với những giáo viên trẻ về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, về công việc giảng dạy, về hoạt động giáo dục học sinh, về định hướng của nhà trường sắp tới và những đòi hỏi về sự phát triển của ĐNGV tin học trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của nhà trường nơi đang công tác. Vì vậy, chưa hình thành được ĐNGV tin học đủ mạnh, có lòng yêu nghề, yêu nơi công tác, khát khao muốn được học hỏi nâng cao năng lực của bản thân.
Việc huy động lực lượng xã hội (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…) phục vụ cho sự phát triển CNTT nói chung đã được tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các trường THPT. Các tỉnh, thành phố (trừ Thành phố Hồ Chí Minh) chưa có những cơ chế mở, thông thoáng về mặt chính sách để các
trường THPT có thể chủ động huy động nhiều nguồn lực theo phương thức xã hội hóa để trang bị hệ thống trang thiết bị CNTT phục vụ dạy và học.
- Việc tạo điều kiện cho ĐNGV tin học tham gia các hoạt động ứng dụng tin học phục vụ công cuộc phát triển KT-XH, vào cuộc sống thực tiễn, phục vụ đáp ứng các nhu cầu CNH, HĐH còn rất hạn chế và mang tính tự phát. Đây cũng là một điểm yếu của việc phát triển ĐNGV tin học THPT. Việc khép kín hoạt động của giáo viên tin học, một ngành khoa học phát triển nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu, trong khuôn khổ bó hẹp của nhà trường sẽ hạn chế sự phát triển của giáo viên, đôi khi làm mai một những kiến thức đã được đào tạo của họ.
Một số không ít trường còn sử dụng giáo viên tin học vào những công việc văn phòng hoặc giúp các giáo viên khác soạn giáo án, ảnh hưởng đến quỹ thời gian đầu tư vào công tác chuyên môn của giáo viên. Một số trường do nguyên nhân khách quan hay chủ quan nên đã sử dụng giáo viên tin học vào việc quản lý phòng máy, quản trị mạng hoặc sửa chữa máy tính, giáo viên không có thời gian và điều kiện để tiếp cận với tiến bộ của tin học và đầu tư vào công tác chuyên môn giảng dạy.
Tin học là một ngành khoa học mới mẻ, vì thế một số giáo viên tin học trẻ rất say mê nghiên cứu vào các vấn đề chuyên sâu và rất có thể có những sáng kiến mới để áp dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất (lập trình ứng dụng, lập trình mã nguồn mở, kết nối mạng nội bộ cho các cơ quan, xí nghiệp...). Những giáo viên này nếu không có lòng nhiệt huyết, yêu nghề và lập trường tư tưởng vững vàng sẽ rất dễ dao động, xin chuyển sang các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài (với mức lương hấp dẫn hơn).
c. Về chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV tin học
Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV, chúng tôi đặt câu hỏi cho CBQL và giáo viên: “Anh chị cho biết tác dụng của
các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển ĐNGV ...”, kết quả trong bảng 2.13.
Bảng 2.13. Tác dụng của các chính sách đối với việc bồi dưỡng giáo viên tin học
Kết quả (ĐTBC) STT Chế độ CBQL GV 1 Lương 1.88 1.98 2 Phụ cấp theo lương 1.77 1.90 3 Nhà ở, đất đai 1.70 1.55
4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2.33 1.86
5 Chế độ chuyển vùng 1.75 1.95
6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 1.72 1.98
7 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 1.72 2.11
8 Bình chọn thi đua hàng năm 2.11 2.31
9 Thưởng 1.88 2.0
10 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 2.19 2.07 Số liệu ở bảng 2.13, ta có thể thấy: CBQL đánh giá cao tác dụng của các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết quả đào tạo bồi dưỡng với sử dụng, lương. Giáo viên đánh giá cao tác dụng của các yếu tố bình xét thi đua, tặng huy chương.Như vậy, theo ý kiến của CBQL, giáo viên được hỏi, những yếu tố đã có tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tin học là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong thời gian qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng
và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với giáo viên tin học nói riêng, giáo viên THPT nói chung.
