Thời gian phỏng vấn:

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm (Trang 125)

- Địa điểm phỏng vấn: Hội NKT huyện

Ngƣời đƣợc phỏng vấn: NKT nam giới, trên 16 tuổi

 Nội dung phỏng vấn:

NPV: Anh/chị cho biết anh chị đƣợc hƣởng trợ cấp từ ngày, tháng, năm nào?

NTL: Thời gian bắt đầu hƣởng trợ cấp từ tháng 6 năm 2009

NPV:Tại sao anh chị biết mình thuộc diện đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

NTL: Nghe thông tin trên ti vi về NKT và các cán bộ LĐTB&XH của xã đến hƣớng dẫn làm thủ tục xác định mức độ khuyết tật và dạng tật.

NPV: Với số tiền trợ cấp hàng tháng mà anh/ chị đƣợc hƣởng, anh/chị thƣờng sử dụng vào các việc gì?

NTL: Sử dụng vào chi tiêu hàng ngày, các nhu cầu cá nhân

NPV: So với trƣớc khi đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội, số tiền đó giúp anh chị cải tiện đời sống nhƣ thế nào?

NTL: Trƣớc kia chƣa đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng, mọi thứ đều phụ thuộc vào gia đình. Bản thân không có thu nhập, từ khi có trợ cấp mỗi tháng đỡ đƣợc gia đình một phần về sinh hoạt ăn, uống. Các bữa ăn đƣợc cải thiện hơn, thỉnh thoảng có bữa cơm thịt, cá.

NPV: Anh chị gặp những khó khăn gì trong quá trình làm thủ tục hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

NTL: Ban đầu chƣa hiểu rõ thì thấy thủ tục phức tạp, xong khi đƣợc hƣớng dẫn của cán bộ xã thì thấy làm cũng không khó. Sau khi đƣợc xác định mức

126

độ khuyết tật và dạng tật thì làm hồ sơ xin hƣởng trợ cấp. Có một số ngƣời khuyết tật khác thì khó khăn hơn do họ không xác định đƣợc mức độ khuyết tật, phải đợi huyện xác định nên mất nhiều thời gian hơn

NPV: Anh/ chị vẫn còn gặp khó khăn gì trong cuộc sống khi đã đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

NTL: Khó khăn nhiều lắm, số tiền trợ cấp cũng không nhiều chỉ đỡ đƣợc phần nào thôi. Hàng ngày vẫn phải cố gắng làm những việc phù hợp với sức khỏe để giúp gia đình có thêm thu nhập

NPV: Anh, chị có những mong muốn, nhu cầu gì khác bên cạnh việc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng ?

NTL: Mong muốn đƣợc học nghề, có việc làm phù hợp với sức khỏe, thỉnh thoảng thời tiết thay đổi đau ê ẩm toàn thân, mong muốn đƣợc đi khám sức khỏe định kỳ ở những bệnh viện lớn. Muốn đƣợc tham gia các hoạt động xã hội nhƣ mọi ngƣời, bình thƣờng chỉ loanh quanh ở nhà không đi đâu cả nên không biết xã hội xung quanh thế nào.

NPV: Anh chị có cảm thấy chính sách trợ cấp hàng tháng hiện nay có phù hợp với bản thân và điều kiện của mình không? Nếu không phù hợp xin anh chị nêu rõ nguyên nhân?

NTL: Cũng không thể nói là phù hợp hay không phù hợp đƣợc vì số tiền cũng trong quy định rồi, đỡ đƣợc phần nào hay phần đó. Bản thân đƣợc hƣởng trợ cấp là vẫn còn may mắn hơn nhiều trƣờng hợp khác chƣa đƣợc hƣởng do chƣa đủ tiêu chuẩn. Nhƣng kể ra nếu đƣợc điều chỉnh cao hơn nữa thì tốt quá nhƣ vậy sẽ có thêm tiền để chi trả các chi phí khác.

127

Biên bản phỏng vấn sâu số 2

 Thông tin chung:

- Họ tên ngƣời phỏng vấn: Phan Thị Thúy

- Thời gian phỏng vấn: Ngày 20 tháng 10 năm 2013 - Địa điểm phỏng vấn: Phòng LĐTB&XH huyện

Ngƣời đƣợc phỏng vấn: Trƣởng phòng LĐTB&XH huyện

 Nội dung phỏng vấn:

NPV: Anh/chị cho biết anh chị tốt nghiệp đại học hay cao đẳng,có đúng chuyên môn về công tác xã hội không?

NTL: Tốt nghiệp đại học, chuyên ngành xã hội học

NPV: Anh/chị cho biết anh chị đƣợc phân công nhiệm vụ phụ trách công việc gì ?

