0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện của Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (Trang 26 -26 )

1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (PPC)

1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện của Công ty

1.3.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh điện năng (nhiệt điện). Toàn bộ sản lượng điện của Công ty phát lên điện lưới Quốc gia được bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ngoài ra, Công ty còn tiến hành các ngành nghề kinh doanh khác như:

Ø Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện.

Ø Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ø Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện. Ø Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị.

Ø Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Ø Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ - nhiệt điện. Ø Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện.

Ø Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện.

Ø Bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện.

Ngoài ra phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty còn chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện.

(Nguồn: Bản cáo bạch đăng kí cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội của PPC năm 2006 )

1.3.2 Tình hình thực hiện của Công ty

Bảng 5: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

6 tháng đầu 2010

Tổng tài sản (triệu đồng) 9.682.285 10.797.289 11.743.842 11.619.689 Doanh thu thuần (triệu đồng) 3.807.068 3.881.915 4.420.950 2.264.438 Lợi nhuận sau thuế (LNST)

(triệu đồng) 824.354 -212.784 892.014 435.232

ROA 8,03% -4,33% 7,55% 3,75%

ROE 20,35% -13,64% 20,53% 10,04%

EPS (VND) 2.527 -652 2.734 1.334

BV (VND) 11.715 10.520 13.233 13.285

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010)

Doanh thu và lợi nhuận năm 2007 đều vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp lại giảm so với năm 2006. Kết quả này chủ yếu do tăng giá dầu và một phần tiêu hao nguyên liệu do chạy vượt quá công suất trong các tháng đầu năm 2007.

Trong 3 năm gần đây, lợi nhuận gộp của PPC luôn ổn định ở mức 1.100-1.300 tỷ VND. Chi phí tài chính của PPC mỗi năm chỉ vào khoảng 150-200 tỷ VND, cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng 50-70 tỷ nhưng lại được khoản doanh thu từ hoạt động tài chính khá lớn trong vài năm trở lại đây bù đắp (năm 2009 lên tới 379 tỷ VND).

Theo báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm 2010 của PPC. Doanh thu quý 2 và 6 tháng đầu năm đạt lần lượt là 1181,8 tỷ và 2264,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,7% và 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn hàng bán quý 2 lại tăng 158,4 tỷ (19,3%) làm lợi nhuận gộp giảm 138,5 tỷ xuống 202,5 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng thì giá vốn hàng bán tăng 271 tỷ (16,8%).

Doanh thu tài chính quý 2 giảm 51 tỷ so với cùng kỳ, đạt 90,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng, doanh thu tài chính vẫn tăng 49 tỷ, từ 177 tỷ lên 226 tỷ đồng. LNST quý 2 đạt 230,8 tỷ đồng, giảm 42,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 462,8 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế đạt 435,2 tỷ đồng, giảm 248 tỷ (-36,3%) so với nửa đầu năm 2009. Việc vận hành sản xuất điện của các tổ máy khác vẫn được duy trì ổn định, nhưng do máy móc thiết bị của Tổ máy số 5 và số 6 đã vận hành lâu mà chưa dừng để bảo dưỡng, đại tu, do đó công suất phát điện không đạt được 100% công suất thiết kế. Do đó kết quả kinh doanh của năm 2010 giảm so với năm 2009.

1.4 Đặc điểm về đội ngũ lao động, kĩ thuật-công nghệ và kinh doanh ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty

1.4.1 Đặc điểm về đội ngũ lao động

Tổng số nhân viên của Công ty, năm 2006: 2.159 người, năm 2007 là 1.591 người, năm 2008 là 1575người.

