Phân tích khả năng thanh toán + Khả năng thanh toán tổng quát

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lời tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 36)

III. Lưu chuyển từ hoạt động tài chinh

2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán + Khả năng thanh toán tổng quát

+ Khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ phải trả (17.355) 462.923.712 499.982.645 Khả năng thanh

toán tổng quát - 9,7 lần 9 lần

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty TNHH Hoàng Gia)

Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong một thời gian. Tuy nhiên theo bảng trên ta thấy có một cơ cấu bất hợp lý trong thanh toán của doanh nghiệp. Tổng tài sản của doanh nghiệp ổn định ở khoảng 4,5 tỷ đồng tuy nhiên khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng. Có thể nói doanh nghiệp có một phương châm hoạt động được coi là hiệu quả, khi mà doanh nghiệp đang dần chiếm lòng tin của nhà cung cấp. Liên tục trong các năm gần đây doanh nghiệp đã thanh toán ngay các khoản nợ. Như vậy doanh nghiệp đã không chiếm dụng vốn được của đối tác, chủ doanh nghiệp đã không sử dụng đến kênh huy động vốn là tín dụng thương mại. Điều này cũng có nhiều thuận lợi, nhưng điều này cũng không gây nên áp lực về kinh doanh cho chủ doanh nghiệp vì thế không sử dụng được hiệu quả của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản ngắn hạn 3.654.142.220 1.723.107.678 2.017.119.943

Nợ ngắn hạn 0 462.906.357 499.982.645

Khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn - 3,7 lần 4 lần

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty TNHH Hoàng Gia)

Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Tương tự với hệ số thanh toán nợ hiện hành, nếu chỉ tiêu này càng lớn hơn 01 thì tình hình tài chính của công ty càng tốt. Theo bảng trên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm đều đạt trên 01, tuy nhiên nó cao gấp 3 và 4 lần cần thiết. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đã

không được sử dụng hiệu quả trong cả 3 năm 2008, 2009 và 2010. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đạt tốt nhất là năm 2010 và đáng chú ý là năm 2008 trong khi công ty không có một khoản nợ ngắn hạn nào nhưng tài sản ngắn hạn lại được dự trữ lên đến 3, 6 tỷ đồng. Một cơ cấu tài chính hết sức mất cân đối, tuy nhiên sang năm 2009 mặc dù nợ ngắn hạn là khoảng 500 triệu đồng nhưng tài sản ngắn hạn vẫn duy trì ở 1,7 tỷ đồng. Con số này được tăng lên 2 tỷ đồng vào năm 2010. Qua đây ta thấy những bất cập trong việc quản lý tài chính của công ty TNHH Hoàng Gia.

+ Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán

nhanh =

TSNH – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TB ngành

Tài sản ngắn hạn 3.654.142.220 1.723.107.678 2.017.119.943 Hàng tồn kho 661.033.832 1.371.145.856 1.155.768.967

Nợ ngắn hạn 0 462.906.357 499.982.645

Khả năng thanh

toán nhanh - 0,76 lần 1,7 lần 1,43 lần

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty TNHH Hoàng Gia và công ty chứng khoán Tân Việt)

Qua kết quả tính toán, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả và có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2008 khi mà tài sản ngắn hạn đang dự trữ ở mức khá cao, tuy nhiên cũng phải nhìn vào thực tế là trong năm 2008 doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơ bản vì thế tài sản ngắn hạn rất cao là có thể chấp nhận được. Sang đến năm 2009 khi mà đã hoàn thành xây dựng cơ bản thì doanh nghiệp lại gặp phải vấn đề hàng tồn kho quá lớn lên đến 1,3 tỷ đồng, doanh nghiệp đã bị ứ động vốn khá nhiều ở đây . Tương tự năm 2010 khi mà hàng tồn kho vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên 1,5 tỷ đồng đẩy tài sản ngắn hạn lên đến 2 tỷ đồng. Khả năng thanh toán nhanh trong năm này là 1,7 lần có thể nói là chấp nhận được, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải có biện pháp hợp lý tức thời để