NTL: Phụ trách chung cả phòng, theo dõi việc thực hiện chính sách, chế độ đối với ngƣời có công (chế độ bà mẹ Việt Nam anh hùng, thƣơng binh liệ sỹ huân huy chƣơng kháng chiến, cựu chiến binh, chất độc hóa học, thanh niên xung phong,...). Đồng thời là ngƣời trực tiếp xin ý kiến cấp trên các vấn đề nhiệm vụ và triển khai các nhiệm vụ. Ký các công văn của phòng, chủ yếu là các loại báo cáo gửi cấp trên và kế hoạch hƣớng dẫn cơ sở. Lập kế hoạch công tác cả năm, tháng, quý, tuần. Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp dƣới trực tiếp. Chủ trì giao ban và các cuộc họp đột xuất của phòng. Cung cấp thông tin đầy đủ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, hƣớng dẫn thực hiện và có sự kiểm tra đôn đốc thƣờng xuyên kịp thời. Có những linh hoạt trong điều chỉnh bổ sung kế hoạch. Có sự chỉ đạo kịp thời những công việc đột xuất ngoài kế hoạch, giải quyết các đơn thƣ thuộc thẩm quyền giải quyết do ngành phụ trách.

NPV: Anh chị có gặp khó khăn gì trong công việc hiện tại không? Nếu có những khó khăn đó là khó khăn gì?

128

NTL: Với kinh nghiệm 15 năm công tác về lĩnh vực LĐTB&XH nên cũng không gặp khó khăn trong công việc cho lắm. Tuy nhiên thỉnh thoảng có một số trƣờng hợp vẫn gặp khó khăn trong công tác xác định mức độ khuyết tật và dạng tật phải gửi đi giám định y khoa, nên mất thời gian. Nhiều trƣờng hợp NKT chƣa hiểu rõ thủ tục và chế độ kiến nghị lên tận phòng để phòng giải quyết

NPV: Với vị trí công việc anh, chị đang làm, anh/chị có kiến nghị gì để cải thiện những khó khăn trong quá trình thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng không ?

NTL: Mong muốn Nghị định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, để đối tƣợng NKT đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn. Có nhiều trƣờng hợp NKT rất đáng tiếc chỉ thiếu một chút nữa là đã đủ tiêu chí hƣởng chế độ thôi nhƣng lại không đƣợc hƣởng. Chính vì thế rất thiệt thòi cho NKT ví dụ nhƣ trƣờng hợp anh Trần Văn T hiện đang là hội viên hội NKT huyện

NPV: Khi thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng với NKT anh/ chị thấy có những thuận lợi gì?

NTL: Bên cạnh những khó khăn, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều thuận lợi, đó là sự hợp tác của đối tƣợng NKT, sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình của cấp xã cùng với đội ngũ cán bộ của phòng có trình độ làm cho công tác xét duyệt hƣởng chính sách đƣợc chính xác, nhanh chóng.

NPV: Trong quá trình thực hiện, anh/chị có đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn cụ thể không? Nếu có, thì việc hƣớng dẫn cụ thể ra sao?

NTL: Có đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn. Mỗi một đối tƣợng đều có hƣớng dẫn cụ thể để thực hiện chính sách đúng theo quy định. Các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn gửi về huyện để chỉ đạo thực hiện. Trong đó hƣớng dẫn rất chi tiết cụ thểNPV: NPV: Anh/chị nắm bắt đƣợc quy trình thực hiện bằng hình thức nào? Anh/ chị có thể mô tả về hình thức đó?

129

NTL: Quy trình thực hiện thông qua văn bản, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn, và cập nhật hàng ngày qua internet. Hàng năm sở đều có lớp tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ về công tác thực hiện chính sách vì thế những thắc mắc, khó khăn trong việc thực hiện đều đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.

NPV: Những hạn chế mà anh/ chị nhìn thấy trong quá trình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng là gì ?

NTL: Hạn chế đầu tiên là việc xác định mức độ khuyết tật và dạng tật. Nếu khâu này mà thực hiện tốt thì các khâu tiếp theo giải quyết rất nhanh chóng. Hạn chế tiếp theo là số lƣợng đội ngũ nhân viên không có chuyên môn về CTXH vẫn còn nên cũng ảnh hƣởng phần nào đến mức độ hoàn thành công việc. Hơn nữa đối tƣợng NKT không phải ai cũng nắm rõ luật và những chính sách mà họ đƣợc hƣởng.

NPV: Từ những hạn chế đó, anh/ chị có kiến nghị, đề xuất gì để cải thiện?

NTL: Kiến nghị mở rộng tiêu chí đối tƣợng khuyết tật hƣởng trợ cấp để NKT đƣợc hƣởng chế độ nhiều hơn. Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực thi chính sách để giải quyết công việc đƣợc nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Công tác tuyên truyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng cần đa dạng hơn để NKT nắm rõ luật và những chính sách mà họ đƣợc hƣởng tránh trƣờng hợp thắc mắc, kiến nghị vƣợt cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)