4. TÓM TẮT NỘI DUNG, KẾT QUẢ, QUY TRÌNH CẢI TIẾ N
4.3 Quy trình áp dụng Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
a. Đánh giá và xác định nguồn vật liệu lai tạo
- Để công tác lai tạo được thuận lợi nhằm tạo ra cây con lai có những tính trạng mong muốn. yêu cầu trước hết là phải có bố mẹ có những tính trạng đó để truyền lại cho con cháu. Công tác đánh giá, phân loại vật liệu bố mẹ tìm ra những đặc tính nổi trội của bố mẹđể phân loại chúng. Trên cơ sởđó tùy theo yêu cầu của đề tài mà chúng ta bố trí bắt cặp bố mẹ hợp lý để tạo ra cây con có tính trạng như mong muốn.
- Vật liệu làm bố mẹ bao gồm:
+ Những giống mía thương phẩm có tính trạng mong muốn
+ Các loài các loài mía quí (Saccharum officinarum), các loài hoang dại như S. spontaneum Erianthus
+ Các cây con lai mang những đặc tính di truyền quí từ bố mẹ, tiếp tục được làm giàu lên bằng phương pháp lai lại.
- Tất cả các vật liệu được bố trí làm bố mẹ trồng tập trung tại một ruộng để thuận tiện cho việc chăm sóc và bố trí các cặp lai.
b. Chuẩn bị hóa chất nuôi cờ và xác định dộ hữu thụ hạt phấn
- Hóa chất nuôi cờ bao gồm: H3PO4 (80 ppm), H3SO3 (150 ppm), MgSO4.7H2O (100 ppm), Ca(NO3)2.4H2O (300 ppm), Đường 20 mg/l
- Hóa chất xác định độ hữu thụ hạt phấn (Lugol) lấy 1 g I2 + 1g KI hòa trong thể tích 100 ml nước cất (chú ý pha riêng từng loại hóa chất sau đó hỗn hợp chúng và trâm thêm nước cất cho đủ thể tích 100 ml).
- Lấy mẫu: lấy mẫu khi cờ đã vươn ra hoàn toàn nhưng chỉ một số gié hoa ở trên chớm nở (pha cái)
- Quan sát dưới kính hiển vi những hạt phấn bắt màu xanh là những hạt hữu thụ.
- Có thể xác định sức sống của hạt phấn thông qua độ nảy mầm của hạt phấn với dung dịch sau: Ca(NO3)2: 300mg/l; MgSO4.7H2O: 100 mg/l; H3BO3: 100 ppm. Lấy 10 ml và thêm vào đó 3g đường sacarose. Giữ hạt phấn trong dung dịch và đặt trên lam và để trên giấy thấm có độẩm cao.
- Thời gian coi độ hữu thụ hạt phấn 6 giờ - 8g 30 sáng.
- Những giống có độ hữu thụ >50% được bố trí làm cờ bố, và <50% được bố trí làm cây mẹ.
- Theo dõi trỗ cờ của các giống 2 lần/tuần bắt đầu từđầu tháng 10. - Lên danh sách các cặp lai.
2/ Tiến hành lai:
- Phương pháp lai: lai kín trong lồng
+ Lai đơn: Một giống làm mẹ dùng lai với một giống làm bố
+ Lai hỗn hợp: Một giống dùng làm mẹđược lai cùng lúc với nhiều giống làm bố. + Lai khu vực: Các cờ cây bố được tập kết, nuôi dưỡng trong nhà thu hạt phấn. Hạt phấn của cây bố sau khi được thu hoạch trong nhà mang ra ngoài đồng thụ phấn trực tiếp lên cờ của cây mẹ.
- Việc lai có thể tiến hành ngoài đồng hoặc trong nhà lai tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
- Dựng lồng lai: Lồng lai được dựng ngay tại cây được bố trí làm mẹ. Trước khi dựng lồng lai phải khảo sát cây mẹ trước. Chọn những giống đã đánh giá độ hữu thụ của hạt phấn, sử dụng các giống có độ hữu thụ hạt phấn <50% làm cây mẹ. Cây được chọn làm mẹ khi tiến hành dựng lồng lai phải là cây khi đó cờđang phát triển ở thời kỳđầu của pha cái (khi cờ nhú ra gần hết).
- Tiến hành lai:
+ Cờ của cây bốđược đưa về ghép với cây mẹ. Cứ hai – 3 cờ bố ghép với một cờ mẹ, các cờ bố phải đặt ở vị trí cao hơn cờ mẹ.
+ Cách chọn cờ bố: Cờđược chọn làm bố có độ hữu thụ hạt phấn cao hơn cờ mẹ. Thời gian thu cờ bố ghép vào cờ mẹđược tiến hành từ lúc sáng sớm (5 – 7 giờ).
+ Thời gian duy trì lai 14 – 16 ngày: Tùy vào tình trạng của cờ bố mà tiến hành thay cờ, thông thường từ 3 – 4 ngày thay cờ một lần
+ Cờ bốđược nuôi dưỡng trong dung dịch pha sẵn, chú ý hàng ngày kiểm tra và châm thêm dưỡng chất vào trong bình, nhất là trong những ngày hanh, khô, nhiệt độ cao, gió nhiều dễ mất nước. Cứ 3- 4 ngày thay hoàn toàn dung dịch trong bình.
