7. Bố cục luận văn
2.2.2. Đặc điểm chữ Nôm trong bản giải âm tác phẩmThái căn đàm (菜
69
Trƣớc khi tìm đặc điểm chữ Nôm tác phẩm Thái căn đàm, chúng ta
thông kê lại tỉ lệ của mƣời tiểu loại qua bảng sau:
Nguồn gốc của Phật giáo là xuất phát từ Ấn Độ, nhƣng trong các triều đại phong kiến chúng ta đã chịu ảnh hƣởng văn hóa của Trung Quốc rất lớn, nên toàn bộ hệ thống tam tạng kinh điển của nhà Phật đều sử dụng chữ Hán.
STT Loại cấu trúc Số chữ Số lần xuất hiện Số chữ Tỷ lệ % Số lƣợt chữ Tỷ lệ % 1 A1 132 33,08% 231 26,86% 2 A2 22 5,51% 65 7,44% 3 B 1 0,25% 12 1,4% 4 C1 32 8,02% 59 6,86% 5 C2 66 16,54% 225 26,2% 6 D 8 2,01% 15 1,74% 7 Đ 1 0,25% 3 0,35% 8 E 3 0,75% 15 1,74% 9 G1 109 27,56% 184 21,5% 10 G2 24 6.02% 51 5,93% Tổng 399 860
70
Chính vì thế các nhà sƣ ở chùa là những ngƣời phải tiếp xúc và học chữ Hán để đọc hiểu đƣợc kinh điển ấy. Từ nhu cầu và điều kiện ấy, đặc biệt ở các trƣờng hạ của nhà Phật có những thời khóa học đặc biệt là theo lối bình văn giảng nghĩa. Bình văn giảng nghĩa là một lối học đọc một câu chữ Hán rồi đọc dịch nghĩa câu ấy, và đặc biệt là đọc ngâm nga có vần có điệu, chính vì thế khi giải nghĩa của câu chữ Hán ý nghĩa cần xúc tích rõ ràng, dễ hiểu. Điều này chúng ta có thể thấy những tác phẩm Phật giáo khi đƣợc dịch Nôm thƣờng là đối dịch, nghĩa là một chữ Hán dịch ra một chữ Nôm và có thể là số lƣợng chữ Nôm còn ít Hơn nữa. Ở bản giải âm Thái căn đàm này, khi khảo
sát 1.000 chữ Hán xuất hiện đầu tiên, chúng tôi thấy tỉ lệ dịch từ 1.000 chữ Hán ra chữ Nôm chỉ 982 chữ Nôm. Nhƣ thế chúng ta thấy tỉ lệ đối dịch chƣa đến 1. Văn bản PTĐBP MÂTK TKMLG Â KHLGÂ LTCCSM T HPLGÂ TCĐGÂ Số lƣợng chữ Nôm dịch từ 1000 chữ Hán đầu tiên 1165 1306 1054 1022 968 982 Tỉ lệ đối 1/1,165 1/1,306 1/1,054 1/1,022 1/0,968 1/0,982
71
Chúng ta thử so sách bản giải âm Thái căn đàm với một số bản giải âm khác để xem tỉ lệ đối dịch của Thái căn đàm.1
PTĐBPMÂTK : Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. TKMLGÂ : Truyền ký mạn lục giải âm.
KHLGÂ : Khóa hư lục giải âm.
LTCCSMT : Lý tướng công chép sự minh ti. HPLGÂ : Hộ pháp luận giải âm.
TCĐGÂ : Thái căn đàm giải âm.
Xem bảng thống kê chúng ta thấy tỷ lệ dịch của các bảnLý tướng công
chép sự minh ti trở lên tỷ lệ dịch ra chữ Nôm đều > 1. Riêng bản Hộ pháp luận giải âm và bản Thái căn đàm giải âm tỷ lệ dịch chƣa đến 1/1. Nhƣng chúng ta thấy tỷ lệ dịch của bản Thái căn đàm giải âm tỷ lệ dịch còn cao hơn bản Hộ pháp luận giải âm. Cách trực dịch cao hơn các bản chỉ sau bản Hộ pháp luận giải âm.
