Công cụ tái cấp vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 70)

M c tiêu v ni dung uh nh CSTT trong nm 2006 v 2007 àộ đề ăà

c/ Công cụ tái cấp vốn

lãi suất chiết khấu sẽ làm tăng chi phí của các NHTM, từ đó hạn chế khả năng vay vốn thông qua nghiệp vụ "cửa số chiết khấu". Điều này sẽ tác động làm giảm khả năng cho vay của các NHTM đối với khách hàng.

2.2.2. Công cụ dự trữ bắt buộc

Công cụ DTBB đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện kể từ tháng 6/1992 đến nay. Trong quá trình điều hành CSTT từ năm 1996-6/2003 công cụ dự trữ bắt buộc đã là một công cụ tiền tệ chủ yếu để NHNN thực thi chính sách tiền tệ. Nhất là từ năm 1999 đến nay, công cụ DTBB đã đóng vai trò tương đối quan trọng để điều tiết thị trường. NHNN đã thường xuyên điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ DTBB bằng VNĐ và ngoại tệ, từ đó đã điều tiết thị trường tạo điều kiện mở rộng tín dụng kích thích đầu tư. Năm 1999, đã 2 lần giảm tỷ lệ DTBB từ 10% xuống 5% hoặc sử dụng DTBB để tạo lợi thế cho VNĐ trong mối quan hệ lãi suất -tỷ giá, hạn chế sự dịch chuyển từ VNĐ sang ngoại tệ. Như trong hai năm 2000 và 2001 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB bằng VNĐ và tăng DTBB bằng ngoại tệ lên đến 15% vào từ đó đã góp phần tạo lợi thế so sánh cho VNĐ, hạn chế dòng chuyển đổi VNĐ sang USD. Từ cuối năm 2001 đến 10/ 2005, khi lãi suất trên thị trường quốc tế giảm mạnh, NHNN đã hạ tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ xuống 12% rồi còn 3%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND từ mức 3% xuống mức 2% để giảm bớt khó khăn cho các TCTD. Đồng thời NHNN cũng mở rộng diện kiểm soát tiền gửi huy động từ dưới 12 tháng lên dưới 24 tháng và tính dự trữ bắt buộc bao gồm cả tiền gửi tại các chi nhánh NHNN, tạo điều kiện để các TCTD sử dụng linh hoạt vốn khả dụng của mình. Năm 2004, khi sức ép tăng giá lên cao và lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng lên cao để giảm sức ép lạm phát và ngăn sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bằngVND thấp hơn mức tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ.

Trong năm 2006, công cụ DTBB được điều hành theo hướng linh hoạt, thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trước diễn biến tổng phương tiện thanh toán tăng cao hơn so với năm trước, trong khi tín dụng có xu hướng tăng trưởng chậm, NHNN đã giữ nguyên tỷ lệ DTBB để duy trì ổn định tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%; bằng VND áp dụng cho các NHTM Nhà nước, NHTMCP đô thị NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài là 5%, riêng NHNo&PTNT là 4%, áp dụng cho NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ TDND TW là 2%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 2%, áp dụng chung cho cả VND và ngoại tệ. Ngoài ra, công cụ DTBB tiếp tục được điều hành theo hướng bình quân theo tháng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt nguồn vốn

Trước diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2007 và đầu tháng 1/2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của các TCTD. Bước đi đầu tiên trong gói các giải pháp thắt chặt tiền tệ là ngày 16/1/2008, NHNN ban hành quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng tăng thêm 1% ở các loại tiền gửi được ban hành (trước đó, tháng 6/2007, NHNN đã ban hành Quyết định 1141 để tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi). Nếu so sánh với tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Quyết định 1141/2007 thì mức tăng 1% là không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét số tiền mà các TCTD phải hút tiền từ lưu thông về thì không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ và chứng khoán đang trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.

2.2.3. Công cụ tái cấp vốn

Nghiệp vụ tái cấp vốn được sử dụng để điều hành CSTT từ năm 1994 theo Quyết định 285/QĐ-NH14. Từ năm 1994-2002, qui định về kỹ thuật nghiệp vụ của nghiệp vụ này có thay đổi cho phù hợp với qui định của luật NHNN như hình thành thêm nghiệp vụ tái chiết khấu, nhưng vai trò điều tiết tiền tệ của công cụ này không có sự thay đổi đáng kể. Từ tháng 4/2003 NHNN đã bước đầu tạo lập khung điều hành lãi suất của NHNN, theo đó lãi suất tái cấp vốn được xem như lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn của thị trường liên NH, lãi

suất thị mở là lãi suất chỉ đạo.

