Tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư xây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Hà Nội số 35 (Trang 64)

và kinh doanh nhà Hà Nội số 35 :

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành : 2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành.

Xuất phát từ đặc điểm của ngành XDCB và của sản phẩm xây dựng đối tượng tính gía thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, được chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thanh toán thì tính luôm giá thành quý đó, khi chưa được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán thì không được tính giá thành để dở dang đến khi kết thúc công trình có quyết toán công trình.

2.2.1.2 Phương pháp tính giá thành.

Để tính giá thành một cách đúng, đủ, chính xác, ngoài việc tính đúng đủ, đúng đối tượng và hợp lý kỳ tính giá thành sản phẩm, công ty phải lựa chọn một phương pháp tính giá thành vừa tuân thủ quy định chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Xuất phát từ yêu cầu đó công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.

Giá thành thực tế Chi phí dở dang Chi phí thực tế Chi phí thực tế của của khối lượng xây lắp = đầu kỳ + phát sinh – khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ dở dang cuối kỳ

2.2.2 Quy trình tính giá thành :

Kỳ tính giá thành ở Công ty được xác định là hàng quý theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Tùy theo từng quý mà có thể tính giá thành hoặc không tính gía thành, trong quý mà có khối lượng hoàn thành nghiệm thu được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán thì quý đó nhất thiết phải tính giá thành. Những công trình được chủ nhà đầu tư ký chấp nhận thanh toán một phần giai đoạn quy ước nhưng sang quý sau vẫn tiếp tục thi công thì nhất thiết phải có biên bản

chi phí được chuyển sang chi phí dở dang đầu kỳ của tháng tiếp theo.

Trong kỳ hạch toán tức là trong một quý nếu có công trình thi công và bàn giao trọn gói thì chi phí sản xuất của công trình đó đồng thời cũng là giá thành của công trình đã hoàn thành, bàn giao và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình hay công việc hoàn thành nghiệm thu và bên A chấp nhận thanh toán. Toàn bộ chi phí sản xuất hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao là giá thành công trình đó.

Trong quá trình thi công dài ngày, đến một điểm kỹ thuật hợp lý hoặc giai đoạn quy ước thì bên A và Công ty xác nhận khối lượng nghiệm thu hoàn thành ban giao để thực hiện thủ tục thanh toán cho bên B (Công ty) giá tri đã hoàn thành đó. Tại quý có biên bản nghiêm thu bàn giao thì phòng kế toán tính giá thành cho khối lượng đã hoàn thành đồng thời ngay cuối qúy đó giám đốc Công ty và cán bộ kỹ thuật, phòng kỹ thuật của Công ty phải lập biên bản kiểm kê xác định khối lượng thực tế dở dang và thông qua khối lượng dở dang cuối quý phòng kế toán mới xác định được chi phí thực tế của khối lượng hoàn thành dở dang.

Ta xác định được giá thành thực tế của khối lượng hoàn thành trong kỳ công trình CT2C có:

Sản phẩm thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế của KL hoàn thành = của KLXL, dở + của KLXL, - của KLXl, dở bàn giao trong kỳ dang đầu kỳ ps trong kỳ dang cuối kỳ

- Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ: 175.082.476 - Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 637.650.035 - Chi phí thực tế dỏ dang cuối kỳ: 124.121.410

175.082.476 + 637.650.035 – 124.121.410 = 688.611.092

Số liệu trên sẽ được phản ánh vào bên có tài khoản 154 và được ghi vào sổ Nhật ký Chung và sổ cái các tài khoản liên quan.

Biểu 2.31

Thẻ tính giá thành

Thành phẩm: Công trình CT2C

Đơn vị tính: vnđ

Chỉ tiêu Tổng số NVL trực tiếp Chỉ tiêu

NCTT Chi phí sử dụng MTC Chi phí SX NVLC Khác 1. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 2. Chi phí phát sinh trong kỳ 3. Cộng đầu kỳ và phát sing trong kỳ 4. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 5. Tổng giá thành xây lắp 6. Giá thánh đơn vị 175.082.476 637.650.035 821.765.502 124.121.410 688.611.092 688.611.092 120.355.000 448.944.015 569.299.015 77.798.680 491.500.335 491.500.335 24.560.400 91.090.090 115.650.490 25.158.400 90.492.090 90.492.090 19.180.000 65.083.755 84.263.755 7.327.210 76.936.545 76.936.545 10.987.067 32.532.175 43.519.242 13.837.120 29.682.122 29.682.122 Nghiệp vụ phát sinh trên được định khoản:

Nợ TK 632 : 688.611.092đ Có TK 154: 688.11.092đ

Số liệu trên tài khoản 632 cũng được kết chuyển vào tài khoản 911 (xác định kết quả kinh doanh) và ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau:

Nợ TK 911 : 688.611.092đ Có TK 632: 688.611.092đ

Giá trị trên cột “giá trị quyết toán” của công trìnhCT2C là giá trị của chủ đầu tư ký chấp nhận thanh toán cho Công ty bằng 821.749.421. Công ty sẽ hạch toán vào doanh thu xây lắp công trình này số tiền bằng: 738.863.109 (không có thuế GTGT đầu ra).

