Giá trị sử liệu về bản thân tác giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập (Trang 72)

I. Tổng quan về trước tác của Phạm Phú Thứ

I.1. Giá trị sử liệu về bản thân tác giả

13 tập thơ trong bộ Giá Viên toàn tập là một kho tư liệu đồ sộ để tìm hiểu và nghiên cứu nhiều mặt về bản thân tác giả Phạm Phú Thứ. Trừ quyển I (Ứng chế thi lục) cho chúng ta biết mối quan hệ và địa vị của Phạm Phú Thứ trong triều đình, 12 quyển còn lại được viết và biên tập theo trục thời gian “công tác” của tác giả.

- Quyển II (Bắc hành tạp lục) cho chúng ta biết quá trình “bắc hành” từ Kinh đô Phú Xuân ra bắc và thời gian tác giả làm việc ở Lạng Giang. Khoảng thời gian này kéo dài từ năm 1846 đến năm 1850.

102

Thực ra, giá trị văn học và giá trị tư tưởng cũng nằm trong giá trị sử liệu. Nhưng trong luận văn này chúng tôi chia thành 3 phần như vậy để tiện cho việc nghiên cứu. Tương tự, trong mỗi mục giá trị sử liệu, giá trị văn học và giá trị tư tưởng chúng tôi lại tiếp tục phân nhỏ nội dung. Cách phân mục này chỉ mang tính chất tương đối. Có vấn đề có thể xếp vào mục hoặc phân mục này nhưng lại vẫn có thể xếp vào mục hoặc phân mục khác. Cốt yếu của luận văn là nhằm trình bày được toàn bộ những giá trị học thuật nhỏ lẻ, rời rạc từ Giá Viên toàn tập.

Hành trình tác giả nhậm chức đi qua các địa danh như Quảng Bình (Quảng Bình tỉnh thành dữ Khâm phái Nguyễn Chưởng ấn Diệu Thúc tương ngộ vãn xuất quan nhân kí Diệu Thúc 廣 平省 城與 欽派 阮掌 印 耀 叔 相 遇 晚 出 關 因 寄 耀 叔, Q.2, 1a), sông Linh Giang (Linh Giang hiểu độ 靈江 曉渡, Q.2, 2a), đèo Ngang (Vãn quá Hoành Sơn quan 晚 過 橫 山 關, Q.2, 2b), Hà Tĩnh (Quá Hà Tĩnh 過 河 靜, Q.2, 2a), Hồng Lĩnh (Hồng Lĩnh hựu 鴻 嶺 又, Q.2, 2b), sông Lam (Hiểu độ Lam Giang 晚 渡 藍 江, Q.2, 3a), Thanh Hóa (Thanh Hóa Nga Tống đạo trung 清 化 峨 宋 道 中, Q.2, 3b), Tam Điệp (Tam Điệp lãnh 三 叠 嶺, Q.2, 3b), núi Dục Thúy (Đăng Dục Thúy sơn 登 浴 翠 山, Q.2, 4a), sông Thanh Quyết (Hồi trình quá Thanh Quyết giang vọng Ninh Bình sơn 回 程 過 清 厥 江 望寧 平 山, Q.2, 8b), sông Bắc Lũng (Bắc Lũng giang trung vọng vũ 北 隴 江 中 望 雨, Q.2, 16a), v.v.. Ở mỗi địa danh, tác giả đã gửi tâm sự của mình vào những vần thơ dạt dào ý vị.

