Các loại truyền thông nối tiếp

Một phần của tài liệu ứng dụng trong điều khiển của mạng nơron (Trang 78)

2. 3.8 Bộ định thời

4.2.3.3 Các loại truyền thông nối tiếp

Có hai loại truyền thông nối tiếp đó là đồng bộ và không đồng bộ. Truyền thông đồng bộ cho phép tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn phương thức không đồng bộ. Bởi vì các bit thêm để đánh dấu đầu và cuối byte là không yêu cầu. Cổng COM của máy tính là thiết bị không truyền thông không đồng bộ cho nên nó chỉ hỗ trợ cho truyền thông nối tiếp không đồng bộ.

Truyền thông không đồng bộ không yêu cầu truyền hay nhận các ký tự vô nghĩa. Tuy nhiên nó yêu cầu có các bit đánh đấu đầu và cuối của mỗi byte dữ liệu được gửi đó là các bit start, stop.Cổng nối tiếp (COM) thường là RS-232-C, EIA- 232-D hoặc EIA-232-E. Chuẩn RS232 là chuẩn điện áp ±12V không tương thích với TTL, trong khi vi điều khiển chỉ tương thích với chuẩn TTL. Vì vậy, cần có mạch chuyển đổi giữa RS232 sang TTL. Các vi mạch chuyển đổi từ RS232 sang TTL rất thông dụng trên thị trường như DS275 hoặc MAX232. Phần này chỉ đề cập đến giải pháp sử dụng MAX232 làm bộ chuyển đổi . Cấu tạo của MAX232 được trình bày trên hình 4.11.

Hình 4.11: MAX232

Trên MAX232 có 2 bộ chuyển đổi RS232. Các chân Tout và Rin là các chân đầu ra chuẩn tương thích với chuẩn RS232 còn các chân Tin và Rout là các chân

tương thích với TTL. Nguyên lý hoạt động của MAX232 có thể mô tả như sau: Khi có mức 1 (5V) trên chân Tin, tụ C2 và C4 đảo ngựơc điện áp 5V và nhân đôi nó lên trở thành mức -10V. Khi có mức 0 trên chân Tin, tụ C1 và C3 nhân đôi điện áp 5V lên thành 10V. Giá trị các tụ C1, C2, C3, C4 thông thường được chọn là 10uF. Mạch chuyển đổi sử dụng MAX232 tỏ ra ổn định ở toàn bộ dải truyền của chuẩn RS232.

Một phần của tài liệu ứng dụng trong điều khiển của mạng nơron (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w