Vai trò của lao động nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng quan trọng. Đa số lao động nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khi được phỏng vấn đều có nhu cầu rất lớn về học tập nâng cao trình độ, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu tìm bạn và sinh hoạt cộng đồng… Hầu hết các nhu cầu chính đáng của họ đến này mới chỉ đáp ứng được phần nào. Do đó, để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nữ tại các KCN Đình Trám nói riêng và lao động nữ tại các KCN trong cả nước nói chung, tôi xin kiến nghị một số giải pháp như sau:
2.1. Các chính sách của Nhà nƣớc, của địa phƣơng, của các doanh nghiệp
2.1.1. Chính sách của Nhà nƣớc
Chính phủ nên chỉ đạo các cơ quan hữu quan cùng lãnh đạo KCN gắn quy hoạch các khu công nghiệp tập trung với những quy hoạch cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng như sân bóng, vườn hoa, nhà trẻ, nhà ăn, thư viện, bệnh viện, nhà trẻ, trường học, chợ, khu vui chơi giải trí... Vấn đề này phải trở thành quy định buộc các doanh nghiệp thực hiện nếu muốn được cấp phép đầu tư, đặc biệt là cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Cần rà soát Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi năm 2005) và có những điều quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với lao động nữ và yêu cầu đảm bảo các công trình phúc lợi phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Nhà nước cũng cần xây dựng các quy chuẩn để đánh giá, xếp hạng các KCN, có như vậy mới có cơ sở để buộc các doanh nghiệp phải có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cũng như các thiết chế văn hoá phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người lao động như nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, học tập…
Cần sớm ban hành quy chuẩn tối thiểu về chỗ ở, về nguồn năng lượng thắp sáng và nguồn nước sạch cũng như vệ sinh môi trường cho người lao động để áp dụng chung cho cả nước; chính sách miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà ở cho công nhân, đồng thời cần nghiên cứu ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề nhà ở và công trình phúc lợi, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2.1.2. Chính sách của tỉnh Bắc Giang
Tỉnh cần nhanh chóng thực hiện chủ trương phát triển quỹ nhà ở cho một số đối tượng chính sách, trong đó người lao động có thu nhập thấp, ưu tiên các lao động nữ gặp khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống. Song song với việc nhà nước chăm lo nhà ở cho người lao động, chính quyền địa phương nên có quy định khuyến khích xã hội hoá việc đầu tư xây dựng nhà cho thuê, xây dựng cư xá cho các lao động thuê. Có như vậy mới tạo được điều kiện tốt cho lao động, đặc biệt là lao động nữ an cư lạc nghiệp.
Nâng cao đời sống vật chất cho người lao động ở các khu công nghiệp bằng cách huy động nhiều chủ thể tham gia với nhiều hình thức phong phú. Việc phát triển các khu công nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư theo hướng hình thành mạng lưới đô thị
hài hòa. Cần phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp. Vừa xây dựng khu công nghiệp tập trung, vừa xây dựng cụm công nghiệp nhỏ và vừa. Mọi mặt phát triển kinh đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của địa phương phải gắn liền với sự phát triển của các khu công nghiệp và phải vì đời sống dân cư của tỉnh trong đó có các công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt là lao động nữ.
2.1.3. Chính sách của doanh nghiệp ở KCN
Các doanh nghiệp ở KCN nên thực hiện chính sách lao động tiền lương kết hợp với việc giải quyết điều kiện làm việc. Ban hành quy chế kiểm tra và giám sát thật nghiêm chế độ lao động 8 giờ/ngày. Bảo đảm về mặt pháp lý để người công nhân có đủ lượng thời gian cần thiết cho nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và đáp ứng các lĩnh vực sinh hoạt cá nhân khác. Quy định mức lương tối thiểu và điều chỉnh kịp thời với chính sách của nhà nước cho người lao động; thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và có những phụ cấp độc hại cho các lao động; thực hiện chính sách ưu tiên đối với các lao động nữ nhất là trong thời kỳ thai sản và cho con bú … Chấm dứt tình trạng tăng ca, tăng cường độ và kéo dài thời gian lao động một cách tuỳ tiện, không tuân thủ các nguyên tắc về quản lý lao động đã được ban hành như hiện nay. Tạo điều kiện để người lao động tham gia các hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần chính là giải pháp tái tạo sức lao động hiệu quả và thiết thực cho người lao động. Giải pháp này sẽ góp phần tạo nguồn nuôi dưỡng năng lực sáng tạo và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài. Việc giám sát cường độ thời gian lao động, duy trì tỷ lệ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là điều kiện để người lao động có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần.
