I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kể tên các vật liệu tạo ra vữa xi măng, và công dụng của vữa xi măng. - Kể tên các vật liệu dùng để sản xuất xi măng.
- Nêu được tính chất và công dụng của xi măng. 2. Kĩ năng: - Nêu được cách bảo quản xi măng.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 52, 53. - Học sinh : - SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định:
2. Bài cũ: Gốm xây dựng: Gạch, ngói.
- Giáo viên bốc thăm số hiệu, chọn học sinh lên trả bài.
→ Giáo viên tổng kết, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Xi măng. 4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại. * Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu hai học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình 2a, b, c, d, e, trả lời câu hỏi.
- Kể tên các vật liệu để tạo ra vữa xi măng? - Mô tả các bước tạo ra vữa xi măng qua các hình.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
→ Giáo viên kết luận + chốt.
- Vữa xi măng được sử dụng để làm gì?
- Hát
- Học sinh bên dưới đặt câu hỏi. Học sinh có số hiệu may mắn trả lời.
- Học sinh khác nhận xét. Hoạt động nhóm đôi, lớp. - Xi măng, cát, nước. - Hình 20: Xúc cát. - Hình 2b: Đổ xi măng vào cát. - Hình 20: Trộn xi măng lẫn với cát.
- Hình 2d: Đổ nước vào hỗ hợp xi măng, cát. - Hình 2e: Trộn đều hỗn hợp xi măng, cát với nước.
- Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung.
- Để trát tường, xây nhà, các công trình xây dựng khác.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải.
• Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Câu 1: Cách sản xuất, tính chất, cách bảo quản xi măng?
- Câu 2: Tính chất của vữa xi măng?
- Câu 3: Nêu các vật liệu tạo thành xi măng? Các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép?
- Câu 4: Nêu công dụng các tấm phi-brô xi măng?
→ Giáo viên kết luận: Xi măng dùng để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông và bê tông cốt thép; tấm lợp…
Hoạt động 3: Củng cố. - Nêu lại nội dung bài học?
- Thi đua: Nêu công dụng của xi măng và vữa xi măng (tiếp sức).
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ. - Chuẩn bị: “Thủy tinh”. - Nhận xét tiết học.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi ở trang 53/ SGK.
- Cách sản xuất: Nung đất sét, đá vôi và một chất phụ thêm ở nhiệt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn.
- Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất, không tan mà trở nên dẻo, khô kết thành mảng, cứng như đá, có vết rạn trên bề mặt). - Cách bảo quản: để nơi khô, thoáng không để thấm nước.
- Mới trộn, vũa xi măng dẻo, khô: trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay.
- Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường.
- Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đỏ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước…
- Dùng để lợp nhà, lợp các cơ sở chăn nuôi, sản xuất…
- Học sinh nêu tiếp sức.
TOÁN:
CHIA MỘT SỐ THẬP CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN. I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. - Bước đầu thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. + HS: Bảng con. vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3(SGK). - Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho một số thập phân.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, động não, thực hành.
Ví dụ 1:
23,56 : 6,2
• Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
• Giáo viên chốt lại: Ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số bằng số chữ số ở phần thập phân của số chia.
• Giáo viên nêu ví dụ 2: 82,55 : 1,27
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, động não, đàm thoại. Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bảng con. - Giáo viên nhận xét sửa từng bài.
Bài 2: Làm vở.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, phân tích đề, tóm tắc đề, giải. - Hát - Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm đôi. - Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải. - Học sinh chia nhóm.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
+ Nhóm 1: Nêu cách chuyển và thực hiện. 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 : 10). = 235,6 : 62 + Nhóm 2: thực hiện: 23;5,6 : 6;2 + Nhóm 3: thực hiện: 23;5,6 : 6;2 + Nhóm 4: Nêu thử lại: 23,56 : 6,2 = (23,56 × 6,2) : (6,2 × 10) 235,6 : 62 - Cả lớp nhận xét. - Học sinh thực hiện vd 2. - Học sinh trình bày – Thử lại. - Cả lớp nhận xét.
- Học sinh lần lượt chốt ghi nhớ. Hoạt động cá nhân, lớp.
- Học sinh đọc đề. - Học sinh làm bài.
- Kết quả là: a) 3,4 ; b) 1,58 ; c) 51,52; d) 12 - Học sinh sửa bài.
- Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt. Tóm tắt:
Bài 3: Học sinh làm vở.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, tóm tắc đề, phân tích đề, giải.
Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. - Học sinh nêu lại cách chia?
5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà 1, 2, 3/ 76. - Chuẩn bị: “Luyện tập.”
- Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Nhận xét tiết học
8 lít : ………kg Bài giải:
1 lít dầu hỏa cân nặng là 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) 8 lít dầu hỏa cân nặng là
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
- Học sinh làm bài. - Học sinh sửa bài. - Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài – Tóm tắt. - Học sinh sửa bài.
Bài giải:
Ta có: 429,5 : 2,8 = 135 (dư 1,1) Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất là 135 bộ quần áo
và còn thừa 1,1m vải
Đáp số: 135 bộ quần áo; thừa 1,1 m
- Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân. (Thi đua giải nhanh) - Bài tập tìm x: x × 2,5 + x × 3 = 45,45
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 14
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
2. Kỹ năng : Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
3. Thái độ : Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Công tác tuần.
2. HS : Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.