VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ

Một phần của tài liệu BÀI SOẠN ĐỊA LÍ 9 TIẾT 1 ĐẾN 20 (Trang 34 - 35)

I. THƯƠNG MẠI :

VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ

- Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu . - Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ

2/ Phương tiện dạy học :

- Bảng số liệu 16.1 – SGK trang 60 – phóng to

- Biểu đồ ( theo bảng số liệu 16.1 )  Gv vẽ trước ở nhà  để phản hồi kết quả .

3/ Tiến trình lên lớp :

i. Bài cũ :

- Cho biết tình hình hoạt động của ngành nội thương nước ta trong thời gian qua ? Tp HCM và H.Nội có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước ?

- Cho biết tình hình hoạt động của ngành ngoại thương nước ta trong thời gian qua ? Tại sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á – Thái Bình Dương ?

j. Bài mới :

Tiến trình tổ chức thực hành như sau :

- Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của h.sinh  nhận xét . - GV nêu yêu cầu của bài thực hành .

- Gv hướng dẫn cách vẽ :

b.1 / Nhận biết trong trường hợp nào thì vẽ biểu đồ miền :

- Trường hợp vẽ biểu đồ miền : chuỗi số liệu thể hiện trong nhiều năm . - Trường hợp số liệu tương tự nhưng ít năm hơn : Vẽ biểu đồ hình tròn . - Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải theo các năm .

b.2. / Cách vẽ :

- Biểu đồ là 1 hình chữ nhật , trục tung có trị số là 100% . ( Để thuận lợi trong việc vẽ biểu đồ , GV hướng dẫn h.sinh cần lấy chiều cao trục tung là 10 cm  1mm ứng với 1% )

- Trục hoành là các năm ( khoảng cách giữa các vạch chỉ năm dài hay ngắn phải tương ứng với khoảng cách giữa các năm )

- Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu Nông , lâm , ngư  CN – xây dựng … chứ không phải theo từng năm . - Xác định chỉ tiêu đến đâu , kẻ vạch đến đó để tránh sự nhầm lẫn .

- Tô màu .

- Lập bảng chú giải riêng .

 Gv tổ chức cho h.sinh tiến hành vẽ biểu đồ  Gv quan sát , uốn nắn sai sót .  GV phản hồi kết quả : treo biểu đồ GV đã chuẩn bị trước  tiến hành cho nhận xét

( H.sinh nào vẽ chưa xong  cho về nhà vẽ tiếp ) b.3 / Nhận xét :

Nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

- Em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu GDP của từng khu vực trong thời kì 1991 – 2002 ? ( Chỉ nhận xét khái quát : tăng hay giảm … )

- Sự giảm mạnh của khu vực Nông – Lâm – Ngư từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ? - Sự tăng trưởng mạnh của khu vực CN – Xây dựng đã phản ánh điều gì ?

Một phần của tài liệu BÀI SOẠN ĐỊA LÍ 9 TIẾT 1 ĐẾN 20 (Trang 34 - 35)