com.vn thành một địa chỉ IP tương ứng trên mạng Internet. Nếu bạn nhận được thông báo không thể truy cập trang web hay không thể nhận email, hãy thử dùng máy chủ DNS tại

OpenDNS.com thay cho các máy chủ DNS của các ISP mà bạn đang dùng. Đầu tiên, bạn truy cập vào trình quản lý trên router của bạn, sau đó chuyển địa chỉ IP trong DNS thành .0..67... và .0..67...0. OpenDNS là dịch vụ miễn phí và có chức năng khóa các trang web được cho là giả mạo để lừa đảo (phishing).

7.3.2. Không thấy máy in

Nếu bạn quyết định chia sẻ máy in qua cổng USB, bạn nên đảm bảo máy tính nối với máy in không bị tắt. Nếu có thể, lắp máy in vào máy tính để bàn (không dùng MTXT) và bật thường trực (có thể tiết kiệm điện bằng cách tắt màn hình). Trong Windows XP, cũng xác nhận "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" được cài đặt trên tất cả các card mạng vì thế việc chuyển giữa mạng có dây và không dây không làm ảnh hưởng đến chức năng chia sẻ. Trong XP, vào Control Panel.Network Connections (cho mỗi card mạng) và nhấn phải chuột lên thiết bị chọn Properties. Nếu bạn không thấy "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" xuất hiện trong cửa sổ, chọn Install để thêm vào. Tốt hơn hết, cài đặt theo dạng máy chủ in ấn qua mạng để không phải lo lắng về khả năng chia sẻ máy in theo dạng gắn trực tiếp vào máy tính. Một vài router có tích hợp cổng USB dành cho máy chủ in ấn qua mạng để hoạt động độc lập, bạn chỉ cần cắm máy in vào router. Nếu bạn sử dụng thiết bị đa chức năng, hỗ trợ việc in ấn cũng như chức năng quét ảnh, có thể tham khảo USB RangeBooster G Multifunction Printer Server của D- Link (giá khoảng .00USD, find.pcworld.com/565..).

7.3.3. Không thấy máy tính

Trong nhiều trường hợp, các vấn đề chia sẻ tập tin qua mạng là do việc đặt tên cho nhóm (Workgroup) và PC. Bạn phải bảo đảm các máy tính trên mạng không trùng tên với nhau và đừng lạm dụng những tên dễ nhớ như "Desktop" hay "Dell"... Tên máy tính không nên có khoảng trắng ở giữa (Windows ME và các phiên bản trước của hệ điều hành Windows không hỗ trợ khoảng trắng) và tên máy tính không nên nhiều hơn .5 ký tự. Mặt khác, bạn cũng phải đảm bảo tất cả các máy tính trên mạng phải có cùng tên của Workgroup. Tên của Workgroup mặc định trong Windows XP Home là "MSHome". Trong các phiên bản trước và trong Windows Vista, nó có tên là "Workgroup". Để thay đổi tên của Workgroup và tên của máy tính trong Windows XP, chọn Start.Control Panel > System và chọn thẻ Computer Name.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cisco Certification Network Associate – Semester 1(CCNA1) - Cisco press [2] Andrew S. Tanenbaum: Computer Networks, Fourth Edition, Prentice-Hall International, Inc. 2004

[3] William Stallings: Data and Computer Communication, Fifth Edition, Prentice-Hall of India, 2000

[4] Nguyễn thúc Hải, “Mạng máy tính và các hệ thống mở”, NXB Giáo dục, 1997 [5] Nguyễn Gia Hiểu, “Mạng máy tính”, NXB Thống kê, 1999

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng máy tính đầy đủ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)