7. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Biện pháp
- Kết quả thực nghiệm được đánh giá thông qua bài kiểm tra chất lượng ban đầu và bài kiểm tra sau quá trình thực nghiệm, sau khi tiến hành kiểm tra, so sánh chất lượng của hai bài để thấy sự khác biệt của đối tượng thực nghiệm.
- Bài kiểm tra chất lượng ban đầu nhằm mục đích thăm dò sựhiểu biết và khả năng phân loại vận dụng phương pháp giải các bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độcủa đối tượng thực nghiệm.
- Bài kiểm tra sau quá trình thực nghiệm nhằm kiểm tra kĩ năng vận dụng các phương phápcủa đối tượng thực nghiệm vềyếu tố phương pháp tọa độ.
3.4.2. Phân tích kết quả
3.4.2.1. Bài kiểm tra chất lượng ban đầu
Kiểm tra: Môn Toán (Thời gian: 45 phút)
Câu 1. Cho hình lập phương ABCDA’B’C’D’ có cạnh bằng a. Chứng minh hai đường chéo B’D’ và A’B là hai đường thẳng chéo nhau và tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng đó.
Câu 2. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thoi. AC cắt BD tại gốc tọa độ O. Biết A(2;0;0); B(0;1;0);
(0;0;2 2)
S . Gọi M là trung điểm của SC
a) Tính góc và khoảng cách giữa đường thẳng SA và BM.
b) Giả sửmặt phẳng (ABM) cắt đường thẳng SD tại N, tính thểtích khối chóp SABMN.
Đáp án – Thang điểm: Câu 1(5 điểm): ( , ) 3 3 a d A B B D′ ′ ′= Câu 2:5(điểm) a) (2.5 điểm)=300 và ( , ) 2 6 3 d SA BM = b) (2.5 điểm) VSAMNC= 2
Sau khi thu bài kiểm tra chất lượng ban đầu, bằng phương pháp xử lý số liệu ta có kết quả dưới bảng sau:
Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 1 1 2 1 2 2 3 6 4 9 3 5 11 7 14 4 7 14 7 14 5 9 18 9 18 6 11 23 11 23 7 7 14 7 14 8 3 6 2 4 9 2 4 1 2 10 1 2 0 0
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy bài kiểm tra thì kết quả của hai lớp tương đối xấp xỉ nhau. Nhìn chung các em có kĩ năng và phương pháp giải toán chưa cao. Đại bộphận học sinh có điểm từ3–7,ở lớp thực nghiệm chỉ có một học sinh đạt điểm tối đa.
Ở lớp thực nghiệm có 67% đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 26% khá giỏi. Còn ở lớp đối chứng có 61% đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 20% khá giỏi.
3.4.2.2. Bài kiểm tra sau thực nghiệm
Kiểm tra: Môn Toán (Thời gian: 45 phút)
Bằng các phương pháp đã học, em hãy giải các bài tập sau:
Câu 1. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA
⊥(ABCD), SA 2a. Mặt phẳng () qua BC hợp AC một góc 300, cắt SA, SD lần lượt tại M,N. Tính diện tích thiết diện BCMN.
Câu 2. Cho hình chóp tứ giác đều SABCD có cạnh bằng a.
a) Tính thểtích khối chóp SABCD.
b) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt pẳng (SAC). Đáp án – Thang điểm: Câu 1( 5điểm): 2 3 2 4 BCMN a S = Câu 2: (5điểm) a) (2.5điểm) 3 2 6 SABCD a V = b) (2.5điểm) ( , ) 6 3 A SCD a d =
* Sau khi thu và chấm bài kiểm tra ta thu được kết quảtrong bảng sau: Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất(%) 1 0 0 1 2 2 1 2 2 4 3 2 4 6 12 4 3 6 7 14 5 8 16 12 25 6 11 23 10 21 7 12 25 7 14 8 6 12 3 6 9 4 8 1 2 10 2 4 0 0 Nhận xét:
- Ở lớp thực nghiệm có 88% đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 49% khá giỏi.
- Ở lớp đối chứng có 68% đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 22% khá giỏi.
