các thương hiệu khác là một điiểm mạnh của họ khi chọn thị trường là các tỉnh lẻ,nông thôn,vùng núi,..
3.4. Phân phối
• Việc cạnh tranh với những thương hiệu đa quốc gia đã khó khăn thì việc tiêu thụ,chọn kênh phân phối sản phẩm tới KH cùng không ít trở ngại. Khâu tiêu thụ đến lượt được tính đến: Làm thế nào để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong bối cảnh phần lớn các đại lý lớn đều đã ký hợp đồng với các sản phẩm bột giặt mang nhãn hiệu nổi tiếng của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam và gần như bị ràng buộc ngầm không thể phân phối thêm sản phẩm cùng loại. Các doanh nghiệp quyết định xây dựng hệ thống phân phối từ những đại lý nhỏ chưa bị ràng buộc bởi các hợp đồng. Và quan trọng hơn cả là các đại lý, nhà phân phối này đều cùng chung chí hướng quyết tâm hoạt động vì lợi ích người tiêu dùng và nội lực Việt Nam.
• Bên cạnh việc tiêu thụ tại thị trường nội địa thì các SP bột giặt trong nước còn xuất khẩu khá mạnh mẽ ra các nước như Irắc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Ukraina, Cu Ba... đó là một trong những bước đi giúp tăng thêm lợi nhuận khẳng định thêm chất lượng cho thương hiệu Việt.
3.5. Truyền thông
- Hoạt động truyền thông của bột giặt Việt hầu như rất ít hay không có,trong đó bột giặt VÌ DÂN là có quảng cáo nhiều nhất. Chi phí quảng cáo cũng được tiết kiệm tối đa bằng việc sử dụng các giải pháp quảng cáo thiết thực và chủ yếu dựa vào quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương”.
- Quảng cáo của Hoa mơ khá giản dị,có phần hóm hỉnh khi mời tham gia video là các nghệ sỹ hài : Vân Dung,Quang Thắng,Văn Hiệp. Thông điệp truyền tải tới NTD dễ hiểu,dễ nhớ.
PHẦN IV:
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BỘT GIẶT VN SẢN XUẤT BỘT GIẶT VN
• “Một sản phẩm - dịch vụ như thế nào thì sẽ được người tiêu dùng chấp nhận để có chỗ đứng trên thị trường? Do chất lượng, mẫu mã, hệ thống phân phối, hay chế độ hậu mãi? Câu trả lời của chính người tiêu dùng là: do mức độ nhận biết của họ về nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm - dịch vụ đó.Câu trả lời có phần tương đối bất ngờ này được tổng kết từ kết quả bình chọn trong chương trình Tin & Dùng 2010 do Thời báo Kinh tế Việt Nam, tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng tổ chức. Trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam, thị trường đang có những bước chuyển theo xu thế ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp”tôi xin trich một đoạn của tác giả Nguyễn Anh Vân(VnEconomy) trên báo Vietnamnet. Qua phần mở đầu của bài viết chúng ta đã thấy được ngay xu hướng tiêu dùng hiện đại của người dân VN. Xu hướng chung của người tiêu dùng là ngày càng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn. Các dịp mua sắm lớn chủ yếu vẫn tập trung vào các ngày nghỉ lễ, Tết... Tuy nhiên, cũng có một xu hướng tiêu dùng mới hình thành tại các đô thị, đó là nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại. Như vậy để thấy rằng các thương hiệu đã nổi tiếng như OMO,TIDE việc họ độc chiếm và có số lượng áp đảo trong các siêu thị ,đại lý lớn là điều dễ hiểu.
•Như vậy đâu là lối đi cho các SP bột giặt VN? Trên cơ sở phân tích được những chiến lược marketing của những thương hiệu lớn,đồng thời biết được những ưu nhược điểm của các nhãn hiệu đó tôi xin đưa ra một số đóng góp như sau:
- Thứ nhất về chất lượng SP trong nước có thể cạnh tranh được so với các nhãn hiệu nước ngoài,viêc đó được thể hiên qua niềm tin,sức mua của
người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tích cực nâng cao thêm,đầu tư hoặc liên kết thêm những công nghệ mới.