Tóm lại, các địa phương trong những năm qua chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển dụng một cách khoa học theo đúng qui trình quản lý nhân sự, để có thể chọn được những giáo viên tin học THPT có phẩm chất tốt, có năng lực, trình độ cao, đúng ngành nghề, có khả năng thích ứng nghề nghiệp, với nhiệm vụ giảng dạy từng trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa chủ động cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của ĐNGV tin học THPT, làm họ hứng thú, tích cực trong nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục học sinh, không ngừng phát triển bản thân, góp phần cho sự phát triển của từng trường và của ngành.
2.3.2.6. Thực trạng về xây dựng ĐNGV tin học đầu đàn
Công tác xây dựng ĐNGV tin học đầu đàn trong các trường THPT còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, ĐNGV tin học đầu đàn của các trường THPT chưa đáp ứng được so với yêu cầu và đòi hỏi của việc dạy học và ứng dụng tin học của nhà trường. Cụ thể :
- Số lượng giáo viên tin học đầu đàn chưa đầy đủ theo yêu cầu đào tạo của nhà trường. Thực tế ở nhiều trường vẫn có những giáo viên tin học giữ vai trò đầu đàn vì họ có thâm niên công tác cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý, nhưng hạn chế lớn nhất ở những giáo viên này là họ không có đủ điều kiện như tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đại học. Vì vậy, trong thời gian tới họ sẽ khó có thể giữ vai trò đầu đàn vì số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh khá được tuyển dụng vào công tác tại trường.
- Lực lượng giáo viên tin học đầu đàn của các trường THPT còn quá mỏng mà hầu hết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải.
Do đó việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng với nhau chưa được thường xuyên và chưa có hiệu quả. Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho giảng dạy, giáo dục trong nhà trường chưa được đẩy mạnh, xây dựng thành một phong trào; ĐNGV tin học đầu đàn chưa thể hiện vai trò đầu trong hoạt động này nên hạn chế việc nâng cao tiềm lực chuyên môn trong ĐNGV tin học THPT.
- Năng lực tổ chức, quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên tin học đầu đàn còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa thực sự có sức mạnh tâm lý để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại của ĐNGV tin học cho các hoạt động chuyên môn ở tổ bộ môn; bởi lẽ, hầu hết ĐNGV tin học đầu đàn chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.
Những mặt hạn chế nêu trên có thể do những nguyên nhân sau đây: 1/ Nhận thức về vai trò của ĐNGV tin học đầu đàn trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường chưa đúng mức; 2/ Ở nhiều trường THPT chưa có qui hoạch phát triển ĐNGV tin học đầu đàn. ĐNGV “gọi là đầu đàn” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa hề được cấp quản lý nào đánh giá, công nhận; 3/ Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tin học đầu đàn chưa được thực hiện. Hầu hết giáo viên tin học đầu đàn chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.Việc sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với ĐNGV đầu đàn vẫn còn nhiều bất cập; 4/ Chưa đặt ra một cách cụ thể những tiêu chuẩn đối với ĐNGV tin học đầu đàn cho các chuyên ngành đào tạo ở các trường đại học, cho sự qui hoạch và phát triển.
2.3.2.7. Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên tin học THPT
a. Về căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên tin học
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nhiệm vụ nhà giáo được quy định tại khoản 2 Điều 61, Điều 63 và Điều 67 Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; Điều 70, Điều 72 và Điều 77 Luật Giáo dục sửa đổi ngày 14 tháng 6
năm 2005; Nghĩa vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1978 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000; Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên được phân công; những quy định về giáo viên được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hiện hành và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đánh giá, xếp loại giáo viên; Kết quả rèn luyện và giảng dạy của giáo viên trong năm học được đánh giá.
b. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên căn cứ vào các nội dung:
b1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng, chính trị; Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày công, giờ công lao động; Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh;
b2. Kết quả công tác được giao: Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện cụ thể; Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình.
b3. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội).
