Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh các cấp học tỉnh Lạng Sơn năm 2013 STT Trường Số trường Số lớp (nhóm lớp) Số học sinh, sinh viên 1 Mầm non 187 2009 43588 - Nhà trẻ 439 8810 - Mẫu giáo 1570 34778 2 Tiểu học 247 3563 55662 3 THCS 204 1768 43733 PTCS (TH,THCS) 23 4 THPT 24 697 25314 5 GDTX, KTTH-HN, N.Ngữ-T.học 13 152 4181 6 GDCN 02 77 2549 Tổng số 700 8.266 175.027 (Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể của Trung ương và địa phương, sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, tỷ lệ huy động trong độ tuổi đến trường ngày một tăng, chất lượng giáo dục ngày một tiến bộ, Tỉnh Lạng Sơn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ năm 1997; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục đại trà được duy trì; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đã giảm, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông được củng cố, ổn định trên 90%. Giáo dục mũi nhọn được quan tâm, kết quả bồi dưỡng và thi học sinh giỏi các cấp ổn định và có chiều hướng tích cực trong nhiều năm qua. Đánh giá một cách tổng quát, giáo dục Lạng Sơn đứng vào tốp trung bình của cả nước và tốp khá trong khu vực.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được với các chỉ số phát triển giáo dục ở mức khá tích cực, giáo dục Lạng Sơn vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn như việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục chất lượng cao phát triển còn ít. Chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp so với yêu cầu, sự chênh lệch chất lượng giáo dục còn nhiều giữa các vùng miền khó khăn so với những nơi khác. Sự tiến bộ của một số đơn vị có chất lượng giáo dục thấp còn chậm. Việc khai thác sử dụng các điều kiện dạy, học ở một số nơi chưa được chú trọng, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương... đòi hỏi ngành và mỗi đơn vị cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để có những biện pháp kịp thời khắc phục:
- Cơ sở vật chất trường học: thiếu diện tích sân chơi, bãi tập. Thiết bị trường học phần nhiều lạc hậu. Thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng.
- Còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học.
- Cơ chế chính sách xã hội, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bấp cập so với yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục-đào tạo
- Khoảng cách kinh tế giữa các khu vực còn cách biệt nhiều, kéo theo sự phát triển giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh.
Bên cạnh đó hệ thống giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa được quy hoạch tổng thể. Mạng lưới trường mầm non khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn chưa được đầu tư, quan tâm đầy đủ
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học được bố trí cơ bản đủ về số lượng, trình độ đào tạo cơ bản đạt chuẩn theo quy định luật giáo dục, tuy nhiên năng lực, chất lượng thực chất của đội ngũ còn thấp; trình độ tin học ở mức độ thấp, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục còn nhiều hạn chế.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đã được quan tâm, đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhiều trường
2.1.4. Tình hình giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.1.4.1. Về quy mô trường lớp, học sinh
Bảng 2.2. Quy mô trường lớp, học sinh cấp THPT tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2012 – 2013
Năm học Số trường THPT Số lớp THPT Số học sinh THPT
2010 - 2011 25 680 25536
2011 - 2012 25 675 25194
2012 - 2013 24 697 25314
(Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 24 trường THPT trong đó có 23 trường công lập và 01 trường dân lập. Trong 23 trường công lập có 02 trường chuyên biệt là THPT chuyên Chu Văn An và THPT DTNT tỉnh. Năm học 2012 – 2013 cấp THPT toàn tỉnh có 697 lớp, 25314 học sinh. So sánh với năm học trước thì số lớp và số học sinh có tăng nhẹ.
Theo quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 30 trường THPT (tăng thêm 06 trường) chính vì vậy việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.
