BÀI 25 HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 12 ĐÁP ÁN TỪNG BÀI CHI TIẾT (Trang 58)

Câu 1: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại?

A. Thường biến. B. Biến dị. C. Đột biến. D. Di truyền.

Câu 2: Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính A. làm tăng tính đa dạng của loài.

B. làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi. C. làm phát sinh các biến dị không di truyền.

D. làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. Câu 3: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là

A. sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ phức tạp đến đơn giản dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. B. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại nhờ chọn lọc tự nhiên. C. sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. D. sự phát triển không có tính kế thừa lịch sử diễn ra theo hướng từ phức tạp đến đơn giản

dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. Câu 4: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do

A. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau.

B. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau.

C. sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau.

D. sinh vật vốn có sự thích ứng với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” không được di truyền lại cho các thế hệ sau.

Câu 5: Theo Lamac, sự hình thành hươu cao cổ là A. do phát sinh biến dị “cổ cao” một cách ngẫu nhiên. B. do tác động tích luỹ những biến dị cổ cao của chọn lọc.

C. do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ. D. do sự thay đổi đột ngột của môi trường nên chỉ còn toàn cây lá cao buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá.

Câu 6: Theo Lamac, nguyên nhân dẫn đến phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu là

A. sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống. B. sự thay đổi một cách đột ngột và nhất thời của môi trường sống. C. sự thay đổi một cách đột ngột và liên tục của môi trường sống. D. sự thay đổi một cách chậm chạp và nhất thời của môi trường sống.

Câu 7: Điều nào không phải là cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác theo Lamac? A. Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi

tập quán hoạt động của các cơ quan.

B. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển. C. Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến.

D. Mỗi sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách bị động bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

Câu 8: Theo quan niệm tiến hoá của Lamac, ta có thể giải thích loài cò chân dài được tiến hoá bằng cách nào?

A. Các con cò chân ngắn thường xuyên tập luyện đôi chân nên chân dài dần ra để thích nghi với môi trường và các con cò chân dài sau đó lại đẻ ra các con cò chân

dài.

B. Môi trường sống thay đổi dã tác động lên vật chất di truyền của những con cò chân ngắn, làm phát sinh các biến dị chân dài thích nghi với môi trường mới.

C. Khi môi trường sống thay đổi, những con cò chân dài hơn ở loài cò chân ngắn sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn nên đời sau chân của chúng càng dài thêm. D. Khi môi trường sống thay đổi, những con cò chân ngắn chết dần còn những con cò chân dài sẽ thích nghi và sẽ sinh ra nhiều con cò chân dài hơn.

Câu 9: Theo Lamac, cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các

A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của tập quán hoạt động. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây là đúng với học thuyết Lamac? 1 – Các loài sinh vật có biến đổi.

2 - Sự biến đổi của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài từ một loài ban đầu.

của loài.

3 – Sinh vật có khả năng chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường. 4 – Phân li độc lập và tổ hợp tự do giải thích tiến hoá của cá thể chứ không

phải

5 – Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn.

A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 5.

Câu 11: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?

A. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

B. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.

C. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổi bất thường của môi trường.

D. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.

Câu 12: Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá?

A. Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản. B. Những biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản. C. Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản.

D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. Câu 13: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là

A các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền.

B. các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh. D. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự

nhiên.

Câu 14: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là A. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người. B. đào thải những biến dị bất lợi cho con người.

C. vừa đào thải những biến dị bất lợi (kém thích ứng) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích ứng) cho con người.

D. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và bản thân sinh vật.

Câu 15: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là

A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên.

C. các biến dị cá thể xuất hiện vô cùng đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng. D. sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu.

Câu 16: Điều khẳng định nào sau đây về chọn lọc nhân tạo là đúng? A. Chọn lọc nhân tạo thường tạo ra các loài mới.

B. Chọn lọc nhân tạo thường không tạo ra các loài mới. C. Chọn lọc nhân tạo khác với chọn lọc tự nhiên về bản chất.

D. Sản phẩm của chọn lọc nhân tạo luôn có ưu thế cạnh tranh tốt hơn giữa các loài sống trong tự nhiên.

A. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. B. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.

C. vừa đào thải những biến dị bất lợi (không thích nghi) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích nghi) cho sinh vật.

D. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tiến hoá là

A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. Loài.

Câu 19: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. hình thành tập quán hoạt động ở động vật.

B. đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn.

C. là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh.

Câu 20: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.

gen.

B.Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.

D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân li của các kiểu gen khác nhau.

Câu 21: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì?

A. Vai trò của chọn lọc tự nhiên.

B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường.

C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.

Câu 22: Phát hiện quan trọng của Đacuyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì? A. Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có.

B. Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được.

C. Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống mà khác nhau về nhiều chi tiết. D. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối.

Câu 23: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. giải thích được sự hình thành loài mới.

B. phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

C. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. D. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

Câu 24: Điểm chung trong quan niệm của Đacuyn và Lamac là A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. B. ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật.

C. chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị.

D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi.

Câu 25: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là A. giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm của Lamac.

B. giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. C. giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

D. xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.

Câu 26: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn? A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc

chung. B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của

chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và không bị đào thải.

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 12 ĐÁP ÁN TỪNG BÀI CHI TIẾT (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w