Bảng 6: Cơ cấu đội ngũ lao động phân theo các tiêu thức

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) I. Tổng số 1560 1542

II. Phân loại theo tiêu thức: 1. Theo chức năng:

+ lao động trực tiếp + lao động gián tiếp

1560 1307 253 100% 83,78% 16,22% 1542 1357 185 100% 88% 12% 2. Theo độ tuổi: + Dưới 30 tuổi + Từ 30 – 39 tuổi + Từ 40 – 49 tuổi + Từ 50 – 59 tuổi 1560 258 360 924 18 100% 16,54% 23,08% 58,11% 1,15% 1542 255 366 915 6 100% 16,54% 23,74% 59,34% 0,39% 3. Theo giới tính: + nam + nữ 1560 1170 390 100% 75% 25% 1542 1116 426 100% 72,37% 27,63% 4. Theo trình độ chuyên môn,

lành nghề: + trên đại học + đại học

+cao đẳng, trung cấp

+ công nhân kĩ thuật bậc 7/7 + công nhân kĩ thuật

+ lao động phổ thông 1560 5 243 414 115 494 289 100% 0,32% 15,58% 26,54% 7,37% 31,67 % 18,52% 1542 8 284 419 120 480 231 100% 0,52% 18,42% 27,17% 7,78% 31,13% 14,98%

(Nguồn: Báo cáo thường niên về lực lượng lao động của Công ty Nhiệt điện Phả Lại năm 2008, 2009 và 2010)

Tổng số lao động của Tổng công ty giảm dần qua các năm, từ năm 2006 đến năm 2007 giảm 568 người tương đương giảm 26,31%; năm 2007 đến năm 2008

giảm 16 người tương đương giảm 1,01%; năm 2008 đến năm 2009 giảm 15 người, tương đương giảm 0,95%; từ năm 2009 đến năm 2010 giảm 18 người, tương đương giảm 1,17%. Ta thấy tổng số lao động giảm mạnh trong giai đoạn đầu (2006-2007) ngay sau khi cổ phần hóa năm 2006 và giảm ít dần từ năm 2007 đến nay.

Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2006 Công ty Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành công tác cổ phần hoá, chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và 17/07/2007 công ty Nhiệt điện Phả Lại đã tách bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị sang Công ty dịch vụ sửa chữa miền Bắc. Sau năm 2006 đến thời điểm 31/12/2010, tổng số lao động giảm 617 người, tương đương giảm 28,59% hay nói cách khác xét 100 lao động năm 2006 còn ở lại làm việc 2010 cho Công ty tính đến thời điểm 31/12/2010 là khoảng 72 người, lý do chính là lao động (LĐ) đến tuổi về hưu, do sức khỏe, trình độ và giảm biên chế.

* Theo chức năng:

Phần lớn lao động của công ty là lao động trực tiếp vì đang là công ty làm việc trong lĩnh vực sản xuất điện do đó phải làm việc với các máy móc thiết bị điện, công việc chính là sản xuất điện

Ta thấy lao động trực tiếp có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2010 (năm 2009: lao động trực tiếp chiếm 83,78% tổng số lao động, năm 2010: 88%); Lao động quản lý cũng giảm: 27-28 đầu mối đơn vị đến thời điểm 2010 thì còn 1 nửa. Tỉ lệ lao động trực tiếp lớn hơn lao động gián tiếp và lao động trực tiếp có xu hướng tăng là lợi thế lớn cho Công ty.

* Theo độ tuổi:

Số lao động làm việc theo tuổi đời có thâm niên chiếm tỉ lệ cao chủ yếu là nhóm 40 – 49 tuổi do đây là công ty thuộc ngành điện nên đòi hỏi lao động phải có kinh nghiệm trong nghề công ty rất ít phải tuyển thêm lao động. Mặt khác độ tuổi người lao động tương đối cao do năm 1983, Công ty tiến hành tuyển ồ ạt nên cho đến thời điểm hiện nay những người lao động đó chưa đến tuổi về hưu. Đây cũng là hạn chế của công ty do lao động già nên sức khỏe yếu không được đảm bảo, độ ỳ cao.