2.1.4.2. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Bảng 2.3. Số lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THPT tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2012 – 2013 Năm học Số trường THPT CBQL Số GV 2010 - 2011 25 77 1541 2011 - 2012 24 76 1583 2012 - 2013 24 78 1648 (Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
Bảng 2.4. Đội ngũ giáo viên các trường THPT năm 2013
TT Trường THPT
Đội ngũ
Theo biên chế (CBQL+GV) Theo trình độ chuyên môn (CBQL+GV) Tổng số CBQL GV chính thức Tỷ lệ % GV hợp đồng Tỷ lệ % Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Tràng Định 94 4 72 80.00 18 20.00 1 92 1 2 Bình Độ 32 2 24 80.00 6 20.00 2 24 1 5 3 Văn Lãng 72 4 55 80.88 13 19.12 3 69 4 Cao Lộc 132 3 117 90.70 12 9.30 10 122 5 Đồng Đăng 79 3 68 89.47 8 10.53 2 77 6 Việt Bắc 159 4 151 97.42 4 2.58 7 152 7 Chu Văn An 88 3 80 94.12 5 5.88 1 24 63 8 DTNT Tỉnh 50 4 42 91.30 4 8.70 10 40 9 DL Ngô Thì Sỹ 10 Đình Lập 48 3 35 77.78 10 22.22 2 46 11 Na Dương 57 4 41 77.36 12 22.64 57 12 Lộc Bình 84 4 62 77.50 18 22.50 2 82 13 Tú Đoạn 43 3 31 77.50 9 22.50 1 42 14 Vũ Lễ 45 3 32 76.19 10 23.81 2 43 15 Bắc Sơn 91 4 76 87.36 11 12.64 4 87 16 Bình Gia 80 3 63 81.82 14 18.18 3 77 17 Pác Khuông 44 3 28 68.29 13 31.71 44 18 Lương Văn Tri 76 3 55 75.34 18 24.66 5 70 1 19 Văn Quan 66 3 47 74.60 16 25.40 5 61 20 Vân Nham 64 4 57 95.00 3 5.00 3 61 21 Hữu Lũng 121 4 106 90.60 11 9.40 7 114 22 Chi Lăng 91 4 75 86.21 12 13.79 9 82 23 Đồng Bành 51 3 37 77.08 11 22.92 1 50 24 Hòa Bình 59 3 45 80.36 11 19.64 2 57 Tổng 1726 78 1399 84.89 249 15.11 1 105 1612 2 6 (Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
lý trường học, trong đó 46,25% được bồi dưỡng tập trung theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 15% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
100% Hiệu trưởng đạt chuẩn Hiệu trưởng từ mức trung bình trở lên, có trên 60% cán bộ quản lý đạt từ mức khá trở lên; 95,56% có trình độ tin học A trở lên.
Năm học 2012 - 2013, toàn tỉnh có 1648 giáo viên (tăng 107 so với năm học 2010 - 2011); 99,86% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 2,7% trên chuẩn; 87,9% có trình độ tin học A trở lên. Số giáo viên cấp trung học phổ thông cơ bản đã đủ số lượng (tỷ lệ giáo viên/lớp là 2,37)
Nhìn chung đội ngũ GV, CBQL có tuổi đời tương đối trẻ, nhiệt tình, yêu công việc tuy nhiên nhiều giáo viên còn hạn chế về phương pháp giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lý đang được trẻ hóa, đa số đã qua các lớp bồi dưỡng về quản lý nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc, chất lượng đội ngũ giáo viên tiếp tục được nâng cao và bổ sung, nhiều giáo viên được cử đi ôn và dự thi đào tạo thạc sĩ. Tuy nhiên còn nhiều giáo viên được đào tạo hệ không chính quy, do vậy chất lượng một số môn học còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của tỉnh.
2.1.4.3. Về cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật
Tất cả các trường THPT trong tỉnh đều có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, phòng học được xây dựng kiên cố. Một số trường đã có nhà thể thao đa năng. Các trường đều được trang bị ở mức cho phép tối thiểu về thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học. Một số nhà trường đã được trang bị các phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn đảm bảo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên đa số các trường không đủ phòng học để học một ca (18/24 trường), thiết bị kỹ thuật trang bị cho các trường vẫn thiếu đồng bộ và mau hỏng.
2.1.4.4. Về chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục cấp trung học phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực; huy động 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; 89,5% học sinh
lên lớp thẳng; trên 90% học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó có trên 8% loại khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT Lạng Sơn thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng (năm 2013 có trên 34 % học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào Đại học, cao đẳng).
