Vận dụng phong tục tập quán và lễ hội trong hoạt động du lịch hiện nay

Một phần của tài liệu gdqp 10 (Trang 38 - 41)

Phân loại phong tục tập quán và lễ hội

X. Vận dụng phong tục tập quán và lễ hội trong hoạt động du lịch hiện nay

1. Hội nhập, giao lưu và đa dạng văn hóa là một xu thế tất yếu của của quá trình phát triển văn hóa của mỗi cộng đồng, quốc gia và các nước trong khu vực. Việc hội nhập văn hóa phải đi đôi với việc bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát huy các giá trị của phong tục tập quán và lễ hội phải xuất phát từ lợi ích và quyền lợi của người dân. Bảo tồn tức là ‘gạn đục, khơi trong’, giữ gìn/phát triển các giá trị văn hóa vốn có của ông cha ta đã tích lũy qua quá trình lao động, sản xuất, xây dựng vào chiến đấu bảo vệ đất nước. Khái niệm bảo tồn các phong tục, tập quán và lễ hội không phải là giữ nguyên cái cũ mà phải biết giữ gìn các yếu tố tích cực để đưa những giá trị đó quay lại phục vụ đời sống của người dân trong hiện tại và tương lai. Bảo tồn văn hóa cũng là sự tiếp biến những giá trị tinh hoa văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em để biến nó phù hợp với điều kiện và tình hình mới của từng tộc người trong từng địa phương nhất định.

2. Quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị của phong tục tập quán và lễ hội là quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi sự bảo tồn gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, lối sống, nhận thức của cộng đồng… Xem bảo tồn các giá trị của phong tục tập quán lễ hội là trách nhiệm của các cấp, các ngành và đặc biệt là mỗi người dân. Điều này chúng ta cần phải có chiến lược để đào tạo đội ngũ phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch giới thiệu… cũng như vai trò các cá nhân như các già làng, nghệ nhân,,, có như vậy mới có thể gặt hái được những thành công trong sự nghiệp phát triển văn hóa, thúc đẩy sự phát triển du lịch.

3. Việc áp dụng những thành tựu của KHKT mới trong việc nghiên cứu, sưu tầm như kỹ thuật quay phim, ảnh tư liệu, phục dựng các lễ hội, truyên truyền quảng bá các hình ảnh , thiết lập các trang WEB về du lịch và lễ hội… bên cạnh đó cần tìm ra những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của phong tục tập quán, lễ hội là điều vô cùng cần thiết và cấp bách trong xu thế hiện nay.

4. Bảo tồn và phát triển văn hóa phải gắn liền với lợi ích văn hóa, kinh tế của cộng đồng cư dân sở hữu các giá trị văn hóa (phong tục tập quán, lễ hội) bên cạnh đó cũng loại bỏ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, các hủ tục hay là sự lợi dụng văn hóa tâm linh gây mất đoàn kết, trật tự an toàn xã hội hay thương mại hóa các phong tục tập quán lễ hội dưới bất kỳ hình thức nào…

5. Do vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nên các dân tộc ở Việt nam có nền văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng. Những sắc thái ấy hòa quyền với văn hóa thiên nhiên đã tạo nên những vùng văn hóa (tài nguyên thiên nhiên-tài nguyên nhân văn) hết sức độc đáo cùng với các tộc người có các phong tục, tập quán-lễ hội hấp dẫn khách du lịch, chính vì vậy để phát triển loại hình du lịch tham quan, tham dự các lễ hội cổ truyền cõn phải :

* Trong hoạt động du lịch cần quy hoạch và bảo tồn, quản lý và đồng bộ giữa các lĩnh vực di tích, danh thắng, lễ hội, văn hóa dân gian và du lịch. Chính vì vậy cần hoạch định việc bảo tồn và phát triển du lịch để khách du lịch có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin liên quan đến các lễ hội của các dân tộc thì khách du lịch sẽ muốn hòa mình trực tiếp không gian, đời sống hành ngày của các vùng thiên nhiên, văn hóa, lễ hội,. Ví nh lễ hội cấp Then của ngời Thái… Lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên… Điều này đỏi hỏi có chiến lợc quy hoạch, bảo tồn đồng bộ, nhân rộng các mô hình nh Sa Pa, Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng để phát triển vùng kinh tế trọng điểm của các đồng bào dân tộc nơi tiềm năng du lịch vẫn cha đợc khai thác một cách có hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế.

* Cần đào tạo một đội ngũ hớng dẫn viên du lịch am hiểu các phong tục, tập quán và lễ hội, các sắc thái văn hóa các dân tộc ít ngời (còn bảo lu các lễ hội cổ truyền). Trên thực tế tại các điểm du lịch, các lễ hội của các dân tộc có rất ít hớng dẫn viên hiểu rõ về phong tục tập quán, lễ hội của cộng đồng mà chỉ biết đến nghiệp vụ đa đón khách.

Đây là thực trạng sự thiếu chuyên nghiệp, nghiệp vụ trong chiến lợc phát triển du lịch bền vững. Nên phát triển loại hình du lịch điền dã - tham dự các lễ hội tại địa phơng có tài nguyên nhân văn (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân bản địa) thì sẽ lôi cuốn khách, tăng thời gian lu trú và đem lại cho khách du lịch một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch.

* Cần quảng bá các phong tục, tập quán lễ hội của các cộng đồng dân c (thời gian,

địa điểm, các nghi thức lễ chính…) trên các phơng tiện truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, panô để khách du lịch có có hội tiếp cận và lựa chọn các loại hình du lịch thích hợp với nhu cầu sở thích của chính mình… Đồng thời khụng ngừng nõng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như nghiên cứu thị trường để tổ chức các tour du lịch mới nhằm đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu gdqp 10 (Trang 38 - 41)