Trên cơ sở những nội dung trên, người giáo viên được đánh giá, xếp loại theo các loại : Tốt, khá, trung bình và kém.
c. Về quy trình đánh giá
Hiện nay, quy trình đánh giá giáo viên thường được tiến hành theo trình tự sau:
1/ Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại theo quy định của điều lệ và quy chế;
2/ Tập thể tổ bộ môn nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân giáo viên;
3/ Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên (thường thông qua Hội đồng thi đua hoặc liên tịch nhà trường) theo từng nội dung đánh giá sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ bộ môn theo các mức độ: Tốt, khá, trung bình và kém. Hiệu trưởng công khai kết quả phân loại giáo viên trược cuộc họp của Hội đồng nhà trường và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản;
4/ Giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
5/ Hiệu trưởng nhà trường ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bản tự đánh giá của giáo viên và lưu vào sổ hồ sơ cán bộ của giáo viên.
Công tác đánh giá giáo viên hiện nay đã phần nào đáp ứng mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên. Tuy nhiên, công tác đánh giá giáo viên hiện nay đang bộc lộ những bất cập. Cụ thể:
- Về căn cứ để đánh giá giáo viên: Căn cứ đánh giá giáo viên hiện nay chủ yếu dựa vào các quy định chung của Luật Giáo dục, Pháp lệnh cán bộ -
công chức và Điều lệ nhà trường phổ thông. Những quy định này quy định nội dung, quy trình đánh giá chung cho các loại hình công chức hoặc giáo viên nhiều môn học, bậc học, cấp học khác nhau. Chưa có một hệ thống chuẩn nghề nghiệp để làm căn cứ đánh giá giáo viên THPT.
- Nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá không lượng hoá được nên nhiều khi rơi vào tình trạng đánh giá theo cảm tính. Ở nhiều nơi chỉ căn cứ nhiều vào chuẩn đào tạo và ý thức tham gia các hoạt động dạy học và giáo dục để đánh giá năng lực giáo viên, chứ ít quan tâm đến sản phẩm và hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên. Thực chất, chuẩn đào tạo chỉ đánh dấu trình độ năng lực giáo viên ở thời điểm mới bước vào nghề, nên việc đánh giá giáo viên chỉ căn cứ theo chuẩn đào tạo đã vô hình chung bỏ trống chất lượng giai đoạn quan trọng nhất, dài nhất – giai đoạn dạy học ở trường THPT. Việc chuẩn hóa giáo viên theo chuẩn đào tạo như hiện nay có mặt tốt là thúc đẩy giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn đào tạo, nhưng có mặt hạn chế là làm cho một số giáo viên chạy theo bằng cấp hoặc thể hiện tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không tích cực phấn đấu sau khi đã đạt bằng cấp theo các quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường.
- Về quá trình đánh giá: Chưa phát huy được các kênh khác như đánh giá giáo viên qua kết quả học tập và phấn đấu của học sinh, qua xã hội và cộng đồng. Công tác đánh giá chủ yếu thực hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học… để xếp loại các danh hiệu thi đua. Kiểu đánh giá này mang tính “Tổng kết”, “Thi đua”, “Hành chính” hơn là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên và nhiều khi có những tác động tiêu cực như sự ganh đua không lành mạnh, sự không hài lòng về tính khách quan của giáo viên, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua của nhà trường và ngành. Hơn nữa, giáo viên thường e ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các dịp bình bầu các danh hiệu thi đua.
- Kết quả đánh giá không được sử dụng đúng mục đích, không giúp nguời giáo viên thấy rõ được những mặt mạnh, mặt yếu của mình, thấy mức độ đạt được của mình trong từng yêu cầu, tiêu chí. Giáo viên không được tư vấn về nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, về việc tự rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình. Đối với giáo viên tin học, do phải dạy kiêm nhiệm 2 môn, lại phải tham gia một số các hoạt động khác như quản lý phòng máy, thiết bị, xử lý điểm thi và kiểm tra… của nhà trường, nên nhiều khi chịu thiệt thòi trong đánh giá vì bộ phận nào trong nhà trường cũng coi đây là những giáo viên phụ, nhất là trong hoàn cảnh giáo viên tin học chưa được chính thức định biên trong nhà trường.
2.3.2.8. Nhận thức của CBQL và giáo viên về công tác phát triển