Những nghiên cứu mở rộng và kiểm định Robustness

Một phần của tài liệu Tác động vào các thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực (Trang 26)

4.5.1 Xác định lại các biến, sắp xếp lại thứ tự các biến, và mô hình mở rộng

Nhóm tác giả kiểm định độ mạnh (robustness test) của các kết quả nghiên cứu của mình theo các kích thước mẫu khác nhau.

Đầu tiên, họ kiểm định liệu các kết quả của mình có đúng trong các điều kiện khác nhau của thâm hụt/cân bằng ngân sách chính phủ và các yếu tố của ngân sách chính phủ. Thứ hai, họ tiến hành thử nghiệm cách xác định khác đối với tỷ giá hối đoái thực. Thứ ba, họ xem xét việc thay đổi trật tự của các biến trong hệ thống. Thứ tư, họ xem xét các phương pháp khác để tính lãi suất thực. Thứ năm, họ thử nghiệm các phương pháp đo lường khác đối với tài khoản vãng lai. Trong tất cả các trường hợp, tài khoản vãng lai được cải thiện, tỷ giá hối đoái thực giảm khoảng từ 0 đến 68%. Trong nhiều trường hợp, tỷ giá hối đoái thực giảm trong khoảng từ 0 đến 68% ngay cả trong dài hạn.

Nhóm tác giả cũng xem xét một số mô hình mở rộng. Đầu tiên, họ xây dựng một mô hình có sáu biến, thêm một biến như nợ công (nợ, hình 6) và một khoảng giới hạn (term spread). Nợ công được đưa vào vì nó là một biến ổn định quan trọng có thể ảnh hưởng đến thuế và chi tiêu công. Term spread thường được xem như một chỉ báo về chính sách tiền tệ. Nhóm tác giả đưa term spread vào mô hình để xác định các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ sau khi kiểm soát hoàn toàn tình trạng của chính sách tiền tệ (explicitly controlling for the monetary policy stance). Họ xem xét hai cách xác định: một dạng là biến được thêm vào được giả định là ngoại sinh xảy ra đồng thời với thâm hụt ngân sách chính phủ (‘mô hình 1’) và dạng thứ hai là thâm hụt ngân sách chính phủ được giả định là ngoại sinh xảy ra đồng thời với biến được thêm vào (“mô hình 2”). Thứ hai, nhóm tác giả xem xét mô hình bao gồm phương pháp đo lường thâm hụt ngân sách chính phủ theo cấu trúc (“thuộc cấu trúc”), không bao gồm các yếu tố có tính chu kỳ của thâm hụt ngân sách chính phủ. Mặc dù mô hình VAR được xem xét với giả định loại bỏ yếu tố biến động có tính chu kỳ của thâm hụt ngân sách khỏi mô hình bằng cách đặt điều kiện đối với các cú sốc sản lượng, nhóm tác giả muốn kiểm định độ mạnh của các kết quả bằng

cách xem xét các phương pháp đo lường khác để đo lường thâm hụt ngân sách chính phủ theo cấu trúc. Thâm hụt ngân sách chính phủ được hồi quy theo sản lượng đầu ra theo chu kỳ (cyclical output) và sau đó, phần dư từ hồi quy được xem như là phần thâm hụt ngân sách chính phủ theo cấu trúc. Để xây dựng sản lượng đầu ra theo chu kỳ (cyclical output), nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp đo lường xu hướng sản lượng đầu ra, một là từ the congressional budget office(“CBO”) và cách khác là sử dụng Hodrick–Prescott filter(“HP”).

