Các công trình nghiên cứu hiện trạng và biến động thảm thực vật hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, biến động và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững thảm thực vật ở hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông Văn Úc, Hải Phòng115858 (Trang 28)

thái rừng ngập mặn Việt Nam

Ở Việt Nam, tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài TVNM nhất là Phan Nguyên Hồng (28 công trình, 1991), trong đó có những chuyên khảo về thảm TVNM và một số tƣ liệu khác đề cập đến RNM trong các rừng nhiệt đới Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, ông đã thống kê khá chi tiết về các tài liệu liên quan đến lĩnh vực thảm TVNM. Ngoài ra, còn một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Hoàng Trí với một số nghiên cứu về TVNM và sinh thái học RNM [27][28]. Tuy nhiên, thành phần loài TVNM giữa các tác giả thống kê cũng có sự khác nhau, nhƣ: Phan Nguyên Hồng (1991) [1] xác định Việt Nam có 94 loài trong đó có 35 loài cây ngập mặn chính thức, nhƣng đến năm 1999 trong cuốn “RNM Việt Nam” tác giả xác định có 104 loài TVNM trong đó có 36 loài cây ngập mặn chính thức [2]. Tác giả Đỗ Đình Sâm (2005) [13] xác định Việt Nam có 109 loài TVNM trong đó 37 loài ngập mặn chính thức. Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác xác định thành phần loài thực vật bậc cao có mặt trong khu vực RNM nên đôi khi thấy số lƣợng thành phần loài cây lên rất cao. Hiện nay, việc xác định thành phần loài trong thảm TVNM còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật, hệ thống phân loại, địa thực vật… của RNM, nhƣng lại còn rất ít công trình nghiên cứu về cấu trúc. Công trình đầu tiên trên thế giới về cấu trúc các thảm rừng vùng nhiệt đới Nam Mỹ, Trung Phi và Đông Nam Á là “Rừng mƣa nhiệt đới” (P.W Richard, 1952). Trong công trình này, tác giả đã công bố những nghiên cứu về địa mạo, cấu trúc, thành phần và điều kiện tự nhiên (thổ nhƣỡng, khí hậu…) của những kiểu rừng mƣa nhiệt đới và diễn thế của chúng.[38]

Tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu cấu trúc, phân bố và diễn thế của các hệ sinh thái RNM trong nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam, vai trò bảo vệ vùng ven biển và giảm nhẹ tai biến thiên nhiên của RNM, nghiên cứu quản lý tài nguyên biển và sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí – lợi ích để ƣớc tính giá trị

~ 22 ~

kinh tế môi trƣờng của RNM (Phan Nguyên Hồng, 1991, 2004 [1][4]; Nguyễn Hoàng Trí và nnk, 2006 [29]; Nguyễn Xuân Huấn và nnk., 2004 [5]; Nguyễn Cao Huần và Nguyễn An Thịnh, 2005 [7]). Thông qua các nghiên cứu này, tác giả đã mô tả khá đầy đủ về thành phần loài, kiểu phân bố và chức năng của một số RNM ven biển Việt Nam. Một nghiên cứu khác (Vũ Đoàn Thái, 2006) [21] về một số kiểu cấu trúc RNM liên quan đến khả năng bảo vệ bờ biển ở Hải Phòng. Tuy nhiên chỉ có một số ít công trình đề cập đến hƣớng ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động và sử dụng đất ở vùng ven biển, ví dụ, đánh giá quá trình chuyển đổi RNM và phát triển NTTS ở một số khu vực đặc thù nhƣ khu vực Ramsar Xuân Thủy – Tiền Hải (Karen và nnk., 2007). [46]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, biến động và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững thảm thực vật ở hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông Văn Úc, Hải Phòng115858 (Trang 28)