Cần cụ thể hoá quy định về thực hiện Quy chế dân chủ đối với doanh nghiệp để áp dụng trong các KCN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nên có các quy định cụ thể các tiêu chí về thực hiện cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa KCN”, “Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan; xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hoá cho người lao động ở các KCN”. Tiêu chí đó có thể là: “Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống người lao động; đoàn kết thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ và phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật và ký kết hợp đồng lao động; đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, giữ gìn thuần phong mỹ tục…
Ban quản lý các KCN nên khuyến khích, biểu dương và nhân rộng các điển hình từ các doanh nghiệp có chủ trương và thực hiện tốt công tác chăm lo chăm sóc đời sống cho công nhân, người lao động. Nên có trách nhiệm chăm lo đời sống cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ đã có gia đình, có con (có thể xây dựng các chính sách khuyến khích nêu rõ trong hợp đồng lao động). Các KCN nên thành lập Ban chấp hành “Khu công nhân, lao động không có ma tuý và các tệ nạn xã hội”, thường xuyên tăng cường giáo dục pháp luật, chính trị, tư tưởng, truyền thống văn hoá của công ty, xây dựng phong cách “Sáng tạo, chuyên nghiệp, vượt trội, khiêm tốn” và chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu giải trí cho các lao động nữ.
2.2. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên
Việc quan tâm đến đời sống vật chất cho công nhân (như chế độ lương, thưởng, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, nhà ở…) cũng như chăm sóc đời sống tinh thần là một việc cực kỳ quan trọng. Tổ chức đoàn thể nhà máy là nơi lao động trực tiếp làm việc, sinh hoạt trong thời gian làm việc. Không ai khác, chính các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt là tổ chức Đảng phải tích cực chăm lo thiết thực đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đa số lao động nữ mong muốn có một sân chơi lành mạnh hoặc có nơi giải trí sau giờ làm việc. Tuy nhiên, đồng lương công nhân không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản đó. Các tổ chức đoàn thể, nhất là Liên đoàn
lao động, Đoàn thanh niên trong kế hoạch hoạt động của mình, hằng năm nên tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, chạy việt dã hoặc tổ chức các chương trình văn hoá văn nghệ quần chúng, chiếu phim, dã ngoại... để khích lệ tinh thần của lao động sau những giờ làm việc căng thẳng ở nơi làm việc. Cần có các văn phòng hỗ trợ lao động nữ trong trợ giúp pháp lý và tư vấn miễn phí cho lao động nữ trẻ về tất cả các vấn đề Luật pháp (Luật lao động, Luật bình đẳng giới, Luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em…) cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính, tình yêu – hôn nhân – gia đình… Nên có chính sách thăm hỏi, động viên kịp thời những lao động nữ nghèo, bệnh tật hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Mặt khác, đa số các lao động chưa được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế. Vì vậy, việc quan trọng là nên xây dựng ở các công ty những phòng khám sức khỏe ban đầu cho các lao động nữ. Đặc biệt là phải có kế hoạch khám định kỳ và đảm bảo chất lượng, phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, sức khỏe cho người lao động, giúp người lao động hiểu rõ về các bệnh lý và các nguyên nhân, tạo điều kiện để họ hiểu rõ hơn cách phòng tránh. Có như vậy mới có thể phòng tránh được các bệnh nghề nghiệp cho người lao động (bệnh lao phổi, cong vẹo cột sống, giảm thị lực…).