- Thu hoạch hạt lai: Từ sau khi tiến hành lai 40 - 45 ngày, quan sát khi thấy cờ chuyễn sang màu vàng, có một số gié hoa bị khô và bung ra khỏi cờ ta có thể thu hạt lai.
- Bảo quản hạt lai: hạt lai được thu hoạch, làm sạch, gói trong giấy báo treo ở chỗ thoáng mát 5 – 7 ngày (làm khô ở nhiệt độ trong phòng). Sau đó cho vào bịch kín có bỏ hạt chống ẩm (Sicagel) gắn miệng bao lai và bảo quản ở chỗ thông thoáng trong phòng có nhiệt độ 20 – 27 0C. Đểđảm bảo sức sống của hạt mía, nên gieo hạt trước 2 tháng sau thu hoạch. Nếu để lâu dài nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới – 4oC.
- Gieo hạt:
+ Yêu cầu giá thể: phải là đất tơi xốp, đã được xử lý để phòng tránh các loại Nấm bệnh, tuyến trùng, các loại hạt cỏ.
+ Yêu cầu nhiệt độ trong thời gian gieo 32 – 330C, ẩm độ 90 – 100%. Có thể gieo trong nhà kính hoặc có thể gieo trong các khay có phủ nilon để đảm bảo nhiệt độ thích hợp
+ Sau khi gieo 15 – 20 ngày (khi cây có 3 – 4 lá thật) tiến hành chủng bệnh cho cây bằng cách gây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm như bệnh than, trắng lá…….
+ Sau khi gieo 25 – 30 ngày tiến hành cấy chuyển cây con lai ra các bịch nylon chứa đất mùn có kích thước 10 x 15 cm và chăm sóc chúng ngoài vườn ươm.
+ Sau 45 – 60 ngày ngoài vườn ươm cây con được đưa ra trồng ngoài đồng ruộng để phục vụ cho bước sơ tuyển cây con lai
3/ Sơ tuyển cây con lai:
- Bao gồm các cây con được gieo từ hạt của các cặp lai. Cường lực chọn lọc 5%.
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Hình dáng cây: Loại bỏ những bụi có cây có ngoại hình dị dạng, Những bụi có cây nảy nhiều mầm nách, loại bỏ những cây bị bấc ruột, nứt thân.
+ Sâu hại: Loại bỏ bụi bị sâu đục thân gây hại nặng dẫn đến bụi bị lụi hoặc không có cây hữu hiệu
+ Bệnh hại: Loại bỏ bụi có cây bị bệnh than hoặc trắng lá hoặc những bụi không có bệnh nguy hại xuất hiện nhưng bị các bênh trên lá gây hại nặng.
+ Tốc độ sinh trưởng: loại bỏ các bụi có tốc độ sinh trưởng chậm, sức sống kém.
+ Đường kính thân (ít nhất 3 cây). Các bụi được chọn phải đảm bảo có đường kính thân trung bình không nhỏ hơn 2,0 cm
+ Chiều cao cây (ít nhất 3 cây) loại bỏ các bụi có chiều cao cây thấp, đường kính thân nhỏ, số cây hữu hiệu/bụi ít, Brix thấp
+ Độ Brix (lấy ít nhất 3 cây): Loại bỏ những cây có Brix thấp, chiều cao cây thấp, đường kính thân nhỏ, số cây hữu hiệu/bụi ít
4/ Chọn dòng bước 1:
- Các dòng sau khi được sơ tuyển chuyển sang bước chọn dòng bước 1 (10 hom 3 mắt mầm) Số hom dưđược nhân nhanh về số lượng ở ruộng nhân giống.
- Bố trí trồng mỗi dòng 1 hàng không lặp, chiều dài mỗi hàng 2 m (10 hom 3 mắt mầm), cứ 20 -30 dòng có một giống đối chứng. Giống đối chứng là giống đại diện cho các bố mẹ trong các cặp lai. Theo dõi 2 vụ (1 vụ tơ, 1 vụ gốc). Cường lực chọn 5 -10%.
- Phương pháp đánh giá:
+ Quan sát các đặc tính bên ngoài
+ Đánh giá các chỉ tiêu (Mọc mầm, đẻ nhánh, tốc độ sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất như số cây hữu hiệu, chiều cao nguyên liệu, đường kính thân, trọng lượng cây, năng suất, chất lượng mía (độ Brix))
+ Đánh gia các chỉ tiêu chống chịu như mức độ mẫn cảm với sâu, bệnh hại, tình trạng trỗ cờ, đổ ngã. Mức độ chống chịu hoặc mẫn cảm với điều kiện bất thường
5/ Chọn dòng bước 2:
Các dòng được tuyển chọn ở bước 1 được nhân nhanh về số lượng và đưa vào tuyển chọn bước 2. Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 – 4 lần lặp Mỗi thí nghiệm bao gồm 10 – 12 dòng và 1 giống đối chứng, giống dối chứng là giống được trồng phổ biến tại địa phương. Mỗi dòng, giống là một công thức thí nghiệm, diện tích mỗi công thức 24 m2 (4hàng x 5 m x 1,2m). Đánh giá 2 vụ (1 tơ, 1 gốc) Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây qua các thời kỳ, chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, chất lượng mía
- Mức độ chống chịu với điều kiện ngoại cảnh: tình trạng sâu, bệnh hại, tình trạng đổ ngã, trỗ cờ
Các dòng được tuyển chọn ở bước 2 mang đi khảo nghiệm ở các vùng khác nhau để tìm ra những dòng phù hợp nhất cho vùng đó.