Vì vậy cần tiến hành giảm biên chế dần dần, bổ sung đội ngũ lao động trẻ, có sức khỏe dồi dào trình độ hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất, tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm, dễ chủ quan nóng vội trong quá trình thực hiện công việc bởi vậy khả năng xảy ra tai nạn lao động cao hơn nên cần chú trọng tổ chức các khóa tập huấn

nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề hướng dẫn kèm cặp lao động trẻ. * Theo giới tính:

Tỉ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ, và luôn chiếm trên 70% tổng số lao động. Cụ thể số lao động nam năm 2009 chiếm 75% tổng số lao động, gấp 3 lần số lao động nữ; năm 2010, lao động nam chiếm 72,37% tổng số lao động. Vì đây là một ngành thuộc lĩnh vực sản xuất điện còn phải thường xuyên đi ca kíp để đảm bảo cho quá trình sản xuất điện diễn ra bình thường do vậy lao động nam ở công ty nhiều hơn lao động nữ do lao động nam ít ràng buộc gia đình hơn, có sức khỏe hơn. Lao động nữ chủ yếu làm trong các phòng ban: phòng Tài chính kế toán, phòng văn thư, Văn phòng....

* Theo trình độ chuyên môn, lành nghề:

Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, để phù hợp với điều kiện cổ phần hoá doanh nghiệp, công ty đã cử một số lao động đi học thêm nghiệp vụ và mở các lớp đào tạo ngắn hạn để người lao động có thể nâng cao trình độ tay nghề của mình.

* Về trình độ ngoại ngữ:

Bảng 7: Đội ngũ lao động phân theo trình độ ngoại ngữ năm 2010

Ngoại ngữ Số lượng ngườibiết (người) Tỷ trọng(%) Số lượng ngườithông thạo (người) Tỷ trọng (%) Tiếng Anh 515 63,9% 95 78,51% Tiếng Nga 276 34.24% 23 19,01% Tiếng Pháp 15 1,86% 3 2,48% Tổng cộng 806 100% 121 100%

(Nguồn: Bảng thống kê trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên(CBCNV)

của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại năm 2010_Phòng Tổ chức – Lao động)

Trình độ ngoại ngữ nhìn chung rất thấp. Thống kê toàn Công ty có 806 người biết ngoại ngữ, tiếng Anh là 515 người – 63,9% tổng số người biết ngoại ngữ; tiếng Nga là 276 người – 34,24% tổng số người biết ngoại ngữ; tiếng Pháp là 15 người – 1,86% tổng số người biết ngoại ngữ. Trình độ ngoại ngữ ‘‘ biết’’ ở đây là chỉ các mức độ kĩ năng (nghe – nói – đọc – viết) là khác nhau. Và trong số đó chỉ có 121 người thông thạo ngoại ngữ, trong đó 95 người thông thạo tiếng Anh tương đương với 78,51%; tiếng Nga là 23 người tương đương với 19,01%; tiếng Pháp là 3 người tương đương với 2,48%.

1.4.2 Đặc điểm kĩ thuật công nghệ

Phương pháp sản xuất của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là sản xuất điện theo dây chuyền liên tục, điện được sản xuất ra và phát trực tiếp lên lưới điện Quốc gia theo yêu cầu điều độ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thiết bị sản xuất của công ty có 2 dây chuyền sản xuất điện gồm 6 tổ máy, với tổng công suất đặt là 1040MW và các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất điện năng thuộc hai công nghệ sản xuất khác nhau:

Nhà máy Phả Lại 1 (dây chuyền 1) gồm 4 tổ máy có tổng công suất là 440MW được đưa vào vận hành năm 1983,1984,1985,1986.

Dây chuyền 1: công nghệ sản xuất của nước Nga (Liên Xô cũ), các thao tác vận hành vẫn thủ công (bằng tay) nên đòi hỏi vẫn phải dùng nhiều nhân lực cho dây chuyền sản xuất này.

Nhà máy Phả Lại 2 (dây chuyền 2) có 2 tổ máy với công suất mỗi tổ máy là 300MW, được thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển phân tán Distributed control system tự động 100%, đây là một công nghệ điều khiển mới có độ tin cậy cao, tiên tiến và hiện đại. Thiết bị chính chủ yếu của các nưới G7.

Dây chuyền 2: công nghệ sản xuất Nhật Bản, mọi thao tác vận hành bằng tự động hóa, xử lý vận hành, các thông số kĩ thuật được hiển thị trên màn hình. Bằng tự động hóa dây chuyền sản xuất nên không cần phải nhiều nhân lực vận hành nhưng đòi hỏi trình độ kĩ thuật vận hành phải cao mới đáp ứng được.