Trong quãng thời gian này, Phạm Phú Thứ thường giao du với Cát Bảo Lộc (Sơ xuân ngộ phỏng Cát Bảo Lộc Huyện doãn kiến đồng Huấn đạo Hoàng Mai Hiên hữu nguyên nhật phùng Tân Tị chi vịnh nhân bộ vận đáp chi 初 春 過 訪 葛 保 祿 縣 尹 見 同 訓 道 黃 梅 軒 有 元 日 逢 辛 巳 之咏 因 步韻 畣 之, Q.2, 4a; Mộ xuân đồng Viễn Phong chư nhân chu trung chước dụng Thanh Liên giang thượng ngâm nguyên vận暮 春 同 遠 峰 諸人 舟 中小 酌用 青 蓮江 上吟 元韻, Q.2, 6a; Xuân đinh tiền tịch

đồng Đỗ Văn Giang Cát Bảo Lộc lưu túc Vũ Giang nhân Nguyễn Tĩnh phủ gia văn Nguyễn dạ thoại nhân kí sự thị chi toại yêu Đỗ Cát đồng phú hữu tự biệt lục 春丁前夕 同杜文 江葛保 祿留宿 武江人阮 靜甫家 聞 阮 夜 話 因 記 事 示 之 遂 邀 杜 葛 同 賦 有 敘 別 錄, Q.2, 10b; Thất nhật đồng Cát Bảo Lộc phó Phân phủ Lê Trác Phong đồ vấn khẩu chiêm thất vận 七 日 同葛 保 祿赴 分 府 黎卓 峰 途間 口 占七 韻, Q.2, 18a;

Tỉnh thành môn lâu vãn diếu đồng Cát Bảo Lộc省城 門樓晚眺 同葛 保 祿, Q.2, 19b; Cửu nhật đồng Cát Viễn Phong đăng phủ thành môn 九 日 同 葛 遠 峰 登 府 城 門, Q.2, 21b) và một số nhân vật khác như Phan Sư Mạnh (Họa đồng viện Phan Thừa chỉ Sư Mạnh Thám hoa nguyên vận 和 同 院潘 承 旨師 孟 探葩 元 韻, Q.2, 22b; Dữ Sư Mạnh tự thoại nhân ức cựu mộng bộ kiến thị nguyên vận thù chi 與師 孟敘 話 因憶 舊 夢步 見 示 元 韻 酬 之, Q.2, 23b), Trác Phong (Trọng thu đồng Trác Phong chư nhân thần đăng Nam Tào sơn tự lâu 仲 秋 同 卓 峰 諸 人 晨 登 南 曹 山 寺 樓, Q.2, 20b; Thập ngũ dạ phiếm chu quá Viễn Phong kiêm di tọa khách Sơn Tây Nguyễn Hoàng giáp, Hà Nội Nguyễn Giải nguyên chư nhân 十五 夜 泛 舟 過 遠 峰 兼 遺 坐 客 山 西 阮 黃 甲 河 內 阮 解 元 諸 人, Q.2, 21b).

- Quyển III (Nông giang thi lục), tác giả sáng tác vào quãng thời gian một năm bị đày khổ sai ở trạm Thừa Nông (nay là Nong - Thừa Thiên Huế), từ tháng 10/1850 đến 1851.

Tuy sống trong hoàn cảnh bị đày khổ sai, nhưng tác giả không hề oán hận, sầu bi, trái lại còn cảm thấy thanh nhàn, ung dung, tự tại. Suốt ngày ngâm thơ, câu cá làm vui. Chính vì vậy mà ông đã lấy tên hiệu là Nông Giang Điếu Đồ 農 江釣 徒. Ngoài ngâm thơ, câu cá, Phạm Phú Thứ còn thường xuyên đàm đạo với một người tú tài họ Đoàn tên Kim (Ưu điềm Tú tài Đoàn Kim tương kiến phỏng thư thị 優 恬 秀 才 段 金 相 見 訪 書 示, Q.2, 1b; Đoàn bộ vận kiến tặng nhân tái thư thị 段 步 韻 見 贈 因 再 書 示, Q.2, 1b; Chí nhật đồng Đoàn Tú tài quá Nông tự至 日 同 段 秀 才 過 農 寺, Q.2, 2a; Sơ xuân vũ đồng Đoàn Tú tài niêm vận 初 春 雨 同 段 秀 才 拈 韻, Q.2, 5b; Họa lan ca đề phiến di Đoàn Tú tài 畫 蘭 歌 題 扇 遺段 秀才, Q.2, 6b).