Qua quá trình thực nghiệm nhìn chung ở lớp thực nghiệm học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, vận dụng phương phápgiải toán hiệu quả, các em đã biết đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập, từ đó giải bài tập một cách dễdàng và hiệu quả. Do vậy, mục đích thực nghiệm sư phạm đã đạt được và giảthuyết khoa học nêu ra đãđược kiểm nghiệm
KẾT LUẬN
Đề tài trên nhằm nghiên cứu dạy học "tọa độ trong không gian" theo hướng phân bài tập thành các dạng cụ thể. Trình bày đề tài, ở mỗi chương mục tôi trình bày cẩn thận, cụ thể, chi tiết để thuận tiện cho việc vận dụng. Hơn thế nữa trong mỗi dạng tôi đã đưa ra hệ thống các ví dụ cụ thể, có trình bày lời giải rõ ràng, nêu bật các nhận xét, lưu ý cần thiết. Với mong muốn giúp học sinh tự rèn luyện kĩ năng tính toán nên ởsau mỗi dạng toán tôi cung cấp các bài tập tương tự, có đáp án hoặc các hướng dẫn giải chi tiết.
Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đầu tay. Mặt khác đề tài được tiến hành khi bản thân người thực hiện đang là sinh viên sư phạm, kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy còn chưa có. Do đó, nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân còn hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu. Ngoài các phương pháp đó còn có nhiều phương pháp khác giải quyết vấn đề trên. Thông qua đề tài tôi nhận thấy, ngoài sựnỗ lực trong học tập của mỗi học sinh thì phương pháp dạy học của giáo viên cũng góp phần tác động trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Chính vì vậy, giáo viên THPT cần quan tâm hơn nữa đến các phương pháp dạy học của mình, là tấm gương sáng trongý thức rèn luyện, tựnghiên cứu để học sinh noi theo. Là những sinh viên sư phạm, chúng ta hãy tự học khi còn ngồi trên ghế giảng đường, và những kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc theo chúng ta vào nghề. Hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Toán cũng như giáo viên và h ọc sinh trong nhà trường phổthông.
Bản thân rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo, của các bạn sinh viên để đềtài dần được hoàn thiện và có ích hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Văn Như Cương chủbiên, SHK Hình học lớp 12–NXB Giáo dục-2000. [2]. Văn Như Cương - Ngô Thúc Lanh, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy toán 12 - NXB Giáo dục, 2000.
[3]. Lê Hồng Đức, Nguyễn Đức TRí, Phương pháp giải toán hình học giải tích trong không gian, NXB Hà Nội - 2007.
[4]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên),Phương pháp dạy học môn Toán (Phần II), NXB Giáo dục, 1994.
[5]. Lê Văn Hồng (chủbiên) –Lê Thị Ngọc Lan, Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998.
[6]. Nhiều tác giả: Phan Đức Chính - Tạ Mân – Lê Thống Nhất - Đào Tam - Vũ Dương Thuỵ, Các bài giảng luyện thi môn toán (tập 3) - NXB Giáo dục, 1999.
[7]. http://www.ebook.edu.vn. [8]. http://www.giaoan.violet.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Dương Thị Xuân Thìn, cô giáođã tận tình chỉdạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đềtài tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học Hà Tĩnh đã tâm huyết truyền thụkiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, cảm ơn các giáo viên và học sinh trường THPT Đức Thọ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Và con gửi lời cảm ơn đến bố mẹ kính yêu, bố mẹ đã động viên và tạo cho con những điều kiện tốt nhất để con có được ngày hôm nay.
Chân thành gửi lời cảm ơn đến những người thân, người bạn và tập thể lớp 2Toán đã giúpđỡmình trong suốt thời gian qua.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quảvà các số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường vềsự cam đoan này.
Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Tác giả
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT
THPT : Trung học phổthông đvđd :Đơn vị độ dài
đvdt :Đơn vị diện tích đvtt :Đơn vị thểtích
đpcm :Điều phải chứng minh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU... 1
1. Lý do chọn đềtài... 1
2. Mục đích nghiên cứu ... 2
3. Đối tượng nghiên cứu... 2
4. Giảthuyết khoa học... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ... 2
6. Dựkiến đóng góp của khóa luận ... 3
7. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp... 3
Chương 1. CƠ SỞLÍ THUYẾT ... 4
1.1. Sơ lược vềsựhọc tập của học sinh THPT ... 4
1.2. Một sốkhái niệm... 5
1.3. Cơ sởthực tiễn ... 6
1.4. Tiểu kết chương 1... 6
Chương 2. CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ... 7
2.1. Phân phối chương trình chủ đề "phương pháp tọa độ" trong chương trình SGK ... 7
2.2. Dạy học phân loại chủ đề “ Phương pháp tọa độ ”... 7
2.3. Phương pháp giải chung ... 10
2.4. Các bài toán hình học không gian giải bằng phương pháp tọa độ... 11
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 66
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm... 66
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm... 66
3.3. Tổchức thực nghiệm... 66
3.4. Đánh giá kết quảthực nghiệm ... 67
KẾT LUẬN... 71