Khi công ty thành lập, dây chuyền 1 đã được xây dựng, đây là công nghệ sản xuất của nước Nga (Liên Xô cũ), các thao tác vận hành vẫn thủ công (bằng tay) nên đòi hỏi vẫn phải dùng nhiều nhân lực cho dây chuyền sản xuất này. Bởi vậy, năm 1983 công ty đã tiến hành tuyển ồ ạt với chủ yếu là lao động trực tiếp với trình độ chuyên môn, tay nghề thấp. Đến năm 2001, dây chuyền 2 đã được đưa vào sử dụng, dây chuyền 2 là công nghệ sản xuất Nhật Bản, mọi thao tác vận hành bằng tự động hóa, xử lý vận hành, các thông số kĩ thuật được hiển thị trên màn hình. Bằng tự động hóa dây chuyền sản xuất nên không cần phải nhiều nhân lực vận hành nhưng đòi hỏi trình độ kĩ thuật vận hành phải cao mới đáp ứng được. Do sự không đồng bộ công nghệ của công ty: dây chuyền 1 với thiết bị lạc hậu vẫn được vận hành nên đòi hỏi số lượng lao động lớn và dây chuyền 2 hiện đại đòi hỏi nguồn lao đông có trình độ kĩ thuật cao. Dẫn đến nguồn nhân lực nhiều vị trí chưa gọn, sử dụng nguồn lực lao động chưa hiệu quả: thừa lao động trình độ kĩ thuật thấp, trong khi thiếu lao động có trình độ tay nghề cao để đảm bảo yêu cầu công nghệ sản xuất

mới.

2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

2.1 Kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

2.1.1 Kết quả đào tạo trong những năm qua

Bảng 8: Kết quả đào tạo của PPC trong ba năm gần đây

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng (người) Giá trị (triệu đồng) Số lượng (người) Giá trị (triệu đồng) Số lượng (người) Giá trị (triệu đồng) 1291 1281 2602 1565 2629 2150

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nguồn nhân lực thường niên cuả Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại năm 2008, 2009, 2010)

Ta thấy số lượng người được đào tạo qua các năm liên tục tăng. Năm 2009 tăng 1311 người, tương đương với tăng 101,55%; năm 2010 tăng 27 người, tương đương với tăng 1,04% so với năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng kinh phí dành cho công tác đào tạo tăng rất chậm so với tốc độ tăng số lượng: năm 2009 tăng 22,17% so với năm 2008, năm 2010 tăng 37,38% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ rằng Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ngày càng chú trọng hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty nhưng chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo có tăng hay không, chúng ta cần đi sâu vào phân tích ở những phần sau.

2.1.2 Số lượng đào tạo trong những năm qua

2.1.2.1 Kết quả đào tạo khối lao động trực tiếp tham gia sản xuất điện

Bảng 9: Kết quả đào tạo khối lao động trực tiếp tham gia sản xuất

Năm Chỉ tiêu Số lượng đào tạo năm 2008 (người) Số lượng đào tạo năm 2009 (người) Số lượng đào tạo năm 2010 (người)

Tập huấn thường xuyên 700 750 750

Đào tạo chức danh vận hành 120 160 120

Kèm cặp nâng bậc 130 125 125

Phổ biến kiến thức pháp luật, bồi huấn cấp chứng chỉ đánh giá quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và bồi huấn an toàn, phòng chống cháy nổ

700 730

Đào tạo lại 85 50 50

Các khóa đào tạo khác 20 40 40

Tổng 1055 1825 1815

(Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo khối lao động trực tiếp tham gia sản xuất cuả Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại năm 2008, 2009, 2010)

Số lượng đào tạo khối lao động trực tiếp tham gia sản xuất điện chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng lao động được đào tạo của Công ty: năm 2008 là 1055 người – tương ứng với 81,72%; năm 2009 là 1825 người – 70,13%; năm 2010 là 69,04%. Nguyên nhân là do đặc trưng của ngành sản xuất điện nên Công ty có tỉ lệ lao động trực tiếp cao (>80%). Các phương pháp đào tạo được áp dụng cho khối lao động


Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (Trang 26 -26 )

×