Cuối cùng, tỷ giá hối đoái thực của đồng USD và tài khoản vãng lai của Mỹ cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, mô hình VAR cơ bản có thể không phản ánh đúng các điều kiện kinh tế quốc tế vì nó không có các biến ngoại (foreign variables). Để kiểm soát những biến ngoại này, nhóm tác giả xây dựng hai mô hình mở rộng. Đầu tiên, nhóm tác giả xây dựng mô hình bao gồm độ lệch của mỗi biến từ nhóm 5 nước ngoài nước Mỹ (“độ lệch”). Mô hình bao gồm các biến sau: {RGDP–RGDP*,GOV–GOV*,TB5,RIR–RIR*,RER5}, trong đó RGDP* là log của GDP thực của nhóm 5 nước ngoài nước Mỹ; GOV* là tỷ số của thâm hụt ngân sách chính phủ đối với GDP của nhóm 5 nước ngoài nước Mỹ; TB5 là tỷ số giữa cán cân mậu dịch của Mỹ đối với nhóm 5 nước ngoài nước Mỹ và GDP của Mỹ (ở đây cán cân mậu dịch được xem như là tài khoản vãng lai); RER5 là tỷ giá hối đoái thực của Mỹ so với 5 nước ngoài nước Mỹ; và các biến ngoại sinh xảy ra đồng thời được đặt đầu tiên. Thứ hai, mô hình trước đây là hữu dụng, tuy nhiên nó có giới hạn bởi vì không phân biệt các tác động của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ với các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ các nước khác Mỹ. Do đó, nhóm tác giả xây dựng một mô hình khác tách biệt thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ và các nước khác (‘7 VAR”). Các biến trong mô hình này là {RGDP, RGDP*,GOV*,GOV,TB5,RIR–RIR*,RER5}, trong đó các biến ngoại sinh xảy ra đồng thời được xếp đầu tiên.

Chú ý rằng GOV* được đặt trước GOV để xác định các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ không tương quan với các thay đổi trong thâm hụt ngân sách chính phủ các nước ngoài Mỹ. Ngoài ra, RGDP và RGDP* cũng được đưa vào một cách tách

biệt để xây dựng các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ bằng cách kiểm soát hoàn toàn các cú sốc GDP thực (RGDP).

Hình 6 cho thấy kết quả của những mô hình mở rộng này. Những đồ thị trong hai cột đầu tiên chỉ ra các phản ứng của tài khoản vãng lai trong khi những đồ thị ở hai cột cưới chỉ ra những phản ứng của tỷ giá hối đoái thực. Trong hầu hết các trường hợp, tài khoản vãng lai được cải thiện và tỷ giá hối đoái thực tăng. Trong ngắn hạn, hầu hết các trường hợp đều cho thấy những sự thay đổi này nằm trong khoảng từ 0 đến 68%.

S.Ki Ki m, N. Ro ub ini /Jo ur nal ofI nte rn ati on al Ec on o mi cs 74 (2 00 8) 36 2– 38

4.5.2 Những nghiên cứu mở rộng về các thành phần của ngân sách chính phủ

Trong phần 4.3, nhóm tác giả đã đo lường các tác động của hai thành phần của ngân sách chính phủ: chi tiêu và thuế ròng. Trong phần này, các tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn các tác động của hai thành phần này bằng các phương pháp khác nhau. Đầu tiên, họ xem xét phương pháp xác định không đệ quy (“Non-Recursive identification scheme”), trong đó tất cả các khoản chi tiêu chính phủ và các khoản chuyển giao ròng đều được đưa vào mô hình. Mô hình không đệ quy có sức thuyết phục bởi vì nó cho phép thực hiện cách xử lý khác đối với hai thành phần của ngân sách chính phủ. Ngoài ra, mô hình không đệ quy có thể giải quyết hạn chế quan trọng của mô hình đệ quy trước đây đó là nó cho phép phản hồi đồng thời các mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và thâm hụt ngân sách chính phủ, điều mà mô hình đệ quy không thể thực hiện được.