- Quyển IV (Đông hành thi lục), ghi lại quá trình đi công cán Quảng Đông của tác giả từ tháng 3/1851 đến 1854.

Quá trình đưa viên quan Trung Quốc là Ngô Hội Lân về nước (Quảng Đông) và đi Áo Môn đều bằng thuyền. Con đường biển ấy có thể phác họa lại qua những bài thơ của Q.4 Giá Viên toàn tập. Hành trình đi qua các địa danh cửa sông Vĩnh Điện (Vĩnh Điện giang khẩu hành chu 永 奠 江 口 行 舟, Q.4, 3b), chùa Phúc Khánh (ở) An Quán (Vũ trung quá An Quán Phúc Khánh tự tiểu khệ 雨中過 安館 福慶寺小 憩, Q.4, 3b), Sơn Trà (Trà Úc chu thượng khẩu chiêm 茶 澳 舟 上 口 占, Q.4, 8a), Hải Nam (Chu quá Hải Nam dương phận 舟 過 海 南 洋 分, Q.4, 8b), Thất Châu (Quá Thất Châu 過 七洲, Q.4, 9a), núi Lão Vạn Quảng Châu - thành Bình

Hải Triều Châu - Ô Môn (Chu quá Quảng Châu Lão Vạn sơn đà công thất lộ hành chí Triều Châu Bình Hải thành dực nhật thừa trước Đông phong bạc mộ đáo Phủ Đài hải khẩu dạ nhập Ô Môn kỉ sự 舟 過 廣 州 老 萬 山 柁 工 失 路 行至 潮 州 平 海 城翌 日 乘 著 東風 薄 暮 到 甫 臺海 口 夜入 烏門紀 事, Q.4, 9b), sông Hổ Môn (Chu tiến Hổ Môn giang hành kỉ kiến 舟 進 虎 門 江 行 紀 見, Q.4, 11b), cửa biển Việt Hải (Việt Hải quan điểm binh hành 粵 海 關 點 兵 行, Q.4, 21a), Châu Giang (Châu Giang kỉ kiến tạp vịnh thập tiệt珠 江紀見 雜咏十截, Q.4, 22b), v.v..

Trong chuyến hành trình này, Phạm Phú Thứ thường xuyên giao lưu xướng họa với Lê Văn Thạch Kính Khanh (Đồng Nguyễn Trước tác Nguyễn Điển bạ chư nhân quá Lê thị sơn phòng thoại vấn Lê Văn Thạch Kính Khanh huynh đệ dĩ thi tương tặng nhân tức họa đáp tam thủ 同 阮 著 作 阮 典 簿 諸人 過 黎 氏 山 房話 間 黎 文 石鏡 卿 兄 弟 以 詩相 贈 因 即和 答 三首, Q.4, 13a; Tái thư tặng Văn Thạch Kính Khanh 再書 贈 文 石 鏡 卿, Q.4, 13b; Kính Khanh họa tiền thi tái hữu sở tặng nhân thứ vận họa đáp nhị thủ 鏡卿 和前 詩再 有所贈 因次 韻和畣 二首, Q.4, 14a; Tái bộ Kính Khanh tặng Nguyễn Trước tác chư nhân nguyên vận tặng Kính Khanh 再 步 鏡 卿 贈 阮 著 作 諸 人 元 韻 贈 鏡 卿, Q.4, 14b; v.v..)103

- Quyển V, VII, IX, X, XI (Kinh hương thi lục) phản ánh quá trình làm việc của tác giả ở Kinh đô và quê nhà. Thời gian của Q.5 là

103

1843-1846, Q.7 từ 1857-1863, Q.9 từ 1868-1869, Q.10 từ 1869- 1871, Q.11 từ 1871-1874.

- Quyển VI (Nam hành thi lục), tập hợp những bài viết của tác giả khi làm việc ở các địa phương phía nam, chủ yếu tập trung ở Quảng Ngãi. Thời gian khoảng từ 1854 đến 1857.

