1. Có 7 100,00 3 100,00
2. Không 0 0,00 0 0,00
Ghi chú: SL: Số lượng thương lái trả lời (người) CC : Cơ cấu phần trăm thương lái trả lời(%) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua điều tra ta thấy, trong số 15 thương lái dứa được hỏi thì có 11 người (chiếm 73,33%) có phương tiện chuyên thu mua, còn đi thuê chỉ là 1 người ( chiếm 6,67%). Đặc biệt có 3 thương lái dứa (chiếm 20%) trả lời rằng phương tiện thu mua cả của nhà và đi thuê. Nhưng người này là những thương lái lớn, có nhu cầu thu mua với số lượng dứa lớn. Nhưng những phương tiện họ dùng là ôtô và thuyền, những phương tiện cần số vốn đầu tư lớn. Nếu mua cả hai phương tiện không phải thương lái nào cũng làm được.
Với tỷ lệ 53,33% những người được hỏi đều bảo có phương tiện của nhà, một lần nữa khẳng định các thương lái dứa ở đây là các thương lái chuyên nghiệp, họ có thể chủ động về phương tiện thu mua. Và tạo nên sự cạnh tranh dễ hơn với các thương lái không có phương tiện.
Khác với thương lái dứa, trong số 15 thương lái thanh long được hỏi thì có 12 người (chiếm 80%) trả lời rằng phương tiện của nhà. Và chỉ có 3 người trả lới là phải đi thuê phương tiện ( chiếm 20%) và không có thương lái nào vừa của nhà và đi thuê. Điều này cũng dễ hiểu bới phương tiện thương lái thanh long đi mua là ôtô và xe thô sơ. Trong hai phương tiện thì ôtô là tài sản có giá trị và cần vốn đầu tư lớn, còn xe thô sơ thì cần số vốn đầu tư nhỏ.
Cũng giống như thương lái dứa, với tỷ lệ 80% thương lái được hỏi trả lời là phương tiện của nhà, chứng tỏ các thương lái ở đây là thương lái chuyên nghiệp, và họ chủ động phương tiện thu mua và họ đóng vai trò cực kì quan trọng trong thu mua và lưu thong thanh long nơi đây. Chính chủ động phương tiện giúp thương lái chủ động số lượng thu mua và có thể đến tận vườn bà con nông dân thu mua. Điều này bớt cho nông dân một chi phí vận chuyển, và nông dân chỉ có việc “ ngồi đế m tiền”.
Và tính chủ động phương tiện ở đây thể hiện 100% thương lái thuê phươngtiện bảo rằng, khi mình cần có thể thuê ngay được phương tiện.
Đồ thị 4.2: Tình hình thuê phương tiện của thương lái dứa
Đồ thị 4.3: Tình hình thuê phương tiện của thương lái thanh long
4.1.7 Thông tin về lao động dùng thu mua
Cũng giống như vốn và phương tiện thì lao động cũng là yếu tố cực kì quan trọng và không thể thiếu trong bất kì hoạt động kinh doanh nào,chứ không phải riêng hoạt động kinh doanh của thương lái.
Lao động là một yếu tố quyết định lượng mua hàng ngày của thương lái. Sử dụng và thuê lao động hợp lí, chất lượng lao động tốt, phù hợp với lượng hàng cần thu mua là bài toán khó đối với các thương lái. Nếu thuê lao động hợp lí sẽ được những lao động giỏi, làm được việc, với lại thương lái không phải chạy ngược, chạy xuôi tìm mổi khi “cao điểm” thu mua trong điều kiện lao động khan hiếm như hiện nay.
