II. Thực trạng huy động vốn tại PGD Techcombank Hoàng Mai 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại PGD Techcombank Hoàng Mai.
2. Chất lượng công tác huy động vốn
Đánh giá theo chỉ tiêu về quy mô của huy động vốn
Bảng 9: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động 215,975 300,404 378,662 Tốc độ nguồn vốn huy động
so với năm trước - 139,09 126,05
(Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank Hoàng Mai ta có thể nhận thấy: tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2010 tốc độ tăng trưởng là 139.09% thì đến năm 2011 con số này chỉ còn 126.05%. Mặc dù trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra gay gắt, tình hình lạm phát gia tăng, thị trường tài chính biến động không ngừng, song tập thể nhân viên PGD Techcombank Hoàng Mai vẫn quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Điều đó được thể hiện bằng thông qua danh hiệu “Phòng giao dịch huy động vốn cao nhất trong toàn chi nhánh” mà ngân hàng đã đạt được trong năm 2011 vừa qua.
Đánh giá theo chỉ tiêu về cơ cấu sử dụng vốn
Bảng 1 0: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu về cơ cấu sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm
2011Hiệu quả sử Hiệu quả sử
dụng vốn
1 Tổng vốn huy đông 215,975 300,404 378,662
2 Tổng dư nợ cho vay 4,907 70,114 84,613
3 Hiệu quả sử dụng vốn (3=2/1) 22.72% 23.33% 22.34% 4 Chênh lệch (4=1-2) 211,068 230,290 294,049 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 5 Huy động vốn ngắn hạn 53,993 78,105 115,492 6 Dư nợ ngắn hạn 3,935 3,768 3,987 7 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (7=6/5) 7.28% 4.82% 3.45% 8 Chênh lệch (8=5-6) 50,058 74,337 111,962 Hiệu quả sử dụng vốn trung hạn 9 Huy động vốn trung hạn 110,644 157,892 196,904 10 Dư nợ trung hạn 477 23,990 27,303
11 Hiệu quả sử dụng vốn trung
hạn (12=11/10) 0.43% 15.19% 13.87% 12 Chênh lệch (12=10-11) 110,167 133,902 169,601 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn 13 Huy động vốn dài hạn 51,337 64,406 66,266 14 Dư nợ dài hạn 235 42,356 53,323
15 Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn
(15=14/13) 0.45% 65.76% 80.47%
16 Chênh lệch (16=13-14) 51,102 22,050 12,943
(Nguồn: Phòng kế toán)
Quan sát bảng số liệu ta thấy cơ cấu sử dụng vốn của Techcombank Hoàng Mai có xu hướng tăng dần song khá thấp. Hiệu quả sử dụng vốn tăng ổn định trong hai năm 2009, 2010 song đến năm 2011 lại giảm nhẹ, từ 23.33% xuống còn 22.34%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn song công tác cấp tín dụng chưa đạt hiệu quả cao mặc dù có tăng trưởng so với hai năm còn lại.
Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của PGD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm từ 7.28% năm 2009 xuống 4.82% năm 2010 và 3.45% vào năm 2011. Như vậy, 1 đồng vốn huy động chỉ tạo ra được 0.0345 đồng dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2011, gần như không đạt hiệu quả. Mặc dù mức
tăng trưởng của huy động vốn ngắn hạn tăng rất nhanh song dư nợ ngắn hạn vẫn dừng lại ở con số rât khiêm tốn (xấp xỉ 4 tỷ đồng). Do đó ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, vì chi phí sẽ thấp hơn và có thể xoay vòng vốn được nhanh hơn so với vốn trung hạn và dài hạn.
Hiệu suất sử dụng vốn trung hạn đã cơ những tín hiệu tích cực khi tăng nhanh từ năm 2009 chỉ với 0.43% lên 15.19% vào năm 2010. Mặc dù hiệu suất có giảm nhẹ xuống còn 13.87% năm 2011 do một lượng nguồn vốn nhở chảy sang bên huy động vốn ngắn hạn song với dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm đây cũng không phải là một bài toán quá khó đối với ngân hàng.