- Thứ hai về bao bì SP: Đây được coi là một trong những thành công của thương hiệu “MADE IN VIET NAM” – Vì dân. Việc truyền tải được một cách rõ ràng,dễ hiểu về các thông số SP,thành phần,tác dụng phụ,…tới người tiêu dùng đặc biệt là các khu vực nông thôn,những người có đời sống thấp giúp họ nhanh chóng nhận biết và ra quyết định mua dễ dàng hơn. Các SP nội địa cần phát huy lợi thế này và cải tiến bao bì đa dạng,hấp dẫn hơn.
- Thứ ba các SP trong nước có lợi thế cạnh tranh mạnh về giá cả đặc biệt với khúc thị trường tiêu dùng nông thôn. Hầu hết qúa trình nghiên cứu hay phát triển SP mới đều do các cán bộ,kỹ sư hóa chất thực hiện,đã giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể.
- Thứ tư là phân phối : Như đã nói ở trên việc tiêu thụ các SP thông qua các đại lý mà đã ký kết với các thương hiệu đa quốc gia là một sự khó khăn với các doanh nghiệp VN;vì vậy ở đây chúng ta có thể phát huy chiến lược bền vững với các đại lý nhỏ,các cửa hàng mà chưa có sự ràng buộc quá lớn. Bản thân trong vấn đề tiêu thụ ở đây đòi hỏi ở các công ty trong nước phải có mối quan hệ tốt,khéo léo,chinh phục đại lý không chỉ qua các chương trình khuyến mại,giúp đỡ vận chuyển ..mà cao hơn nữa đó là tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Thứ năm là quảng cáo : Có thể thấy một trong những thât bại của các SP trong nước do nguồn kinh phí chi cho hoat động này quá khiêm tốn ! Nó cũng dễ hiểu vì tiềm lực tài chính của chúng ta không thể so sánh với các tập đoàn đa quốc gia như Unilever hay P&G. Vì vậy nếu chúng ta cứ “lấy trứng chọi đá” thì chắc chắn sẽ không thắng mà nguy cơ lỗ con cao hơn,nên việc tổ chức,đưa ra một sổ chương trình nhỏ như dùng thử,bán hàng cá nhân,các sự kiện nhỏ tại các địa phương có thể đem lại mức độ nhận biết cao hơn,đồng thời giữ vững thị phần tại phân khúc của mình .
KẾT LUẬN
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ đầu năm 2009 bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Cuộc vận động này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chinh phục người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường và đang có những chuyển biến tích cực. Người tiêu dùng đã có sự so sánh về giá cả và chất lượng giữa hàng nội và hàng ngoại trước khi chọn mua hàng và điều rất vui là khuynh hướng chọn dùng hàng Việt thay cho hàng ngoại trong tiêu dùng hàng ngày của người Việt ngày càng cao. Qua đó là cách thể hiện ý chí tự lực tự cường và lòng yêu nước của người tiêu dùng Việt Nam. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội đi vào sản xuất chiều sâu và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, trong đó địa bàn nông thôn đã bắt đầu được chú trọng. Cuộc vận động này có sức lan tỏa nhanh trong đó có vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông. Những tác phẩm báo chí thời gian qua đã cổ động ý thức cho người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, cổ vũ phong trào và cung cấp các thông tin về chất lượng của hàng hóa giúp doanh nghiệp dần khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. ( nguồn sàigòn online).
Thiết nghĩ cuộc vận động trên nhằm việc nâng cao ý thức người dân sử dụng các mặt hàng tiêu dùng Việt Nam nói chung hay sản phẩm bột giặt nói riêng – đó không phải là công việc làm trong một sớm một chiều,qua chương trình đã mở ra cho các doanh nghiệp VIệt Nam nhiều cơ hội,tiệp cận được với khách hàng của mình,nhận được những thông tin phản hồi của họ một cách chính xác nhất. Ngành sản xuất bột giặt tại Việt nam cũng nằm trong những cơ hội đó,qua đề tài này chúng ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về thị trường bột giặt ở Việt nam. Doanh nghiệp Việt nam xác định được đâu là thế mạnh cạnh
tranh của mình để từ đó đưa ra chiến lược cụ thê,hiệu quả,tập trung cho phân khúc của mình và tránh lãng phí.
Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Trương Đình Chiến đã giúp đỡ em hoàn thành được đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn Thầy !