{GOV1, GOV2, RGDP, CUR, RIR, RER} được đưa vào mô hình, trong đó GOV1 là chi tiêu thực của chính phủ và GOV2 là tỷ số giữa chuyển giao ròng so với GDP. Mô hình này đo lường các tác động đồng thời của chi tiêu và chuyển giao ròng của chính phủ đối với mức sản lượng đầu ra, cũng như các tác động đồng thời của mức sản lượng đầu ra đối với cáck hoản chuyển giao ròng. Cấu trúc của mô hình này tương tự với mô hình của Blanchard và Perotti (2002).

Thứ hai, một số nghiên cứu trong quá khứ đã sử dụng các biến giả để xác định các cú sốc chi tiêu/mua hàng của chính phủ. Ramey và Shapiro (1997) sử dụng phương pháp tường thuật (“narrative approach”) để phân biệt ba sự kiện ngoại sinh gây tranh cãi thuộc về quân sự (Chiến tranh Hàn Quốc, chiến tranh Việt Nam và sự xây dựng lực lượng Carter–Reagan - 1950:3, 1965:1, 1980:1). Họ quan tâm đến những thời điểm khi các cú sốc ngoại sinh tác động đến chi tiêu chính phủ xuất hiện. Xây dựng dựa trên mô hình của Ramey và Shapiro, 1997; Edelberg và các cộng sự (1999) xây dựng mô hình VAR và xác định các cú sốc ngoại sinh tác động đến chi tiêu chính phủ với biến giả giống như nghiên cứu của Ramey–Shapiro. Họ đưa bốn biến cơ bản vào mô hình, log của GDP thực, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng, log của chỉ số

giá dầu thô, và chi tiêu quốc phòng, cũng như thêm vào biến lãi suất. Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình của Edelberg, Eichenbaum, và Fisher (“EEF”) để kiểm định tác động của các cú sốc chi tiêu chính phủ đối với tài khoản vãng lai. Các tác giả đưa thêm hai biến, chi tiêu chính phủ và tài khoản vãng lai vào mô hình bốn biến cơ bản được sử dụng bởi EEF. Chi tiêu chính phủ được đưa vào để tìm ra bản chất của các cú sốc bằng cách kiểm định các phản ứng của chi tiêu chính phủ. Tài khoản vãng lai được đưa vào để kiểm định các tác động của các cú sốc lên tài khoản vãng lai, và đó là chủ đề chính của bài nghiên cứu này. Khoảng thời gian đo lường (1948-1996) giống với khoảng thời gian của mô hình EEF.

Trong hình 7, cột đầu tiên – không đệ quy, cho thấy kết quả từ mô hình không đệ quy. Phần trên cùng của mỗi biểu đồ là tên của cú sốc (chi tiêu chính phủ (“GOV”) hay chuyển giao ròng (“TRANS”) và tên biến phản ứng (responding variable name). Cột thứ hai chỉ ra các tác động của các biến giả từ mô hình mở rộng của mô hình EEF. Tên của biến giả được hiển thị ở phần trên của mỗi biểu đồ.

Trong tất cả các trường hợp, tài khoản vãng lai được cải thiện và tỷ giá hối đoái thực giảm. Theo các mô hình trước đây, tác động của các cú sốc chi tiêu chính phủ đối với tài khoản vãng lai dai dẳng hơn so với các cú sốc chuyển giao ròng. Trong mô hình EEF, tài khoản vãng lai bị giảm sút trong khoảng thời gian đầu. Điều này dường như là kết quả từ việc giảm lúc đầu trong chi tiêu chính phủ (được chỉ ra trong dòng đầu tiên). Đến thời kỳ tiếp theo, chi tiêu chính phủ bắt đầu tăng, và tài khoản vãng lai cũng bắt đầu được cải thiện. Do đó, các kết quả dường như phù hợp với các nghiên cứu trước đây, ví dụ những cú sốc tích cực về chi tiêu chính phủ cải thiện tài khoản vãng lai một cách mạnh mẽ và kéo dài.