Bảng 4.8: Số lượng thương lái trả lời về lao động, lao động gia đình, lao động thuê và giá thuê lao động
Chỉ tiêu ĐVT
Dứa Thanh long
SL CC (%) SL (%)CC I. Tổng số lao động > 10 Người 12 80,00 0 00,00 10-20 Người 2 13,33 3 20,00 20-30 Người 1 6,67 2 13,33 30-40 Người 0 00,00 2 13,33 40-50 Người 0 00,00 1 6,67 50- 60 Người 0 00,00 2 13,33 60 -70 Người 0 00,00 5 33,33
II. Lao động thuê thường xuyên
>10 Người 12 80,00 0 0 10-20 Người 3 20,00 4 26,67 20-30 Người 0 00,00 1 6,67 30-40 Người 0 00,00 2 13,33 40-50 Người 0 00,00 1 6,67 50-60 Người 0 00,00 5 33,33 60-70 Người 0 00,00 2 13,33
III. Lao động gia đình
1-2 Người 15 100,00 3 20,00 2-3 Người 0 0,00 3 20,00 3-4 Người 0 00,00 3 20,00 4-5 Người 0 00,00 3 20,00 5-6 Người 0 00,00 2 13,33 > 6 Người 0 00,00 1 6,67
IV. Giá thuê lao động theo ngày
>110 Ng.đ 0 0,00 0 0,00 110-120 Ng.đ 9 60,00 14 93,33 120-130 Ng.đ 1 6,67 1 6,67 130-140 Ng.đ 4 26,67 0 0,00 140-150 Ng.đ 1 6,67 0 0,00 <150 Ng.đ 0 0,00 0 0,00
Ghi chú: SL: Số lượng thương lái trả lời (người) CC : Cơ cấu phần trăm thương lái trả lời(%) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Nhìn chung, qua điều tra ta thấy, trong số 15 thương lái dứa được hỏi thì có 12 người ( chiếm 80%) bảo rằng tổng lao động của họ dưới 10 người, 2 người (chiếm 13.33%) cho biết tổng số lao động của họ từ 10-20 người. Còn lại không có thương lái nào tổng lao động trên 20 người. Điều này cũng phù hợp với phân tích ở trên khi nhu cầu vốn của thương lái dứa từ 15- 30 triệu đồng chiếm tỷ lện lớn. Chứng tỏ các thương lái ở đây đang thu mua với quy mô nhỏ là chủ yếu. Họ cần ít lao động trong thu mua. Mặt khác các thương lái dứa mua và bán trực tiếp cho khách hang ngay trong ngày, bởi dứa tỷ lệ hao hụt cao không qua bảo quả, các thương lái dứa không có kho chứa nên không có hình thức bảo quản. Nên lao động của họ dùng chủ yếu là thu mua và vận chuyển dứa.
Ngược lại thương lái thanh long thì khác, trong số 15 người được hỏi, không có thương lái nào thuê dưới 10 lao đông mà thuê rải rác từ 10 đến 70 lao động. Trong đó có tới 5 thương lái (chiếm 33,33%) thuê từ 60 -70 lao động và có 1thương lái (chiếm 6,67%) trả lời họ thuê 40-50 lao động. Những thương lái thanh long thuê nhiều lao động như vậy bởi ngoài thuê lao động thu mua ( tự thu hoạch) và vận chuyển thì những thương lái lớn họ bảo quả thanh long. Phân loại cho vào kho và xuất khẩu qua trung gian ( công ty Hoàng Hậu và công ty Long Hòa).
Đặc điểm nổi bật của dứa và thanh long của hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận là có thể thu hoạch quang năm ( cơ sở lý luận đã trình bày). Nên thương lái ở hai tỉnh có thể thu mua quang năm. Vậy nên lao động ở đây là lao động thuê thường xuyên. Đối với thương lái dứa trong số 15 người được hỏi thì có tới 12 người thuê dưới 10 lao động( chiếm 80%) còn lại 20% người trả lời thuê 10- 20 lao động. Không có người nào thuê trên 20 lao động. Bởi các lao động dứa đi thu mua thì không phải thu hoạch chủ yếu là bốc vác lên xe và khi giao hàng thì cho xuống. Còn thương lái thanh long thì thuê nhiều lao động. Trong số 15 người được hỏi thì có 5 người ( chiếm 33,33%) trả lời thuê 40-50 lao động thường xuyên và 4 người (chiếm 26,67%) trả lời thuê 20-30 lao động. Thương lái thanh long thuê nhiều lao động bởi thu hoạch thì chủ yếu thương lái tự thu hoạch và khi thu hoạch về còn lựa chọn và sơ chế trước khi giao hàng ( những thương lái lớn).
Một điều khá ngẩu nhiên, trong số 15 thương lái dứa trả lời thì 100% họ nói rằng lao động gia đình chỉ có 1-2 người. Những thương lái này có nhà cả chồng vợ đi thu mua, có nhà thì chỉ có chồng hoặc vợ đi mua. Còn thanh long có 1 thương lái trả lời lao động gia đình 6 người. Và có sự trùng lặp ngẩu nhiên đó là những người trả lời lao động gia đình của họ từ 1-2 người, 2-3 người, 3 – 4 người, và 4- 5 người lần lượt là 3 thương lái( chiếm 20%).
Lao động gia đình chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động bởi những lao động trực tiếp quản lí là chính.
