0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Biện pháp thứ 2: Nghiên cứu, trang bị cho bản thân những kiến

Một phần của tài liệu SKKN VÀI BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP BA NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT, GIÁO DỤC KNS, GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO BÀI “THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP” – MÔN TN-XH LỚP 2 (Trang 25 -25 )

3. VÀI BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KHI DẠY BÀI: “THỰC HÀNH:

3.2 Biện pháp thứ 2: Nghiên cứu, trang bị cho bản thân những kiến

cần thiết về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp và hình thức của GDMT, GDKNS, GDSDNLTK&HQ qua bài “Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp”:

Thuộc chủ đề xã hội, theo chuẩn kiến thức kĩ năng bài “Thực hành: Giữ gìn trường học sạch đẹp” dạy cho học sinh biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường lớp sạch đẹp. Qua đó các em còn có thể nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.

3.2.1 Giáo dục BVMT:

+ Cần thiết phải giữ môi trường học đường Xanh – Sạch – Đẹp.

Trong mỗi chúng ta ai cũng đều mong muốn được học tập và sinh hoạt trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi thú vị, hấp dẫn đối với học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thì không ai khác mà trong mỗi giáo viên và học sinh chúng ta cần chung tay xây dựng.

Trước hết chúng ta cần làm gương trong mọi hoạt động bảo vệ trường lớp và thực hiện tốt việc giáo dục học sinh.

Để làm được điều đó đòi hỏi sự cố gắng không phải của một vài người, mà cần sự cố gắng của tất cả các em học sinh. Chúng ta cần phải sống thân thiện với môi trường. Môi trường học đường Xanh - Sạch – Đẹp mang lại niềm vui, sức khỏe và hiệu quả công việc ngày càng cao.

+ Nội dung giáo dục trong bài: Giúp học sinh:

- Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. - Làm một số công việc giữ gìn trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường…

- Có ý thức giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch, đẹp.

+ Mức độ tích hợp:

Ở bài này, GDBVMT được tích hợp ở mức độ toàn phần: Giáo viên cần giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học. Như vậy góp phần giáo dục các em một cách tự nhiên về ý thức BVMT.

+ Một số phương pháp dạy học tích hợp môi trường:

- Phương pháp thảo luận:

Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.

Ví dụ: Qua bài “ Giữ gìn trường học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:

• Giữ gìn trường học sạch, đẹp có lợi gì?

• Bạn đã làm gì để giữ trường học mình sạch, đẹp?

• Cây xanh trong nhà trường cần được chăm sóc và bảo vệ như thế nào? …

- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.

- Phương pháp trò chơi: Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: Chuẩn bị trò chơi, giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi, cho học sinh chơi, nhận xét kết quả của trò chơi, rút ra bài học về BVMT qua trò chơi.

- Phương pháp tìm hiểu, điều tra ( áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 4,5)

+ Hình thức tổ chức các hoạt động tích hợp giáo dục BVMT:

- Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học.

- Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: Thực hành giữ vệ

sinh trường, lớp học, nhà ở; Trồng cây, chăm sóc cây; Tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương…

- Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh.

 Lưu ý: Ta có thể nhận thấy rằng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn TNXH ở lớp 2 rất phong phú đa dạng. Bao gồm cả hình thức: Học theo lớp, theo nhóm, và cá nhân; Hình thức học ở lớp, ngoài sân trường, các địa điểm ngoài trường có liên quan đến nội dung học tập.

- Tuy nhiên mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có mặt mạnh và hạn chế riêng phù hợp với từng loại bài, từng khâu của tiết dạy vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp, hình thức tổ chức họat động nào, mà tất cả cần sự sáng tạo của GV sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.

3.2.2 Giáo dục KNS trong bài: Có 4 kĩ năng cần thiết.

+ Kĩ năng tự nhận thức:

Nói một cách dễ hiểu kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì,

ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…

Tại sao chúng ta cần có kĩ năng nhận thức?Kĩ năng nhận thức cần thiết vì: Nó giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy. Nhận ra điểm yếu để khắc phục.

Biết rõ bản thân mình muốn gì, có những năng lực gì, gặp những khó khăn – thách thức nào… để có thể đặt mục tiêu cuộc sống cho phù hợp và khả thi.

