Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến khả năng sinh trưởng của lợn 1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi (Trang 41)

2.4.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuụi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuụi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn.

Thực tế khả năng sinh trưởng của đàn lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chế độ chăm sóc nuụi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi với môi trường.

Để biết tác dụng của chế phẩm Bio có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của lợn chỳng tụi đã tiến hành cân khối lượng lợn thí nghiệm qua cỏc kỡ cõn: 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi. Kết quả theo dừi khả năng sinh trưởng của lợn ở cả hai lô được trình bày ở bảng 2.3

Bảng 2.3. Sinh trưởng tích luỹ của lợn qua cỏc kỡ cõn(kg)

Ngày tuổi Lô đối chứng (n= 15) Lô thí nghiệm (n= 15)

x m X ± Cv(%) X ±mx Cv(%) 21 5,49 ± 0,08 5,64 5,57 ± 0,09 6,2 28 6,65 ± 0,096 5,49 6,95 ± 0,09 5,07 35 8,02 ± 0,15 7,43 8,67 ± 0,14 5,45 42 9,65± 0,20 8,00 10,70 ± 0,16 5,93 49 11,60 ± 0,21s 7,01 13,10 ± 0,17 4,95 56 13,9± 0,32 8,69 15,9 ± 0,21 5,03 So sánh (%) 100 114,38 P <0,001

Qua bảng 2.3. chỳng tôi thấy: Khối lượng bắt đầu thí nghiệm lúc 21 ngày tuổi ở lô đối chứng là 5,49 kg, lụ thớ nghiệm là 5,57 kg có tTN = 0,66< t0,05 (tức P> 0,05). Như vậy cả 2 lô không có sự sai khác nhau về khối lượng vì trong giai đoạn này lợn ở cả 2 lô đều sử dụng một nguồn dinh dưỡng như nhau đó là sữa mẹ.

Đến 28 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 6,7 kg, ở lụ thớ nghiệm là 7 kg, giai đoạn này đã thấy có sự chênh lệch về khối lượng tuy nhiờn sự sai khác không đáng kể.

Sang đến giai đoạn 35 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 8,02 kg của lụ thớ nghiệm là 8,67 kg, tTN= 3,38 > t0,01 (tức P < 0,01). Như vậy khối lượng trung bình của 2 lô khác nhau rõ rệt với độ tin cậy là 99%.

Đến 42 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 12,15 kg, của lụ thớ nghiệm là 13.35 kg

Ở giai đoạn 56 ngày tuổi lô đối chứng có khối lượng trung bình là 14,8 kg, lụ thớ nghiệm có khối lượng trung bình là 16,4 kg. Như vậy khối lượng trung bình ở 2 lô khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 99,9%. Điều này chứng tỏ nhân tố thí nghiệm đã có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng của lợn.

Qua kết quả thu được điều đó chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm Bio vào khẩu phần ăn cho lợn con có ảnh hưởng tương đối rõ đến khả năng tăng khối lượng của lợn con. Do quá trình tiờu hoá và hấp thụ ở đường tiêu hoá của lợn con được bổ sung chế phẩm Bio tốt hơn so với lợn con không được bổ sung men, mà cho ăn bằng khẩu phần cơ sở bình thường.

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn qua các kỳ cân

Nhìn vào đồ thị ta thấy sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm đều tăng ở cả hai lô và tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục gia súc. Khối lượng tăng dần theo thời gian và không đồng đều qua các giai đoạn. Tuy nhiên ta nhận thấy rằng đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lụ thớ nghiệm ở những giai đoạn sau khi nuôi một tuần, hai tuần, ba tuần có xu hướng cao hơn đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lô đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi (Trang 41)