- Quyển VIII (Tây phù thi thảo) là những bài thơ được tác giả làm ra khi đi sứ sang Pháp và Tây Ban Nha. Khoảng thời gian 2 năm từ 1863 đến 1864.

Cũng giống như ở Q.4, đây là lần thứ hai Phạm Phú Thứ may mắn được ra nước ngoài và lần đầu đi sang Tây, cho nên ông ghi chép rất cẩn thận, chi tiết và phong phú về hành trình của mình trong Q.8 này104.

Đầu tiên, Q.8 cung cấp cho chúng ta sơ đồ hành trình đường biển từ Kinh đô Phú Xuân đi Pháp, Tây Ban Nha bắt đầu từ cửa biển Thuận An (Xuất dương hữu ức 出 洋 有 憶, Q.8, 1a), rồi qua các địa danh: hải phận Quảng Nam (Quá Quảng Nam dương phận 過 廣 南 洋 分, Q.8, 1b), Gia Định (Thuyền để Gia Định 船 抵 嘉 定, Q.8, 1b), Cần Giờ (Xuất Cần Giờ tấn dữ thuyền nhân tự hậu thư thử 出 芹 蒢 汛 與 船 人 敘 後 書 此, Q.8, 2a), Côn Lôn (Dạ vũ quá Côn Lôn đảo 夜 雨 過 崑 崙 島, Q.8, 2a), Singapo (Tân Gia Ba新 嘉 波, Q.8, 2a), núi Linh-doanh (Quá Linh-doanh sơn 過 靈 瀛 山, Q.8, 2b), biển Anh-đê-yên105

(Xuất Anh-đê-yên 出 英 低 燕 海, Q.8, 3a), A-điên-tiên (A-điên-tiên 阿 巔 鮮, Q.8, 3b), Xích hải (Xích

104

Chưa kể đến tác phẩm có giá trị Tây hành nhật kí

105

Có một số địa danh chúng tôi có thể truy nguyên tên chữ latinh, có một số địa danh chúng tôi chưa thể truy nguyên được, do vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ sử dụng thống nhất từ phiên âm tiếng Việt từ chữ Hán và chữ Nôm của Phạm Phú Thứ.

hải 赤 海, Q.8, 5a), Y-diệp (Tự Y-diệp quốc xu yết tân thừa hỏa luân xa vãng Kê-thành 自 伊 葉 國 樞 謁 津 乘 火 輪 車 往 嵇 城, Q.8, 6a), v.v.. Đồng thời tác giả còn giới thiệu cho chúng ta một số địa danh của Pháp và Tây Ban Nha như Xoang-thành (Xoang-thành kỉ kiến 腔城紀 見, Q.8, 7a), Tây-đê (Đề Tây-đê 題 西 帋, Q.8, 8b), thành phố Pari (Pha-li thành dạ cảnh 玻璃 城夜景, Q.8, 8b), thành phố Ba-linh của Tây Ban Nha (Y-pha- nho Ba-linh thành tấn hồi chu kỉ kiến 衣 坡 儒 巴 伶 城 汛 回 舟 紀 見, Q.8, 9b), v.v..

Thứ hai, Q.8 cung cấp cho chúng ta những kiến thức về đất nước và con người của Pháp và Tây Ban Nha (Phú-lãng-sa hỏa xa đạo trung thư sự

富 浪 沙 火 車 道 中 書 事, Pha-li thành dạ cảnh玻 璃 城 夜 景, Y-pha- nho Ba-linh thành tấn hồi chu kỉ kiến 衣坡 儒巴伶 城汛 回舟 紀 見, 腔 城 紀 見). Thậm chí Phạm Phú Thứ cũng đưa ra sự so sánh khác biệt giữa phương Đông và phương Tây trong 5 bài thơ liền (Đông Tây dị thú ngũ vận

東西 異趣五 韻, Q.8, 9a).