Điều những người lao động quan tâm là tiền họ được hưởng. Nếu tiền đó những người lao động cho là thích hợp với công sức, mồ hôi họ bỏ ra thì họ mới làm việc và ý thức làm việc của họ tốt. Trong các thương lái dứa hỏi thì họ trả lời rằng giá thuê lao động của họ thấp nhất là 110ng.đ và cao nhất là 150ng.đ. Tùy theo khối lượng sản phẩm mua được trong ngày. Và tỉ lệ người được trả lương từ 110-120ng.đ là cai nhất đối với dứa là 9 người (chiếm 60%) và thanh long 14 người (chiếm 93,33%) và những người nhận được lương từ 120- 130ng.đ chỉ có một người ở mổi quả. Đặc biệt Thanh long trả lương cao nhất là 120ng.đ/ người. Đây cũng phù hợp với công lao động phổ thong bỏ ra. Còn dứa, những thương lái lớn, để giữ được lao động của mình để thu mua ( những lao động lành nghề) có những thương lái trả 130 -140ng.đ, tỷ lệ này là 4 người (chiếm 26,67%) và có một người trả lời rằng họ trả 150ng.đ/ ngày cho lao động.
4.2 Thực trạng kinh doanh của thương lái 4.2.1 Tình hình thu mua
4.2.1.1 Tình hình thu mua dứa và thanh long
Tình hình thu mua của các thương lái cũng có sự khác nhau, những thương lái mới bắt đầu đi mua thì chủ yếu họ mua quả chín, lúc thời vụ. Còn những người có kinh nghiệm thì thu mua cả vườn khi dựa vào kinh nghiệm để dự đoán về sự được mùa hay mất mùa của năm hay kỳ thu hoạch đó.
Khác với các thương lái khác những người mua cả vườn để có hàng thương lái phải thường xuyên thăm đồng chẳng khác nào nông dân, đôi lúc còn mất thêm tiền chăm sóc đến khi thu hoạch. Những thương lái này chụi “ năm ăn năm thua”. Những lúc thuận lợi thì có lời nhưng khi gặp phải các rủi ro thời tiết hoặc giá cả xuống đột ngột. Nói chung đến mùa thu hoạch thương lái được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Những người mua cả vườn ngoài có vốn lớn và nhất là có….gan, mà còn phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mới không sợ lỗ. Nhưng lời nhiều hay ít còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan.
Bảng 4.9: Số lượng thương lái trả lời về số lượng, số ngày, địa bàn và địa điểm thu mua dứa và thanh long
Chỉ tiêu
ĐVT
Dứa Thanh long
SL CC(%) SL CC(%)
I. Mua tấn/ ngày
> 10 Tấn 6 40 4 26,67
10-20 Tấn 6 40 5 33,33
< 20 Tấn 3 20 6 40,00
II. Số ngày mua trên một tháng
15- 20 Ngày 6 40 3 20
20- 25 Ngày 5 33,33 6 40
25 -30 Ngày 4 26,67 6 40
III. Địa bàn thu mua
Trong tỉnh 10 66,67 15 100,00
Ngoài tỉnh 0 0,00 0 0,00
Cả hai 5 33,33 0 0,00
IV. Địa điểm thu mua
Tại vườn ND 15 100,00 15 100,00
Tại kho TL 6 40,00 8 53,33
Tại điểm quy định 0 0,00 0 0,00
Ghi chú: SL: Số lượng thương lái trả lời (người) CC : Cơ cấu phần trăm thương lái trả lời(%) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua số liệu điều tra 30 thương lái ta thấy, trong số 15 thương lái dứa thì có 6 người (chiếm 40%) mua dưới 10 tấn/ ngày, những thương lái này làm ăn nhỏ và phần lớn họ bán sản phẩm ra chợ và những người mua 20-30 tấn cũng là 6 người, và
có 3 người trả lời rằng họ mua 25-30 tấn ngày. Các thương lái này làm ăn khá lớn và là mối quen của các Doanh nghiệp. Những thương lái ở đây mua chủ yếu bằng thuyền và ô tô. Họ chủ động phương tiện, cộng với dứa ở Tiền Giang có thể thu hoạch quanh năm nên lượng mua thương lái tương đối ổn định. Khác với thương lái dứa trong số 15 thương lái được hỏi 6 người (chiếm 40%) trả lời mua 20- 40 tấn/ ngày. Có 5 người (chiếm 33,33%) bảo rằng họ mua từ 10-20 tấn, và số còn lại mua dưới 10 tấn.
Sự khác biệt giữa lượng mua trong một ngày giữa thương lái dứa và thanh long cũng dễ hiểu, bởi như phân tích ở trên vốn, phương tiện, diện tích trồng nằng suất thanh long, đều lớn hơn so với Tiền Giang.
