- Cặp trục Thép 45 tôi - bạc trượt (PA6 -15%PTFE 1100) dùng để khảo nghiệm mòn có các thông số như sau: chiều dài bạc l = 50mm, đường kính trục d = 50 mm, khe hở tương đối trục - bạc = 0.012, bề dày bạc t = 5 mm (tương tự như bạc trượt khảo sát ma sát hình 3.16).
- Chế độ khảo nghiệm được chọn:
+ Tải tác dụng (áp suất) p = 0.6 MPa. + Vận tốc trượt V = 0.8m/s.
+ Môi trường làm việc: dầu bôi trơn.
P R15 16 4 A B Hình 3.22: Sơ đồ tính RB
Thiết bị, mô hình khảo nghiệm bạc trượt, thực hiện trên máy MS - TS2. Phương pháp xác định mòn: xác định lượng mòn kích thước theo thời gian chạy máy. Sử dụng Panmer đo lỗ trong Mitutoyo (Nhật), có độ chính xác 10-3(mm) để đo độ mòn. Khi đo tháo rời trục, giữ nguyên ống bao - bạc. Đo theo phương song song và vuông góc với đường tâm bạc, đo tại 3 điểm đó là hai đầu và giữa bạc. Độ hao mòn của bạc trượt sau khoảng thời gian ấn định cho máy chạy (trình bày trên bảng 4.16).
- Hao mòn chủ yếu đối với bạc trượt (PA6 -15%PTFE 1100) mòn theo phương của lực tải.
- Cường độ mòn của bạc biểu thị bằng tỉ số giữa lượng mòn ổn định với thời gian chạy máy khảo nghiệm mòn (mm/h).
Từ việc xác định được cường độ mòn theo thực nghiệm tính được tuổi thọ của bạc trượt. Tuổi thọ của bạc trượt được tính theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp của Drozdov Y.N và cộng sự [83]:
Tác giả tính cường độ mòn không kích thước của vật liệu bạc và trục, với vật liệu bạc trượt polyme và compozít của chúng cường độ mòn không kích thước phụ thuộc tải trọng tác dụng (áp suất), vận tốc trượt tương đối, nhiệt độ hóa thủy tinh của polyme, năng lượng kích hoạt phá hủy polyme (ngõng trục hao mòn nhỏ có thể bỏ qua). Trên cơ sở đó tác giả tính tuổi thọ bạc trượt compozít polyme như sau:
h I . V w T (3.24) ở đây:
T: Tuổi thọ của ổ trượt (giờ) V: Vận tốc trượt (m/s)
Ih: Cường độ mòn không kích thước của vật liệu bạc trượt.
+ Theo phương pháp [30]:
Tác giả dựa vào kết quả tính khe hở giới hạn [S], khe hở ban đầu (Sbd) có lợi nhất về ma sát (hoặc có thể bằng thực nghiệm xác định Sbd), các thông số hình học ổ, tốc độ quay của trục...để tính tuổi thọ bạc trượt, trình bày qua biểu thức:
T= ( [S]- Sbd) / I (3.25)
Trong đó:
I: Cường độ hao mòn của bạc (mm/h) [S] = Sbd/ 4
[S]: Khe hở giới hạn của ổ (mm)
: Tổng độ cao mấp mô bề mặt trục và bạc (mm) Sbd: Khe hở ban đầu có lợi nhất về ma sát của ổ (mm).
C . K . n d 467 . 0 Sbd n: Tốc độ quay của trục (vg/ph)
: Độ nhớt động lực của chất lỏng bôi trơn (N.s/m2) K: Hệ số tải K = P/d.l (N/m2)
C: Hệ số kích thước C = (l+ d)/ l
d,l: Đường kính ngõng trục và chiều dài bạc (mm)
Giới hạn mòn của bạc trượt có thể xác định theo qui định của nhà chế tạo, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn nhà nước hoặc bằng thực nghiệm.
+ Theo phương pháp [14], [15]:
Giả thiết hao mòn của bạc trượt polyme không lớn lắm so với bề dày của bạc, và hao mòn ngõng trục rất nhỏ có thể bỏ qua, tác giả tính tuổi thọ của bạc trượt khi biết hao mòn hướng kính cho phép theo công thức:
tm= 278 V dL dU s a Zd . 2 / 0 0 (3.26)
Trong đó:
tm : Thời gian sử dụng bạc dài nhất giờ (h) Z d : Hao mòn cho phép của bạc (mm)
dL dU0
: Cường độ hao mòn của bạc (m/km)
a0: Độ dịch chuyển của ngõng trục dưới tác dụng của tải (mm) s: Khe hở hướng kính (mm)
V: Vận tốc trượt (m/s)