Cuối cùng, một nghiên cứu gần đây của Monacelli và Perotti (2006) đã phê bình mô hình cơ bản của nhóm tác giả trong bài nghiên cứu này vì hai lý do: (1) Các tác động đồng thời của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ đến sản lượng đầu ra không được tính đến trong hệ thống. Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch trong các kết quả thực nghiệm, cho rằng các cú sốc chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra một cách đồng thời. (2) GDP là một biến nội sinh và không nên xuất hiện trong mẫu số của các biến tài khóa, các biến mà tác giả đang nghiên cứu về các cú sốc của chúng. Tuy nhiên, các kết quả chính của nhóm tác giả đủ mạnh để phản biện lại hai lý do kể trên. Đó là bởi vì các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu thực nghiệm, chúng cho phép các tác động đồng thời của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ đến sản lượng đầu ra và việc sử dụng các cú sốc như là phương pháp đo lường thực sự các biến tài khóa (non-GDP scales).

5. Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, các tác giả kiểm định các tác động của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ đến tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực tại Mỹ, dựa trên mô hình VAR, trong khoảng thời gian có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Mô hình thực nghiệm xác định các cú sốc thâm hụt ngân sách sau khi kiểm soát nguồn gốc của các biến động ngân sách chính phủ nội sinh, ví dụ như các cú sốc sản lượng đầu ra. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ cải thiện tài khoản vãng lai và làm giả tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn. Những kết quả này trái ngược với những phán đoán của hầu hết các mô hình lý thuyết. Những kết quả này không đổi khi sử dụng các thông số kỹ thuật khác nhau – các phương pháp đo lường khác nhau đối với thâm hụt ngân sách chính phủ, các giả định khác nhau, các thành phần khác nhau của ngân sách chính phủ, và các mô hình thực nghiệm khác nhau.

Các phân tích thực nghiệm sâu hơn chỉ ra rằng sự cải thiện của tài khoản vãng lai là một phần kết quả của hành vi tiết kiệm cá nhân Ricardian (a partial Ricardian behavior of private saving) (đó là, tiết kiệm cá nhân gia tăng) và sự giảm sút trong đầu tư (hiệu ứng đám đông, điều này như là kết quả của việc gia tăng lãi suất thực), trong khi có ít mô hình phân tích cho thấy rằng các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ có thể dẫn đến cải thiện tài khoản vãng lai và giảm tỷ giá hối đoái thực, chúng không hoàn toàn phù hợp với các chi tiết của các bằng chứng được đưa ra trong bài nghiên cứu này. Nghiên cứu lý thuyết trong tương lai cố gắng làm cho phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm trong bài nghiên cứu này thì sẽ hiệu quả, tìm các bằng chứng thực nghiệm phù hợp với bài nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai cố gắng nhấn mạnh thêm cơ chế truyền dẫn. (Future theoretical research that tries to match the empirical findings of this paper will be fruitful, as will future empirical studies that try to further highlight the transmission mechanism.)

là “twin deficits” dường như là mẫu hình phổ biến. Các biến động ngược chiều của cân bằng tài khóa và tài khoản vãng lai là điều sẽ được nghĩ tới khi có các cú sốc chu kỳ về sản lượng và/hoặc cú sốc về năng suất. Hầu hết các sự biến động trong cân bằng tài khóa và cân bằng tài khoản vãng lai dường như là kết quả của các cú sốc sản lượng/năng suất. Tuy nhiên, “twin divergence” xảy ra ngay cả khi xem xét các cú sốc tài khóa ngoại sinh. Trong khi các đóng góp của các cú sốc tài khóa ngoại sinh đến hiện tượng “twin divergence” là tương đối nhỏ, khi so sánh với các cú sốc sản lượng, các kết quả cho thấy sự cần thiết của việc xem xét lại vấn đề: chính sách tài khóa đã tác động như thế nào đến tài khỏan vãng lai.

Một phần của tài liệu Tác động vào các thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w