Do đặc điểm có thể thu hoạch quanh năm nhờ làm trái vụ nên thương lái thu mua quanh năm, qua 15 thương lái dứa và 15 thương lái thanh long ta biết được, đối với thương lái có 6 người ( chiếm 40%) mua 15- 20 ngày, còn đối với thương lái thanh long 3 người chiếm 26,67%) đây là những thươmg lái nhỏ, mua dưới 10 tấn, họ không đủ nguồn hàng và vốn để mua 30 ngày, còn những thương lái trung bình thì họ mua 20- 30 ngày trong số 15 thương lái dứa thì có 5 thương (chiếm 33,33%) và 15 thương lái thanh long có 6 người ( chiếm 40%), đây là thương lái trung bình và nguồn vốn của họ cũng không đủ cung cấp họ có thể mua mua lien tục và có sự đứt quảng do thiêu vôn. Những thương lái trung bình khá cân bằng giữa thương lái dứa và thanh long. Nhưng các thương lái lớn thì thanh long lại lớn hơn, trong 15 người được hỏi có 6 người (chiếm 40%) mua từ 25-30 ngày. Con số này đối với thương lái dứa là 4 người( chiếm 26,67%).
Các số liệu trên ta thấy nhu cầu mua trong môt ngày và số ngày mua trong một tháng của thương lái dứa và thanh long là khá lớn. Có những thương lá thì mua trong tỉnh cũng đủ nhu cầu của họ, còn có những thương lái phải thu mua ngoài tỉnh mới đáp ứng được nhu cầu về nguồn hàng. Qua các thương lái được hỏi thì ta thấy chỉ có 10 thương lái (chiếm 66,67%) dứa trả lời họ mua trong tỉnh, còn 5 người trả lời họ phải mua thêm ngoài tỉnh. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu mua thương lái, thì cần tăng năng suất dứa ở Tiền Giang lên hơn nữa. Còn
thương lái thanh long thì 100% họ thu mua trong tỉnh, bởi ở Bình Thuận là miền đất thanh long và có thể đáp ứng nhu cầu thu mua của thương lái.
Điều đặc biệt ở đây có tới 100% thương lái dứa và thanh long được hỏi họ mua tại vườn của nông dân, đây là điểm khác biệt giữa thương lái và các doanh nghiệp thu mua, họ không quản ngại khó khăn, nơi xa xôi hiểm trở để đến với vườn của nông dân, có thể nói nơi đâu có nông đân sản xuất nơi đó có thương lái. Vì thế mới tạo mới giúp thương lái có chổ đứng trong thu mua quả nói chung, dứa và thanh long nói riêng. Thương lái không chỉ thu mua ở vườn nông dân mà còn mua tại kho của nhà mình, điều này được chứng tỏ là trong 15 thương lái dứa được hỏi thì có 6 người trả lời là có mua tại kho và con số này đối với thanh long là 8 người. Những thương lái này có thể là mua nông dân mang đến bán (bán giá cao hơn) hoặc là của các thương lái khác đến bán hàng cho họ, và phần lớn các thương lái lớn mới mới thu mua theo kiêu này.
4.2.1.2 Tình hình ứng vốn cho nông dân
Điểm khác biệt giữa các thương lái với DN không chỉ mua tại vườn của nông dân mà thương lái có thể ứng trước vốn, phân bón, vật tư cho nông dân, tùy theo yêu cầu của nông dân mà lượng đầu tư là bao nhiêu. Thông thường đầu vụ thương lái ứng trước phân bón và chi tiền hàng cho nông dân.
Cách làm này của thương lái, tạo sự tin tưởng cho nông dân và phần nào đó giúp đỡ cho nông dân những khó khăn trong sản xuất. Theo điều tra ở trên (bảng 4.3) phần lớn thương lái xuất phát từ nông dân nên hỏ hiệu được những khó khăn của nông dân trong sản xuất và biết nông dân cần gì?. Chính vì sự gần gủi đó nên nông dân thường thích bán cho thương lái, và nhờ uy tín của mình thương lái mua hàng hóa dễ dàng hơn các doanh nghiệp.
Bảng 4.10: Số lượng thương lái trả lời về ứng vốn và phần trăm ứng vốn cho nông dân
Chỉ tiêu
Loại quả chính thu mua
Dứa Thanh long
SL CC (%) SL CC (%)
I. Ứng trước vốn hộ CóKhôn 13 86,67 10 66,67
g 2 13,33 5 33,33
II. % ứng trước vốn cho hộ 20 4 26,67 8 53,33
30 9 60,00 2 13,33
III. % ứng trước phân bón cho hộ
20 5 33,33 7 46,67
30 8 53,33 3 20,00
IV. % ứng trước vật tư 20 6 40,00 6 40,00
30 7 46,67 4 26,67
Ghi chú: SL: Số lượng thương lái trả lời (người) CC : Cơ cấu phần trăm thương lái trả lời(%) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Điều tra các thương lái dứa có đến 13 thương lái ( chiếm 86,67%) ứng trước vốn cho nông dân, và chỉ có 2 người trong tổng số 15 người trả lời không ứng trước.