Thực trạng và giải pháp do Bộ TN&MT, Ủy ban KH, CN & MT, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức ngày 24/11/2014)
13. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Buon-ban-dong-vat-hoang-da-va-su-tiep-tay-cua-Internet/20119/111507.vgp su-tiep-tay-cua-Internet/20119/111507.vgp
Chia sẻ lợi ích từ rừng một cách hiệu quả và công bằng được coi là động lực then chốt thúc đẩy sự tham gia của các bên trong quản lý và bảo vệ RĐD. Từ nhận thức này, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-TTg cho phép thực hiện thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững RĐD tại một số VQG. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số khía cạnh trong việc thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích theo Quyết định này và đưa ra một số khuyến cáo liên quan.
Quyết định số 126/QĐ-TTg cho phép thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững RĐD tại các VQG Xuân Thủy (Nam Định), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và sau đó mở rộng thí điểm cho VQG Hoàng Liên (Lào Cai). Theo kế hoạch, hết năm 2014, các mô hình thí điểm này sẽ được tổng kết và đánh giá để xem xét khả năng ban hành một chính sách cấp quốc gia.
Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Thế giới CIFOR (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2013) thì một cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản trị rừng cần được thiết kế nhằm: 1) tối đa hóa tính công bằng (Equity) giữa các bên có liên quan đối với tài nguyên rừng, 2) cải thiện hiệu quả (Effectiveness) của quản lý rừng, 3) nâng cao hiệu suất (Efficiency) của các chương trình quốc gia và địa phương thông qua giảm các chi phí giao dịch và chi phí thực hiện (Nguyên tắc 3E). Dưới đây xin được nhìn lại việc thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích theo Quyết định 126/QĐ-TTg từ góc độ của các nguyên tắc này.