Từ tỷ lệ dịch của các bản trong bảng so sánh, chúng tôi tạm đƣa ra một số nhận xét sau:
- Chúng ta thấy trong bảng, từ bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
kinhcho đến bản Lý tướng công chép sự minh ti thì tỷ lệ dịch là > 1. Thế thì tỷ
lệ trực dịch ở những bản này đã khá sát nghĩa và cô động.
1Số liệu lấy từ khóa luận tốt nghiệp cử nhân Bước đầu tìm hiểu tác phẩm “Hộ pháp luận” qua bản giải âm của Hòa thượng Phúc Điền của Nguyễn Văn Thanh, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2005. Tr. 85.
dịch Hán/Nôm
72
- Theo so sánh chúng ta thấy càng về sau tỷ lệ trực dịch càng cao. Với bản Thái căn đàm giải âm là một tác phẩm đƣợc dịch năm 1859 và in vào năm 1860 sau bản Hộ pháp luận giải âm ký hiệu AB.381 đƣợc in vào khoảng năm 1840-1861, nhƣng tỷ lệ trực dịch bản Thái căn đàm giải âm vẫn cao hơnHộ pháp luận giải âm, bởi lẽ tác phẩm Hộ pháp luận là một tác phẩm bênh vực đạo Phật trong đó dùng nhiều danh từ riêng tên chƣ Phật, Bồ Tát… đƣợc giữ nguyên không dịch nên tỷ lệ trực dịch thấp hơn.
Về đặc điểm chữ Nôm mƣợn và tự tạo trong tác phẩm Thái căn đàm
chúng ta hãy đƣa vào so sánh với một số tác phẩm giải âm trƣớc đấy để chúng ta có thể thấy rõ hơn đặc điểm này của tác phẩm.
Bảng số liệu tỉ lệ loại chữ Nôm của bản Thái căn đàm giải âm so với các bản giải âm thời kỳ trƣớc.1
Tác phẩm Giai đoạn Loại mƣợn (%) Loại tự tạo (%)
Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân
trọng kinh XV - XVI 84,52 15,48 Chỉ nam ngọc âm giải âm XVI - XVII 81 19 Huấn nữ tử ca XVIII 69,39 30,61
Kim Vân Kiều tân truyện
XIX 68,43 31,57
Hộ pháp luận XIX 81,4 18,6
1Số liệu lấy từ khóa luận tốt nghiệp cử nhân Bước đầu tìm hiểu tác phẩm “Hộ pháp luận” qua bản giải âm của Hòa thượng Phúc Điền của Nguyễn Văn Thanh, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2005. Tr. 86.
73
giải âm Thái căn đàm
giải âm
XIX 63,4 36,6
Ở đây chúng tôi đƣa vào so sánh với các bản của các thời nhƣ:
- Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh xuất hiện thế kỷ XV – XVI, đƣợc in vào thế kỷ XVII.
-Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa xuất hiện thế kỷ XVI – XVII. - Huấn nữ ca xuất hiện thế kỷ XVIII.
- Kim vân kiều truyện xuất hiện vào thế kỷ XIX. - Hộ pháp luận giải âm ra đời thế kỷ XIX.
Qua bảng so sánh chúng ta thấy loại chữ mƣợn càng về sau càng giảm còn loại chữ sáng tạo càng ngày càng tăng. Nhƣng riêng bản Hộ pháp luận giải âm vì tính chất là một bản luận để bảo vệ Phật pháp mang nhiều tên riêng
nên tính chất của chữ mƣợn lớn hơn so với các tac phẩm trƣớc, chỉ sau Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh.
Còn bản Thái căn đàm giải âm vẫn theo tiến trình tăng dần về loại chữ sáng tạo nên ở tác phẩm Thái căn đàm giải âmloại chữ sáng tạo cao hơn tất cả các tác phẩm trƣớc.
Nhƣ vậy chúng ta thấy, đặc điểm chữ Nôm ở tác phẩm Thái căn đàm giải âm thì loại chữ sáng tạo rất cao, đặc biệt loại chữ sáng tạo kiểu ý âm rất
cao 33,58% trong tổng số các loại chữ.