Bảng 2.5. Chất lượng giáo dục THPT
Năm học
Số học sinh
Xếp loại học lực (%) Xếp loại hạnh kiểm (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2010 - 2011 25536 3,14 32,82 54,61 6,91 0,03 68,82 24,36 6,25 0,82 2011 - 2012 25194 3,61 37,65 52,05 6,67 0,03 68,98 24,85 5,46 0,71 2012 - 2013 25314 3,95 40,03 49,22 6,76 0,03 68,78 24,48 6,77 0,56
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn)
Thống kê chất lượng các mặt giáo dục ở bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ HS THPT đạt từ trung bình mặc dù đã khá cao nhưng chưa có sự phát triển rõ rệt. Trong 3 năm học gần đây, tỉ lệ HS đạt từ trung bình trở lên về hạnh kiểm chiếm từ 99,18% đến 99,44%; về học lực tỷ lệ HS đạt từ trung bình trở lên 3 năm qua lần lượt là 93,06%, 93,30%; 93,21%. Nếu chỉ tính tỷ lệ HS đạt loại học lực khá và giỏi tương ứng qua các năm: 35,96%; 41,26%; 43,98%; thì rõ ràng sự chuyển biến tích cực về chất lượng học tập của HS THPT nói chung vẫn còn hạn chế. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa các yếu tố thúc đẩy nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo HS mà một trong các yếu tố hết sức quan trọng là công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT
Đánh giá chung: Quy mô trường, lớp; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lạng Sơn đã đáp ứng được nhu cầu học tập của HS. Chất lượng giáo dục THPT của tỉnh ngang với mặt bằng chung của chất lượng giáo dục THPT khu vực Tuy nhiên, giáo dục THPT của tỉnh vẫn còn khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên vật lý các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Về số lượng giáo viên, về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Bảng 2.6: Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên Vật lý tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 – 2011 đến năm 2012 – 2013
Năm học TS GV
Độ tuổi Thâm niên (năm) Giới tính 20-30 31-40 41-50 51-55 >55 <5 5-10 10-20 >20 Nam Nữ
2010- 2011 115 61 27 18 9 0 12 55 28 10 48 67 2011 - 2012 126 68 29 18 11 0 15 58 30 12 50 76 2012 - 2013 138 75 30 20 12 1 18 62 33 15 58 80
(Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
2.2.1.1. Về số lượng: Trong những năm qua , đặc biệt là từ 3 năm trở lại đây, đội ngũ giáo viên môn Vật lý các trường có học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có tăng nhẹ Cụ thể : năm 2010 có 115 giáo viên ; Đến năm 2013 đã tăng tới 138 giáo viên. Về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn tại các nhà trường tuy nhiên sự phân bố của giáo viên tại các trường không đồng đều nhau do đó việc bổ xung, sắp xếp cho đội ngũ giáo viên THPT môn Vật lý vẫn rất cần được quan tâm.
2.2.1.2.Về cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác:
54.3% 21.7%
14.5% 8.7%
0.7%
Tỉ lệ giáo viên theo độ tuổi
20-30 31-40 41-50 51-55 >55
Tỉ lệ giáo viên theo thâm niên công tác 44.9% 13.0% 10.9% 23.9% <5 năm 5-10 năm 10-20 năm >20 năm
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giáo viên Vật lý theo thâm niên công tác năm học 2012 – 2013
Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 138 giáo viên Vật lý THPT, trong đó tỷ lệ giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi) cao chiếm 54,3% (75/138); giáo viên ở tuổi từ 31 đến 49 chiếm 36,2% (50/138); Từ 50 - 54 : có 13/138 chiếm 9,4% Qua số liệu trên có thể thấy Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hoá, lực lượng GV độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm trên 75%. Riêng GV độ tuổi dưới 30 chiếm hơn 50% là điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và sắp tới. Độ tuổi trên 40 tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng khá ổn định không tạo ra sự hụt hẫng giữa các thế hệ GV tiếp nối. Điều này cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn nhất định. Giáo viên trẻ thường nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn tiếp thu cái mới, ý thức vươn lên mạnh mẽ, có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Có những trường toàn bộ giáo viên đều trẻ, không có giáo viên nòng cốt, nên có nhiều hạn chế trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ.
2.2.1.3.Về cơ cấu giới tính
Cơ cấu giáo viên theo giới tính
42.0% 58.0%
Nam Nữ
Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ giáo viên bộ môn theo giới tính
Theo biểu đồ trên tỉ lệ nữ cao hơn khoảng 16%. Đây cũng là một khó khăn cho các trường bởi tỉ lệ nữ cao nên hạn chế trong công tác thể hiện ở việc: nghỉ chế độ thai sản, sự nhanh nhạy tiếp cận công nghệ thông tin chậm hơn nam giới.
2.2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
2.2.2.1. Về trình độ đào tạo
Bảng 2.7. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Vật lý
Năm học Tổng số GV Trình độ đào tạo
Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ
2010 - 2011 115 109 5 1
2011 - 2012 126 119 6 1
2012 - 2013 138 129 8 1
(Nguồn: Sở GDĐT Lạng Sơn)
Trong năm học 2012 – 2013 Toàn bộ 138 giáo viên Vật lý đang giảng dạy THPT đều có trình độ từ đại học, nhưng chỉ có 9 giáo viên trên chuẩn, (có 04 giáo viên đang được cử đi học thạc sỹ). Hệ và nguồn đào tạo của các giáo viên lại khác nhau: đa số giáo viên được đào tạo tại trường Đại Học Sư phạm thuộc
đại học Thái Nguyên và Đại Học Sư Phạm Hà Nội, một số giáo viên được đào tạo từ trường ĐH Tây Bắc, ĐH khoa học tự nhiên, hoặc từ các lớp cử tuyển tạo nguồn do vậy mặt bằng trình độ của giáo viên THPT môn Vật lý hiện tại không đồng đều.
Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự có phương pháp giảng dạy phù hợp. Trên thực tế GV có trình độ cao nhưng ít thực tế, phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù