Biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế trong vấn đề này sẽ đƣa thế giới đến một tƣơng lai tốt đẹp hơn với bầu khí quyển trong lành và một đời sống thịnh vƣợng, hay một thế giới đầy tổn thƣơng? Điều đó phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi công dân thế giới ngay từ hôm nay.
Cho đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế có thể đƣợc đánh giá là rất sôi nổi, nhƣng kết quả hầu nhƣ chỉ dừng lại ở các đối thoại. Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu đã nhiều lần diễn ra, nhƣng chƣa lần nào các con số cụ thể đƣợc cam kết một cách chắc chắn. Sau mỗi cuộc đối thoại lại là những tuyên bố chung chung và vỗ tay cho những “bƣớc tiến mới” và những hứa hẹn một hội nghị thành công hơn ở lần đối thoại tiếp theo. Hội nghị về thay đổi khí hậu ở Bangkok (Thái Lan) và ở Bali (Indonesia) năm 2007 cho tới Hội nghị Copenhagen (Đan Mạch) hồi cuối năm 2009 đều không đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu cụ thể có tính pháp
81
lý. Cứ hội nghị trƣớc lại kỳ vọng vào hội nghị sau, và cho tới nay, ngƣời ta lại vẫn đang trông chờ vào một kết quả khả quan hơn ở hội nghị tiếp sau nữa…
Trong tƣơng lai gần, thế giới khó có thể đạt đƣợc một thỏa thuận mới có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Kết quả của Hội nghị Copenhagen hồi cuối năm 2009 đã cho thấy những nỗ lực rất lớn của nhiều quốc gia không dễ dàng đi đến một hiệp ƣớc mang tính lịch sử. Thành công của hội nghị không phụ thuộc số đông. Hoa Kỳ mới là quốc gia có vai trò quan trọng. Sẽ không quốc gia nào chấp nhận ký kết vào một thỏa thuận mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Nhƣng việc Hoa Kỳ tự đƣa ra một định mức hạn chế phát thải đối với chính họ là điều không tƣởng lúc này. Cứ cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ có thiện chí rất cao, thì việc đặt nền móng việc đi tới thỏa thuận của các nghị sĩ Mỹ lại là việc không đơn giản. Chƣa kể, phía Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,... cũng không muốn xem xét tới một thỏa thuận cứng rắn vì những mục tiêu kinh tế của họ. Nhƣ thế, khó có thể có một thỏa thuận mang tính pháp lý nào đƣợc đặt lên bàn đàm phán trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, nhiều khả năng xu hƣớng hợp tác sẽ chi phối quan hệ quốc tế về biến đổi khí hậu mặc dù nhân loại còn phải cố gắng mạnh mẽ hơn nữa mới có thể đạt tới một thỏa thuận thống nhất mang tính pháp lý trong vấn đề này. Xu hƣớng hợp tác phát triển rất có thể sẽ dẫn tới quản trị toàn cầu trong quan hệ quốc tế. Dù vậy, những khả năng đó không thể diễn ra trong tƣơng lai gần mà cần có thời gian để các quốc gia cùng ngồi lại thêm nữa để hiểu rõ và tin tƣởng nhau hơn đồng thời nâng cao ý thức chung về một thế giới không phân cách bởi cùng có chung một bầu khí quyển.
Thế giới đang xích lại gần nhau vì một thách thức an ninh chung. Con ngƣời vẫn có quyền hy vọng về một Cộng đồng quốc tế và vẫn cần nỗ lực không ngừng vì một thế giới tốt đẹp hơn.
82
KẾT LUẬN
Trong các vấn đề về môi trƣờng hiện nay, biến đổi khí hậu đƣợc coi là đáng lo ngại nhất. Thậm chí nó đƣợc xếp vào dạng vấn đề an ninh phi truyền thống nguy hiểm trong thế kỷ 21, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Biến đổi khí hậu biểu hiện rõ rệt ở tình trạng nóng lên của trái đất và những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, lũ lụt, bão và sạt lở đất. Tầm ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu và bất cứ biện pháp mang tính đơn lẻ nào, dù là của quốc gia phát triển nhất cũng không thể đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề, thế giới không còn biện pháp nào khác là hợp tác quốc tế.