Cũng giống vốn trung hạn, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn tăng trưởng với con số khá ấn tượng, từ 0.45% năm 2009 nay đã đạt được 80.47% trong năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2009 xảy ra tình trạng lạm phát nên việc huy động vốn dài hạn gặp khó khăn, chính vì vậy nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng cho vay dài hạn. Tuy nhiên hiện nay tình hình kinh tế đang phát triển khá thuận lợi, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng.
Qua bảng tổng kết trên ta thấy, hiệu suất sử dụng nguồn vốn qua các năm của Techcombank Hoàng Mai mặc dù có chiều hướng tích cực song vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm ổn định xu hướng trên. Tỷ trọng nguồn vốn huy động vẫn còn quá cao so với dư nợ tín dụng. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn ngắn hạn cao hơn vốn trung và dài hạn. ngược lại trong hoạt động tín dụng thì cho vay dài hạn lại chiểm tỷ trọng cao hơn, do đó dẫn đến sự mất cân xứng giữa nguồn tiền huy động và nguồn tiền cho vay. Do đó, ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho vay dài hạn. Đó sẽ là một chiến lược kinh doanh mạo hiểm, vì nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn phải thanh toán trong thời gian ngắn nên tính ổn định tài chính của nó rất thấp, trong khi nguồn vay dàì hạn lại có giá trị rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn
Bảng 1 1: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu chi phí huy động vốn
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chi phí huy động vốn 5,209 2,946 28,198
Tổng chi phí 6,679 4,993 42,086
Chi phí HĐV/ Tổng chi phí 78% 59% 67%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chi phí huy động vốn bao gồm lãi phải trả cho những người gửi tiền và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động thu hút vốn như chi phí về quảng cáo, chi phí về cơ sở vật chất, tiền lương cho cán bộ huy động vốn. Trong cơ cấu chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 65% vì chủ yếu Ngân hàng thu hút khách hàng đến gửi tiền bằng yếu tố lãi suất. Việc Ngân hàng có chi phí trả lãi hàng năm đều tăng cũng là điều tất nhiên, đó là để tăng nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên thị trường. Chi phí lãi tăng kéo chi phí vốn của Chi nhánh cũng tăng theo, năm 2009 chi phí vốn bình quân là 78% đến năm 2010 giảm xuống còn 59%, năm 2011 là 67%. Sở dĩ năm 2009 ngân hàng có sự tăng đột biến chi phí bình quân huy động vốn vì các NHTM đã có những cuộc chạy đua lãi suất huy động, đẩy lãi suất tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngân hàng không thể không tăng lãi suất huy động. Đến năm 2011, một lần nữa ngân hàng nhà nước lại điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do giá vàng và tỷ giá ngoại tệ tăng quá cao, một tất yếu là tỷ lệ chi phí huy đôngj vốn của ngân hàng cũng tăng theo nhanh chóng.
Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động
Bảng 1 2: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu sinh lời của vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Tăng trưởng Giá trị % Tăng trưởng Giá trị % Tăng trưởng [1] Vốn huy động 215,975 - 300,404 39.09 378,662 26.05 [2] Lợi nhuận sau thuế 1,784 - 1,223 -31.45 7,553 517.58
Khả năng sinh lời (%) =[2]/[1] 0.82 - 0.4 - 2 -
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng trên có thể thấy, dù tổng vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm nhưng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại có sự biến động lớn, giảm trong năm 2010 và tăng đột biến trong năm 2011, dẫn đến sự bất ổn của chỉ tiêu khả năng sinh lời. Cụ thể, năm 2009, khả năng sinh lời của Chi nhánh chỉ đạt 0.82% và tiếp tục giảm trong năm kế tiếp xuống còn 0.4% do sự sụp giảm của lợi nhuận sau thuế từ 1,784 triệu đồng xuống còn 1,223 triệu đồng, tương ứng giảm -31.45%, trong khi tổng vốn huy động vẫn có mức tăng trưởng khá 39.09%. Tuy nhiên, sang năm 2011, chỉ tiêu này đã có sự cải thiện đáng kể, đạt mức 2%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng vượt bậc 517.58% của lợi nhuận sau thuế trong khi tổng vốn huy động chỉ tăng 26.05%. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, khả năng sinh lời từ vốn huy động của PGD còn rất thấp, vì vậy, Chi nhánh cần phải có các biện pháp khắc phục điều này.