- Nội dung giáo dục kĩ năng tự nhận thức trong bài: Học sinh biết tự nhận xét các hành vi của mình có liên quan đến việc giữ gìn trường lớp.

 Nhận thức lại những hành vi của mình đúng hay sai, nên hay không nên để BVMT. Nếu đúng cần phát huy, chưa đúng phải khắc phục. Ví dụ như: Nếu các em nhận thức được hành vi bỏ rác vào thùng rác của mình là đúng, giáo viên cần tuyên dương khuyến khích các em nên phát huy. Mặt khác các em nhận thức được rằng việc trèo cây, hái hoa của mình là việc làm sai, ảnh hưởng đến môi trường, ta cũng khoan vội trách hay phê bình vì bản thân học sinh này có khả năng nhận thức tốt, mạnh dạn, dám nhận sai trước thầy cô và bè bạn. Ít nhiều thì đây cũng là một hành động dũng cảm. Nên nhẹ nhàng nhắc nhở động viên, giải thích cho các em hiểu những việc làm đó là không nên và hướng các em đến những hành vi đúng đắn để BVMT.

+ Kĩ năng làm chủ bản thân:

Đó là những cách thức (phương pháp, chiến thuật) của cá nhân giúp cho cá nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, mục đích, xây dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và tự đánh giá kết quả.

Một người làm chủ bản thân biết mình muốn gì, không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết, lường trước những hậu quả xấu có

thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.

- Nội dung giáo dục kĩ năng làm chủ bản thân trong bài: Đảm nhận trách nhiệm, tham gia công việc để giữ trường học sạch đẹp.

 Từ nhận thức đúng đắn về những việc làm có lợi và có hại để BVMT. Bản thân các em sẽ đặt ra cho mình những mục tiêu hành động riêng nhằm mục đích BVMT, không làm những việc có hại đến MT, Xem đó là trách nhiệm, chủ động đảm nhận một cách tự giác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Ví dụ như: Chung quanh mình còn có những bạn chưa ý thức tốt về BVMT, thường xuyên rủ rê, lôi kéo vào những công việc ảnh hưởng đến MT như: Rủ bạn vẽ lên tường, trèo cây, hái hoa trong sân trường… Lúc này các em cần phát huy tính tự chủ bản thân. Không nghe và làm theo những hành vi sai trái đó, kiên định với mục tiêu lí tưởng đã đề ra.

Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều khó khăn, phức tạp. Xã hội càng phát triển, áp lực công việc ngày càng cao làm ta thường xuyên bị động, lúng túng và bế tắc. Nếu dao động, không biết làm chủ bản thân, ta sẽ dễ dàng thất bại. Ngay từ bây giờ, cần giáo dục tốt kĩ năng tự làm chủ bản để góp phần hình thành nhân cách, thói quen và những phẩm chất đạo đức tốt cho cho các em - Những chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Kĩ năng ra quyết định:

Trong cuộc sống con người luôn phải đối diện với tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định hành động.

Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân.

Mỗi cá nhân phải tự mình đưa ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác, mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi đưa ra quyết định. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:

 Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập, trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường cũng như cuộc sống tương lai của bạn.

 Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.

- Nội dung giáo dục kĩ năng ra quyết định trong bài: Nên và không nên làm gì để giữ gìn trường học sạch đẹp.

 Để các em có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho một vấn đề nào đó. Giáo viên cần giúp đỡ để các em hiểu:

 Hiểu được vấn đề đặt ra: Giữ trường học sạch đẹp có lợi cho sức khỏe và học tập. Vậy cần phải làm gì để thực hiện khả thi vấn đề nêu trên?

 Yêu cầu đưa ra các giải pháp: Các em có thể bàn bạc thảo luận và đưa ra quyết định hành động cho bản thân. Nên hay không nên làm những việc gì để giữ gìn trường học sạch đẹp ví dụ như:

Nên Không nên

- Lau bàn ghế mỗi tuần một lần.

- Thường xuyên tưới hoa và chăm sóc cây trồng.

