Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 32)

Qua quá trình điều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn Xã đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện như sau:

+ Đối với giống lúa: Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống lúa 4B, TH5…phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao đạt 105 tạ/ha/năm. Ngoài ra địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại địa phương.

+ Phân bón: Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60-70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu.

+ Chăm sóc làm cỏ: Qua thực tế cho thấy những hộ đầu tư nhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc thăm ruộng là cần thiết để nâng cao năng suất lúa. Mặc dù đầu tư thêm công lao động là không có hiệu quả, nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại nếu không theo dõi kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, thì không chữa trị kịp và đúng lúc. Điều này sẽ làm giảm sản lượng rất đáng kể có thể bị mất trắng.

+ Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng

chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất.

+ Bố trí thời vụ: Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Xã cần phối hợp với HTX chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 32)