Vì là vấn đề toàn cầu cho nên biến đổi khí hậu có những tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Nó tác động theo cả hai hƣớng là thúc đẩy hợp tác và gây ra xung đột.
Với đặc điểm của vấn đề là tính toàn cầu và yêu cầu giải quyết một cách đồng bộ, biến đổi khí hậu đã thúc đẩy tƣơng đối mạnh mẽ sự hợp tác giữa các quốc gia. Con ngƣời nhận thức rõ rệt rằng hợp tác quốc tế là công cụ không thể thiếu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Và nhƣ thế biến đổi khí hậu đã trở thành động lực lớn thúc đẩy quan hệ quốc tế. Các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và pháp luật quốc tế về môi trƣờng đã và đang đƣợc tăng cƣờng. Đặc biệt, gần đây vấn đề biến đổi khí hậu xuất hiện rất nhiều trong chƣơng trình nghị sự của các hội nghị quốc tế. Có thể thấy, biến đổi khí hậu đang giúp các quốc gia tìm thấy tiếng nói chung và ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên, vấn đề khí hậu cũng gây ra những xung đột phức tạp trong quan hệ quốc tế. Vì biến đổi khí hậu tác động đến các vấn đề khác trong môi trƣờng. Mà môi trƣờng có liên quan đáng kể tới quyền lực của quốc gia, tác động tới vai trò của quốc gia cũng nhƣ chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Môi
83
trƣờng vốn vẫn đang là nguồn của các tranh chấp và xung đột quốc tế. Chính vì thế, sự nổi lên của vấn đề biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trƣờng và kéo theo đó là hàng loạt các rắc rối trong quan hệ quốc tế, nhƣ tranh chấp tài nguyên, đối kháng Bắc-Nam, các vấn đề về địa chính trị, các vấn đề an ninh môi trƣờng hệ lụy khác,… Nhƣ vậy, khi phải đối mặt với một nguy cơ đe dọa chung, thế giới lại trở nên lục đục.
Xu thế chung của thế giới hiện nay và trong những năm tới là tăng cƣờng hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, xu thế này còn vấp phải những thách thức không nhỏ do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các nƣớc trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan, tính ràng buộc trong các cơ chế hợp tác chƣa cao, thiếu những điều kiện về tài chính và công nghệ, … Dù vậy, biến đổi khí hậu đặt nhân loại trong tình thế hoặc là cùng chung sống, hoặc là cùng bị hủy diệt, do đó, việc chung tay giải quyết vấn đề sớm hay muộn rồi cũng phải đi tới kết quả tích cực hơn.
Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia chịu sự tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, việc đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm đối phó với vấn đề này là việc làm không thể chậm trễ. Ở trong nƣớc, Việt Nam cần có sự hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng, xây dựng và phát triển thêm nữa các biện pháp quản lý môi trƣờng đối với các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cần phát triển hơn nữa hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các nƣớc phát triển và các Tổ chức quốc tế để giúp bảo vệ môi trƣờng nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.
Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt các thiên tai do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, lũ lụt đều khiến hàng nghìn ngƣời dân Việt Nam chịu cảnh màn trời chiếu đất, hàng trăm ngƣời chết và mất tích. Tiếp theo lũ lụt là đói
84
nghèo và bệnh dịch đeo đẳng. Giá nhƣ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế mạnh mẽ hơn thì có lẽ hàng triệu ngƣời trên thế giới đã và sẽ không phải chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có thể hàng nghìn ngƣời Việt Nam đang mất trắng tất cả sau mùa lũ đã không phải chịu cảnh đói rét.
Để thế giới phát triển bền vững và những ngƣời nghèo tránh đƣợc tổn thƣơng do biến đổi khí hậu, hợp tác quốc tế trong vấn đề này cần đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Hơn ai hết, các nƣớc giàu cần có trách nhiệm đầy đủ đối với những hậu quả mà ngƣời nghèo trên thế giới đang phải hứng chịu từ mặt trái của sự phát triển. Nhân loại vẫn đang hy vọng biến đổi khí hậu sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh để thế giới đoàn kết hơn vì một ngôi nhà chung mà ở đó không còn những thiên tai do tự nhiên giáng trả hành động tàn phá của con ngƣời.