Thứ ba, Q.8 cung cấp tư liệu về mặt ngôn ngữ học. Thứ nhất là vốn từ vựng mới của thời cận đại ở các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, v.v.. Thứ hai là từ phiên âm. Toàn bộ địa danh phương Tây được tác giả dùng chữ Hán chữ Nôm để kí âm106. Chúng ta căn cứ vào tư liệu này để nghiên cứu hiện tượng phiên âm tiếng nước ngoài của ông cha ta trong lịch

106

Việt Anh có bài nghiên cứu trường hợp này trên Tạp chí Hán Nôm, số 2 năm 2007 với tiêu đề Ngụy Khắc Đản với cách phiên âm từ và ngữ tiếng Pháp bằng chữ Nôm và chữ Hán.

sử, so sánh sự tương đồng dị biệt với cách phiên âm tiếng nước ngoài của chúng ta hiện nay.

Ngoài ra, Q.8 còn đóng góp rất nhiều về mặt tư tưởng của tác giả. Vấn đề này được trình bày ở phần sau.

- Quyển XII (Hàm giang thi lục) miêu tả sinh động cuộc sống ngày càng đổi mới ở Quảng Yên, Hải Dương khi ông giữ chức Tổng đốc và kiêm Tổng lí Thương chánh đại thần. Thời gian từ 1874- 1870.

- Quyển XIII (Tĩnh hậu thi lục) được tác giả viết vào quãng cuối đời trong những nỗi niềm tâm sự và tình hình bệnh tật. Thời gian từ 1880 đến khi mất (1882).

Một số bài thơ nói về bệnh tật của tác giả như: Ngụ thử bệnh trung độc Bùi Đoàn Niên sứ Yên tập khước kí 寓 暑 病 中 讀 裴 段 年 使 燕 集 却 寄 (Q.13, 6a), Mỗi hạ chí nguyệt tạp bệnh khước đa thư dĩ di hoài每 夏 至 月 雜 病 卻 多 書 以 遣 懷, Cửu nguyệt Thu Bồn nguyên phỏng y công

九月 秋盆源 訪醫工 (Q.13, 30b)

Ngoài ra, trong các quyển khác, thỉnh thoảng Phạm Phú Thứ cũng nhắc về hoàn cảnh bệnh tật và ốm yếu của mình. Ví dụ như các bài Hộ tòng Lợi Nông thư tặng Lại bộ Lê Tham chính Xuân Đình Trọng Hội 扈 從 利 農 書贈 吏 部黎 參 政春 亭 仲彙 (Q.9, 15a) nói về bệnh tê thấp. Bài Yên sứ chính hành giới Bùi Thị lang diêu thứ 寄 燕 使 正 行 价 裴 侍 郎 軺 次 (Q.12, 14b) nói về bệnh tật của mình nơi đất khách quê người cộng với nỗi nhớ Kinh đô, nhà cũ: “邯江 病客 南枝思、采 菊遅 君江 樹濱

= Hàm Giang bệnh khách Nam chi tư, Thái cúc trì quân Giang Thụ tân = Hàm Giang khách bệnh nhớ cành nam, hái cúc cùng anh bến Thụ Sào107”. Bài Cửu nhật giản Đông phiên Quảng Niết nhị thủ 九 日柬東 藩廣臬 二 首 (Q.12, 17b-18a) có câu: “九 日病中 渾忘卻、長 卿況自 懶題餻 =