- Tự giác giữ vệ sinh chung mà không cần nhắc nhở…

- Vẽ bẩn lên tường lớp.

- Bẻ cành, hái hoa trong sân trường.

- Vứt rác ra ngoài cửa sổ…

+ Kĩ năng hợp tác:

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

Để có được sự hợp tác hiệu quả chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống như: Tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng…

- Nội dung giáo dục kĩ năng hợp tác trong bài: Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

 Ví dụ: Sau khi các trưởng nhóm bốc thăm nhận nhiệm vụ: Nhóm 1: Thực hành làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.

Nhóm 2: Thực hành quét dọn sân trường. Nhóm 3: Nhổ cỏ vườn cây thuốc nam.

Nhóm 4: Tưới nước chậu hoa, cây kiểng của lớp học.

Để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định cần phải có sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong nhóm với nhau: phân công bạn nào đi lấy nước, bạn nào tưới hoa, lau bàn, mỗi bạn nhổ cỏ bao nhiêu chậu thuốc nam, bạn nào quét rác, đổ rác… Trong quá trình thực hiện công việc các thành viên cần có ý thức cao với công việc mình làm, đảm nhận trách nhiệm, chấp nhận sự phân công, giao tiếp nhẹ nhàng cởi mở tránh căng thẳng. Nếu có thành viên trong nhóm gặp vấn đề về sức khỏe như đau tay, đau chân. Không thể lấy nước tưới hoa, không thể khiêng bàn ghế… điều này cần có sự cảm thông giữa các thành viên với nhau, phân công những công việc nhẹ phù hợp hơn ví dụ như nhặt rác, lau bảng…

 Để sự phối hợp của các em đạt kết quả tốt GV cần lưu ý: - Công việc được giao phải phù hợp với khả năng.

- Căn cứ vào số thành viên và thời gian quy định chung cho mỗi nhóm. Phân công công việc hợp lí sao cho trong khoảng thời gian đó học sinh có thể hoàn thành tốt công việc của mình, tránh phân công công việc quá nhiều, hoặc phải dọn vệ sinh với diện tích quá rộng, không đảm bảo thời gian dễ dẫn đến những tình huống xấu có thể xảy ra ví dụ như: Bị áp lực công việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, căng thẳng trong quá trình thực hiện. Ngược lại quá ít công việc sẽ không phát huy hết kĩ năng hợp tác của các em.

+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận theo cặp/ theo nhóm. - Thực hành.

+ Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống:

Bài soạn hiện hành Bài soạn theo hướng dẫn mới có nội dung giáo dục KNS I. Mục tiêu bài học. - Kiến thức. - Kĩ năng. - Thái độ. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên. - Học Sinh.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ. 2. Dạy bài mới. 3. Củng cố - Dặn dò.

I. Mục tiêu bài học.

- Kiến thức. - Kĩ năng. - Thái độ.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

IV. Phương tiện dạy học. V. Tiến trình dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới.

a. Khám phá. b. Kết nối. c. Thực hành. d. Vận dụng

 Sự giống và khác nhau giữa bài soạn hiện hành và bài soạn có giáo dục KNS: - Các bước thực hiện gần giống nhau.

Khác nhau:

- Có thêm mục các KNS cơ bản được GD trong bài, các PP/KTDH tích cực có thể được sử dụng.

- Các hoạt động dạy học được thay bằng tiến trình dạy học.

- Tiến trình dạy học trong bài GDKNS gồm 4 giai đoạn: Khám phá, kết nối, thực hành, vận dụng.

- Khi soạn bài tích hợp GDKNS cho HS, nội dung kiến thức của bài học không thay đổi.

- Bản chất của việc lồng ghép GDKNS cho HS trong các bài học chính là việc nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để lựa chọn và sử dụng phối hợp các PP/KT dạy học phù hợp.

3.2.3 Giáo dục SDNLTK&HQ: Giáo dục sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

+ Sự cần thiết phải tiết kiệm nguồn nước:

Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

Một phần của tài liệu SKKN VÀI BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP BA NỘI DUNG GIÁO DỤC BVMT, GIÁO DỤC KNS, GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO BÀI “THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP” – MÔN TN-XH LỚP 2 (Trang 25 -25 )

×