2.2.4. Công cụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ tiền tệ gián tiếp được NHNN đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000, đây là bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNN chuyển điều hành từ công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ tiền tệ giàn tiếp nhằm điều tiết vốn khả dụng và lãi suất thị trường có hiệu quả hơn. Từ 7/2000 đến năm 2002, nghiệp vụ thị trường không ngừng được hoàn thiện: Phiên giao dịch được tăng cường từ 10 ngày/phiên năm 2000 lên 1 tuần/1phiên năm 2001 và 2 phiên/tuần năm 2002, có thời điểm vào dịp tết mở thường xuyên ngày một lần. Thời gian thanh toán cũng được giảm từ T + 2 xuống còn T + 1 và đến nay là T + 0 (thanh toán ngay trong ngày đấu thầu). Doanh số hoạt động không ngừng tăng lên từ mức bình quân 82 tỷ đồng/ phiên năm 2000 lên 725 tỷ đồng/phiên năm 2005.

Trong giao dịch thực tế, NHNN chủ yếu sử dụng phương thức giao dịch bán và cam kết mua lại (giao dịch kỳ hạn), còn mua hoặc bán hẳn rất ít và áp dụng cả 2 phương thức đấu thầu: đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng.

Nghiệp vụ Swap, thực chất cũng là một nghiệp vụ thị trường mở, chỉ khác thị trường mở là công cụ giao dịch bằng ngoại tệ, lãi suất được xác định trong một giao dịch theo tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tháng 7/2001, để khắc phục tình trạng các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng VND, NHNN đã kịp thời đưa nghiệp vụ SWAP hoán đổi ngoại tệ với VND giữa NHNN với các NHTM. Đây là nghiệp vụ mới, có tác dụng xử lý thực trạng bất hợp lý về huy động và sử dụng vốn VND và ngoại tệ của các TCTD. Qua nghiệp vụ này, NHNN đã thực hiện việc bơm tiền VND tạm thời ra nền kinh tế, hỗ trợ việc thiếu vốn tiền đồng cho các NHTM trong lúc thực sự khan hiếm và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đây là nghiệp vụ mang tính tình thế, trong điều kiện các chứng từ có giá còn ít, ngoại tệ các NHTM còn dư thừa, nên NHNN không khuyến khích các NHTM tiếp cận nguồn vốn của NHNN qua kênh này, do vậy việc qui định tỷ lệ Swap là tương đối cao so với lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng, cụ thể mức gia tăng tỷ giá của nghiệp vụ Swap hiện nay như sau:

- Có thể nói, trong thời gian qua nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt thông qua mua và bán cả 2 chiều giấy tờ có giá trên cơ sở bám sát diễn biến vốn khả dụng, diễn biến kinh tế và muc tiêu điều hành CSTT, NHNN đã hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD đáp ứng nhu cầu đảm bảo khả năng thanh toán nhất là trong dịp Tết nguyên đán và dịp cuối năm góp phần duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Từ sau Tết nguyên đán, vốn khả dụng của các TCTD có xu hướng dư thừa, để điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD và thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã chủ yếu chào bán hẳn giấy tờ có giá với thời hạn ngắn.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Có thể khẳng định rằng thành tựu nổi bật nhất trong điều hành CSTT là đã phần nào kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế

Trước hết, chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng CSTT của Việt Nam theo đuổi đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Việc đeo đuổi CSTT đa mục tiêu trong điều kiện kinh tế chuyển đổi là tương đối hợp lý do cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện, hệ thống ngân hàng tài chính chưa phát triển, đồng thời nhu cầu hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển là cần thiết.

Để đạt được những mục tiêu cuối cùng đó, NHNN Việt Nam lựa chọn TPTTT - M2 làm mục tiêu trung gian (M2 bao gồm tiền mặt trong lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM + tiền gửi có kỳ hạn + tiền gửi tiết kiệm + trái phiếu do các Ngân hàng phát hành). Đương nhiên chúng ta có thể lý giải việc NHNN không dùng tỷ giá hay lãi suất thị trường làm mục tiêu trung gian là vì: mục tiêu trung gian là tỷ giá chỉ thực hiện được trong điều kiện là nền kinh tế mở và trong khi thị trường tài chính Việt Nam (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn) chưa phát triển, chưa hoàn thiện và ổn định thì mục tiêu trung gian là lãi suất

cũng chưa thực hiện được vì lãi suất lúc này chưa phản ánh khách quan mối quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Đồng thời chúng ta cũng lý giải được việc NHNN không chọn M1 hay M3 làm mục tiêu trung gian. NHNN không chọn M1 (= tiền mặt trong lưu thông + tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM) vì M1 có phạm vi hẹp hơn M2 rất nhiều và NHNN không kiểm soát được hệ số tạo tiền và tổng mức tín dụng trong nền kinh tế. Còn nếu chọn M3 (= M2 +trái phiếu, tín phiếu của Kho bạc phát hành+ thương phiếu, trái phiếu của các công ty +cổ phiếu của các công ty cổ phần +các tài sản tài chính khác) thì phạm vi lại quá rộng trong khi thị trường thứ cấp chưa phát triển, độ tin cậy của các giấy tờ có giá không cao,... Như vậy, việc lựa chọn M2 làm mục tiêu trung gian trong thời gian này là hợp lý.