Có thể nói, mục tiêu phát triển bền vững các KCN phải được tiếp cận một cách toàn diện theo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; sự tiến bộ của đời sống vật chất phải gắn liền với sự tiến bộ của đời sống tinh thần. Người lao động tại các KCN là lực lượng chủ yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế, song chính họ lại chưa được hưởng thụ một cách tương xứng các thành quả lao động của mình. Thực trạng này rõ ràng đang mâu thuẫn với bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng. Bởi vì, xét đến cùng, mục đích của tăng trưởng kinh tế là cải tạo cuộc sống vật chất và tinh thần của con người,
làm cho mỗi cá nhân có đủ điều kiện phát huy một cách toàn diện bản tính người của mình. Đây là một nhu cầu chính đáng, đang đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
Đời sống văn hoá vật chất và tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn và phong phú. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nói chung và lao động nữ tại các KCN trong cả nước nói riêng trước hết là trách nhiệm của toàn xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những cơ chế chính sách đủ mạnh và hợp lý. Chính sách ấy có khả năng quy tụ và tập hợp mọi nguồn lực và động viên mọi tầng lớp nhân dân tạo nên các phong trào quần chúng sâu rộng. Đó chính là nguồn lực, nguồn sinh khí góp phần tạo ra bước chuyển mới trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lao động tại các KCN hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1998), Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Tony Bilton - Kevin Bonnett - Philip Jones, Phạm Thủy Ba dịch (1993),
Nhập môn Xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Bình (2007), Vài nét về điều kiện lao động, việc làm và thu nhập của nữ công nhân công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (số 4). 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ (1995), Lao động nữ Việt Nam 1993, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội.
6. Bộ Luật lao động nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Các quy định về lao động đặc thù – lao động nữ (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Tôn Thiện Chiếu (1996), Quan hệ xã hội trong xí nghiệp của công nhân công nghiệp, Tạp chí Xã hội học, số 2.
9. Nguyễn Thế Công (2003), Điều kiện làm việc và sức khỏe nghề nghiệp của lao động nữ, NXB Lao động, Hà Nội.
10. Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (2007), Báo cáo tình hình sử dụng lao động quý IV năm 2007.
11. Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (2007), Báo cáo của Ban chấp hành công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang tại đại hội công đoàn các khu công nghiệp tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2008-2013).
12. Cục Thống kê Bắc Giang (2008), Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2007.
13. Cục Thống kê Bắc Giang (2008), Thực hiện các chỉ tiêu về xã hội và xóa đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang năm 2007.
14. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1999), Xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
15. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
16. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học Tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
17. Bùi Thị Thanh Hà (2003), Di động xã hội và vị thế của nữ công nhân trong doanh nghiệp tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1).
18. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
20. Herman Korte (1997), Nguyễn Liên Hương dịch, Nhập môn Lịch sử xã hội học, NXB Thế Giới, Hà Nội.
21. Trần Thị Ngọc Lan (2004), Đánh giá điều kiện lao động sức khỏe của lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ Y học, Bộ Y tế.
22. Luật bình đẳng giới (2008), NXB Hồng Đức.
23. Nguyễn Tín Nhiệm (2003), Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của nữ công nhân, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1).
24. Hoàng Phê chủ biên (1988), Từ điển Tiếng Việt, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Trần Văn Phùng (2007), Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các Khu công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. 26. Bùi Đình Thanh (1990), Chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân, Viện Xã hội học, Hà Nội.
27. Vi Quang Thọ (1998), Đời sống tinh thần của cá nhân, Khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Trình - Nguyễn Tiến Dũng - Vũ Văn Nghinh (2000), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Đặng Ngọc Tùng (2007), Báo cáo kết quả khảo sát, điều tra xã hội học thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Viện công nhân và công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
30. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học phụ nữ - Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986), Mấy vấn đề về phân bổ, sử dụng, đào tạo và điều kiện lao động nữ, Hà Nội.
31. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ - Trung tâm