Đánh giá khó khăn – thuận lợi Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Phân tích các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để thay đổi hành vi sức khỏe đã xác định và xác định chiến lược hành động nâng cao sức khỏe để giải quyết vấn đề sức khỏe (Trang 34)

VI. Kế hoạch chương trình nâng cao sức khỏe

5.Đánh giá khó khăn – thuận lợi Thuận lợi:

Thuận lợi:

- Trường học có bề dày thành tích, cơ sở vật chất hiện đại và đảm bảo chất lượng. - Đã từng triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh cùng với Phòng y tế quận.

- Phụ huynh học sinh đều có điều kiện kinh tế và hết sức ủng hộ chương trình. - Đã có chương trình giáo dục về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh lớp 1. - Có nguồn kinh phí đầu tư ban đầu (20 triệu đồng), ngoài ra còn có thể kêu gọi từ các nguồn khác.

- Có khả năng nhận nguồn tài trợ từ nhãn hàng PS và chương trình Nha học đường. - Gần nửa số học sinh đã có kiến thức về vệ sinh răng miệng ở mức khá tốt.

Khó khăn và khắc phục khó khăn:

Khó khăn Cách khắc phục

• Số học sinh của trường khá đông, việc tiến hành khám chữa gặp khó khăn và không kiểm soát được học sinh.

• Học sinh của trường ở bán trú, việc theo dõi thói quen chăm sóc răng miệng của học sinh khó khăn.

• Điểm để dụng cụ vệ sinh răng miệng không thuận lợi cho học sinh.

• Mức độ hiểu biết của học sinh tiểu học còn hạn chế, khả năng thu nhận thông tin chậm.

• Việc khám răng thường xuyên gây ra tâm lý e ngại cho học sinh.

• Bố mẹ học sinh chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, ít có thời gian tham gia cấc buổi thảo luận.

• Thực hiện đảo phiên nhau, sắp xếp cho học sinh lệch giờ.

• Tăng cường cán bộ y tế theo dõi, giám sát vệ sinh răng miệng của học sinh bán trú vàkêu gọi sự tham gia của phụ huynh học sinh.

• Để dụng cụ vệ sinh tại những nơi thuận lợi, học sinh dễ dàng tiếp cận như cạnh bồn rửa, tủ đựng đồ.

• Sử dụng các các hình ảnh, mô hình dễ hiểu, giải thích rõ ràng và cho học sinh tập thực hành dưới sự chỉ dẫn của người có chuyên môn.

• Bố trí các trò chơi lồng ghép trong chương trình khám răng tạo cho học sinh cảm giác thoải mái.

• Khó thay đổi thói quen ăn quà vặt của trẻ em.

• Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng của con em mình.

• Hầu hết học sinh không được bố mẹ đưa đi khám răng định kì.

• Kiến thức về sức khỏe răng miệng và cách thực hành vệ sinh răng răng miệng của giáo viên trong trường còn hạn chế.

ngày nghỉ hoặc phát tài liệu cho học sinh mang về cho phụ huynh xem.

• Chỉ cho các em học sinh hiểu những tác hại của việc ăn quá vặt. Cấm học sinh ăn và mang quà vặt vào trường.

• Truyền thông tác hại của các bệnh răng miệng đến sức khỏe cho phụ huynh học sinh trong các buổi hoạt động tập thể của cả phụ huynh và học sinh, kêu gọi sự quan tâm của họ.

• Tổ chức khám răng định kì 6 tháng/ lần tại trường học

• Mở các lớp tập huấn giáo viên, hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Phân tích các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để thay đổi hành vi sức khỏe đã xác định và xác định chiến lược hành động nâng cao sức khỏe để giải quyết vấn đề sức khỏe (Trang 34)