Từ việc lựa chọn mục tiêu của CSTT như trên, việc điều hành CSTT trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể sau: đầu tiên là sự góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam. Sự ổn định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: năm 1995 tăng 9,54%; năm 1996 tăng 9,34%; năm 1997 tăng 8,15%; năm 1998 tăng 5,8%; năm 1999 tăng 4,8%; năm 2000 tăng 6,7%; năm 2001 tăng 6,84%; năm 2002 tăng 7,04%. Các mục tiêu kinh tế xã hội khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xáo đói giảm nghèo ... cũng được hỗ trợ bằng các biện pháp cụ thể như: tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn, cho vay người nghèo,...

Một thành công nữa là các công cụ của CSTT được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, chuyển dần từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. Thời gian đầu, công cụ CSTT được sư dụng chủ yếu là các công cụ trực tiếp như hạn mức tín dụng (NHNN qui định mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM dựa vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng), công cụ kiểm soát lãi suất. Tuy nhiên, ngay trong việc sử dụng công cụ trực tiếp cũng có những chuyển biến tích cực: đầu tiên, NHNN quy định tỷ lệ lãi suất cụ thể, sau đó là trần lãi suất, lãi suất cơ bản và cuối cùng là lãi suất thoả thuận . Cho đến nay, các công cụ trực tiếp được sử dụng ít đi,

NHNN chủ yếu điều hành CSTT bằng các công cụ gián tiếp như DTBB, chiết khấu, TCK, NVTTM.

Bảng 2.17: Tổng hợp các chính sách kiểm soát lạm phát

2007 Tác động đến lạm phát

Các chỉ tiêu trung gian Lạm phát

1. Chính sách tài khoá -

Thuế nhập khẩu ↓ Giá NK giảm ↓

Chi thường xuyên ↑ Tổng cầu tăng ↑

2. Chính sách tiền tệ

Làm giảm lạm phát

Dự trữ bắt buộc ↑

M2, tín dụng giảm → tổng cầu giảm → output gap giảm

Lãi suất cơ bản -

Lãi suất TCV&TCK - Cho vay đầu tư, kinh doanh

chứng khoán

Làm tăng lạm phát

Mua ngoại tệ ↑ M2 tăng

Tín dụng ↑ M2 tăng

3. Các chính sách khác

Khống chế lượng gạo xuất

khẩu ( Giá LT giảm (

Kiểm soát thị trường chứng

khoán Giá ck giảm→ tổng cầu giảm

Các biện pháp khác như: ổn định giá các mặt hàng quan trọng, kiểm tra niêm yết giá, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh...

Tăng giá điện, xăng, than ↑

Giá điện, xăng, than

tăng, chi phí sx tăng ↑

Thả nổi giá xăng Giá xăng tăng, lạm

phát kỳ vọng tăng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, các chỉ tiêu lạm phát không đạt yêu cầu đặt ra của Chính phủ Do CSTT của Việt Nam theo đuổi đa mục tiêu nên đôi khi mục tiêu này lại

triệt tiêu mục tiêu kia, vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu Chính phủ đề ra, đặc biệt là mục tiêu lạm phát.

Bảng 2.18: Tình hình thực hiện chỉ tiêu lạm phát

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Chỉ tiêu % 10 10 7 7-8 10 6 5

Thực hiện % 12,7 4,5 3,6 9,0 0,1 -0,6 0,8

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam các năm từ 1997-2001

Tất nhiên có ý những ý kiến cho rằng, mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng có những năm lạm phát lại ở mức hợp lý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như năm 1996, 1997.

Thứ hai, khả năng dự báo lạm phát (cả về phương pháp tính và vấn đề thu thập, xử lý thông tin về diễn biến trên thị trường) còn yếu kém, đồng thời, sự chỉ đạo và điều hành giá cả tiêu dùng của nền kinh tế còn mang tính thụ động và hiệu quả không cao. Chính điều này đã làm cho lạm phát thực tế những năm 1999-2001 quá xa với chỉ tiêu đề ra và trở thành giảm phát gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế.

Sự đổi mới và nới lỏng tài chính trong những năm gần đây đã làm lu mờ sự khác biệt giữa các khối lượng tiền và do vậy, tỷ lệ tăng trong từng khối lượng tiền như tỷ lệ tăng của M2 và M3 đôi khi thể hiện những biến động khác nhau. Do đó, hiệu quả của tỷ lệ tăng M2 với vai trò là một mục tiêu trung gian của CSTT được coi là bị giảm xuống. Hơn nữa, mối quan hệ chi phối giữa mục tiêu hoạt động tiền cơ sở - MB với M2 ngày càng thiếu ổn định làm cho việc sử dụng mục tiêu trung gian là M2 để điều hành CSTT bắt đầu có dấu hiệu kém hiệu quả.

Qua đánh giá việc xác định mục tiêu CSTT và đánh giá việc sử dụng các công cụ CSTT của NHNN từ năm 1990-10/2003, có thể rút ra rằng, điều hành CSTT của NHNN đã có những chuyển biến căn bản, từ chỗ khuôn khổ CSTT chưa được xác định rõ ràng (năm 1990,1991), các công cụ CSTT chưa hình thành đầy đủ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w