Cửu nhật bệnh trung hồn vong khước, trưởng khanh huống tự lãn đề cao = Mồng chín bệnh đau giả vờ quên, trưởng khanh đến chơi lười xẻ bánh.” Bài Thỉnh tạm hồi kinh ngụ trị bệnh sớ 請暫回 京寓治 病疏 (Q.16, 17a) nói về tình trạng tác giả cứ mỗi lúc trời lạnh thì trở bệnh trường vị, lâu dài dẫn đến đau nhức nửa người bên phải, do vậy khi làm quan ở các tỉnh Đông Bắc thời tiết quá lạnh nên ông phải xin về kinh để điều trị. Đang lúc bệnh, ông rất mừng khi thấy trời nắng, vì trời nắng xua đi không khí lạnh làm cho bớt bệnh “寒消 七日 復、病退 一身 輕 = Hàn tiêu thất nhật phục, bệnh thối nhất thân khinh = Lạnh tan bảy ngày rồi, bệnh lùi nhẹ cả mình” (Bệnh khởi hỉ tình 病 起 喜 晴, Q.3, 3a). Phạm Phú Thứ bệnh yếu cho nên mỗi ngày phải ngủ trưa. Song, ông lại tự trào đây là “tiểu du tiên 小 遊 仙” (Ngọ hát 午 歇, Q.11, 5a). Có lúc khi hết bệnh ông đã viết văn tế cúng tạ ơn (Bệnh thuyên tạ Quan Thánh miếu 病 痊 謝 關 聖 廟, Q.23, 22b). Dẫu từ tuổi trung niên đến tuổi già, Phạm Phú Thứ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy nhược, bệnh tật, nhưng ông vẫn luôn luôn hết mình với công việc, tận trung báo đền cơm vua nợ nước.

Phạm Phú Thứ nhiều lần được cử tham gia “Ban giám khảo” các cuộc thi. Có khi ông cũng được giữ cả chức chủ khảo trong cuộc thi Hội thí:

107

Giang Thụ tân tức bến Giang Thụ Sào 江 樹 巢, ngôi nhà của Phạm Phú Thứ bên sông Hương. Ở đây chúng tôi dịch thơ nên sử dụng “Thụ Sào”

“三 月 奉 充 會 試 主 考 = Tam nguyệt phụng sung hội thí chủ khảo = Tháng ba phụng sung chủ khảo hội thí” (Lễ vi viện trung thư sự 禮 闈 院 中書 事, Q.9, 2b).

Trong phần văn, bài Đại kế tuân lệ thiện bản tiến trình 大 計 遵 例 繕 本 進 呈 (Q.14, 3a) cho chúng ta biết về quá trình làm quan của tác giả qua từng chức vụ cụ thể tương ứng với năm tháng cụ thể trong thời gian từ 1856 đến 1859. Ví dụ tháng 10/1856 giữ chức Án sát sứ tỉnh Thanh Hóa, tháng 7/1857 giữ chức Án sát sứ tỉnh Hà Nội, tháng 3/1858 thăng chức Hàn lâm viện Thị độc Học sĩ, Tham biện Nội các Sự vụ, v.v..

“Ngũ thập tri thiên mệnh”, Phạm Phú Thứ cho rằng tuổi này “Thánh nhân tắc tri mệnh, hiền nhân tắc tri phi”. Bản thân ông bước vào tuổi 50 cũng đủ để chiêm nghiệm cuộc đời. Chính vì vậy mà ông đã làm một bài trường thiên ngũ tuyệt với ý “tự miễn” dài hơn ba trang, gồm tròn 100 câu. Bình quân cuộc đời của ông mỗi năm được diễn tả bằng hai câu thơ như thế trong suốt 50 năm qua. Bài thơ này ghi lại rất chi tiết và sinh động về cuộc đời thăng trầm, đắc thất của ông. Nhiều đoạn ông nói về Tuân Khanh, Vệ Công, Âu Dương Công, Hàn Tử. Ông nói về họ như đồng thời cũng có vẻ ao ước được so sánh với họ. Những đoạn này dường như chất chứa vô vàn tâm trạng, chí nguyện của ông (Ngũ thập tự miễn 五 十 自 勉, Q.10, 9b- 10a). Bài trường thiên ngũ tuyệt Lục thập sinh nhật thuật六十 生日自 述 (Q.12, 19a-20b) 108 cũng với nội dung gần tương tự như vậy. Rõ ràng đây là một trong những nguồn sử liệu rất quí báu để nghiên cứu về cuộc đời ông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)