giảm giá trị hàng tồn kho xuống. So sánh với trung bình ngành thì con số này cao hơn nhưng đây là một hệ số mà doanh nghiệp đã quá “hào phóng”. Qua đây ta hiểu rằng chính sách bán hàng của doanh nghiệp không hợp lý. Doanh nghiệp quá song phẳng với nhà cung cấp trong khí đó hàng nhập về lại không tiêu thụ được, một bài toán khó hiểu của chủ doanh nghiệp. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục bằng cách giảm giá trị hàng tồn kho đến mức cho phép và cần phải chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để sử dụng triệt để giá trị thời gian của tiền. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Nó khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức vì hàng tồn kho không có khả năng thanh khoản cao. Vì thế chỉ số này đã chỉ rõ tại sao tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn duy trì ở những con số rất lớn so với tổng tài sản, đó là sự tồn tại khá lớn của hàng tồn kho trong cả năm, có xu hướng tăng mạnh từ năm 2009 so với 2008, tuy năm 2010 vẫn tăng nhưng đã có xu hướng giảm của hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cả cả 3 năm 2008, 2009 và 2010 không ổn định, chỉ có năm 2010 thì hệ này có xu hướng hợp lý với cơ cấu ngành hoạt động của nó. Năm 2009, hệ số là 0,76 và năm 2010 là 1,7 lần. Như vậy nếu loại hàng tồn kho ra, thì giá trị các khoản tài sản ngắn hạn khác mà có khả năng thanh khoản cao để thanh toán nợ đến hạn là thấp, đặc biệt là năm 2009. Có thể tiềm ẩn những khó khăn của công ty trong việc trả nợ đến hạn. tuy nhiên trên thực tế, công ty không có các khoản nợ quá hạn và đến hạn, các khoản nợ vẫn còn trong hạn. Mặt khác, hàng tồn kho của doanh nghiệp cao là do trong năm này doanh nghiệp tập trung vào xây dựng mới nhà xưởng. Mặc dù các khoản nợ chưa đến hạn nhưng doanh nghiệp vẫn nên điều chỉnh chính sách nâng cao hệ số này lên để cân đối với hệ số thanh toán hiện thời. Luôn đưa doanh nghiệp vào tình trạng an toàn về mặt tài chính và tránh lãng phí giá trị của tiền về mặt thời gian.

+ Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TB ngành

Tiền 2.918.981.461 184.742.870 661.623.806

Nợ ngắn hạn 0 462.906.357 499.982.645

Khả năng thanh

toán tức thời - 0,4 lần 1,3 lần 1,91 lần

(Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty TNHH Hoàng Gia và công ty chứng khoán Tân Việt)

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp quá cao, cụ thể là trong năm 2008, không có nợ ngắn hạn nhưng tiền và các khoản tương đương tiền tồn tại khoảng gần 3 tỷ đồng; năm 2009 tương tự khi mà nợ ngắn hạn của công ty gần 500 triệu đồng nhưng tiền dự trữ là gần 200 triệu đồng không đủ cho nhu cầu thanh toán nhanh. Tuy tiền dự trữ đã giảm nhưng ta thấy rõ bất cập của vấn đề sử dụng vốn. Khi mà một lượng tiền lớn của công ty trong thời gian dài mà không hề sinh lời, vô tình giá trị thời gian của tiền bị chủ doanh nghiệp bỏ qua. Sang năm 2010 thì hệ số thanh toán nhanh là 1,3 lần gần tương đương với trung bình ngành năm này là khoảng 1,91 lần. Bước đầu công ty đã có dấu hiệu sử dụng có hiệu quả vốn cũng như việc quản lý tài chính của chủ doanh nghiệp được cải thiện. Tuy vậy, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là quá cao, tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn. Do đó trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải sử dụng hệ số này có hiệu quả và nâng chỉ số này lên 2 lần để đảm bảo khả năng thanh toán an toàn hơn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty ở năm 2009 thấp hơn so với năm 2010. Năm 2009 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,4 đồng tổng tài sản lưu động, năm 2010 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,3 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số tăng là do tốc độ tăng của lượng tiền năm 2010 so với năm 2009 .Như vậy, mặc dù có thể khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp có tăng nhưng chưa tương đương so với trung bình ngành, có thể nói khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp vẫn nằm trong vùng an toàn. Hiện tại công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, công ty nên tiếp tục duy trì tình hình tài chính ổn định trong những năm tới.

Tóm lại, qua quá trình phân tích 3 hệ số: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời, ta thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn có xu hướng tăng và vượt xa so với nhu cầu cần thanh toán . Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên rất lớn của các khoản phải thu. Mà thực chất, khoản phải thu tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nên nó phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế khả năng thanh toán tức thời phản ánh chính xác hơn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp do hệ số này được thể hiện thông qua lượng tiền mặt hiện có ở doanh nghiệp. Vì thế qua quá trình phân tích, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng và đang dần ổn định tiến tới chuẩn hóa với trung bình ngành.

+ Khả năng chi trả

Hệ số khả năng chi trả =

Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ Nợ ngắn hạn Số tiền thuần Số tiền thuần lưu chuyển lưu chuyển trong kỳ trong kỳ

= Lượng tiền tăngLượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ

(thu vào) trong kỳ - Lượng tiền giảm Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ (chi ra) trong kỳ

Theo báo cáo tài chính ( Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010) thì Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ = 476.881.236

Hệ số khả năng chi trả ( năm 2010) = 1,06 lần

Trong trường hợp này do lượng tiền giảm ( chi ra) lớn hơn lượng tiền tăng ( thu vào) trong kỳ, doanh nghiệp phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán. Qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Hoàng Gia ta thấy do các khoản chi ra quá lớn nên Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ không đủ để bù đắp được. Vì thế tình huống tình thế là năm 2010 công ty đã phải vay dài hạn 500.000.000 đồng để bù đắp thiếu hụt cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trong kỳ.

Như vậy hệ số khả năng chi trả càng tô đậm thêm bức tranh tài chính chưa mấy vững chắc của công ty TNHH Hoàng Gia trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lời tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w