Biểu 2.32

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Năm 2012 Ngày tháng

Chứng từ Diễn giải Đã ghi

sổ cái STT dòng TK đối Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

Số trang trước chuyển sang 456.125.723 456.125.723

… … … … … … … … … 31/3 Giá vốn thực tế CT CT2C 8 632 154 688.611.092 688.611.092 … … … … … … … … … 31/3 K/c giá vốn CT CT2C 911 623 688.611.092 688.611.092 … … … … … … … … …

SỔ CÁI

Năm 2012

Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632

Ngày thán g ghi

Chứng từ Diễn giải Sổ nhật ký chung TK đối ứng

Số phát sinh Số

hiệu Ngày tháng Trang Dòng Nợ Có

Số trang trước chuyển sang … … … … … … … … … 31/3 Giá vón thực tế CT Ct2C 18 8 688.611.09 2 688.611.092 … … … … … … … … … 31/3 K/c giá vốn CT CT2C 18 8 688.611.09 2 688.611.092 … … … … … … … … … … … … … … … … … … Cộng chuyển sang trang sau

Biểu 2.34

SỔ TÍNH GIÁ THÀNH XÂY LẮP HOÀN THÀNH

Tháng 3 năm 2012

CHƯƠNG III

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ

KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI SỐ 35

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Hà Nội số 35

3.1.1 Ưu điểm :

Bộ máy quản lý công ty: là một trong những Công ty mạnh trong ngành xây dựng nước nhà, ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý phù hợp, hiệu quả giữa các vị trí quản lý từ cấp trên đến cấp cơ sở. Luôn duy trì hoạt động tra đổi thông tin từ ban lãnh đạo Công ty với các tổ trưởng xây dựng. Điều này cho phép bố máy quản lý của Công ty có thể tiếp cận với tình hình thực tế tại các công trường xây dựng, vì vậy kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất và các khoản chi phí phát sinh.

Tổ chức sản xuất tại công ty : với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm việc tổ chức sản xuất trong Công ty rất khoa học. Việc bố trí trách nhiệm, nhiệm vụ trong mỗi giao đoạn sản xuất rõ ràng. Và đặc biệt Công ty sản xuất kinh doanh

dang đầu kỳ cuối kỳ

Giá thành Giá trị quyết toán

1 CT nhà chung cư A1 … … … … … …

.2 CT2C 175.082.467 637.650.035 812.732.502 142.121.410 688.611.092 912.749.421

… … …. … … … … …

theo cơ chế khoán gọn cho từng xí nghiệp, nhờ đó chi phí của Công ty được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.

Bộ máy kế toán công ty : tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, quy trình làm việc khoa học cùng với đội ngũ kế toán có năng lực, nắm vững chế độ, nhiệt tình trong công việc được bố trí phù hợp với trình độ khả năng của mình tạo điều kiện nâng cao tinh thần tự giác với trách nhiệm được giao đồng thời luôn có sự tương hộ lẫn nhau giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hóa. Vì thế góp phần cho việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được hiệu quả hơn.

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán : công ty tổ chức hệ thống chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, luôn tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc chế độ chứng từ kế toán. Nhờ đó mà Công ty luôn kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh tại công trường nghĩa là các nghiệp vụ ghi sổ đều được phản ánh từ các khoản chi phí thực tế phát sinh tại công trường. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được áp dụng là phương pháp tính giá trực tiếp. Phương pháp này giúp cho việc tính giá mỗi công trình hết sức dễ dàng và chính xác đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho bộ phận quản lý.

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

+ Về kế toán NVL trực tiếp : dựa vào dự toán đã lập các đội tự lập kế hoạch mua sắm vật tư và theo dõi vật tư qua phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết vật tư. Tùy vào vị trí địa lý của các công trình mà có công tác quản lý vật tư phù hợp, thông thường công trình ở xa Công ty nên vật tư được đội mua sắm và bảo quản ngay tại kho của công trường. Đây chính là ưu điểm của cơ chế khoán gọn tại công ty.

đã linh hoạt áp dụng hai hình thức tính lương đó là: tính lương theo sản phẩm cho lao động của Công ty và lương khoán cho lao động thuê ngoài. Với cách tính lương này đã đáp ứng một cách thỏa đáng về vấn đề trả lương cho người lao động, tận dụng lao động địa phương để giảm thiểu chi phí.

+ Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công : việc tập hợp chi phí máy thi công được tiến hành cụ thể cho từng công trình, đối với từng loại máy móc sử dụng dựa trên giá trị hợp đồng thuê ngoài máy móc, thiết bị hoặc theo số giờ máy hoạt động.

+ Về kế toán chi phí sản xuất chung : việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, công ty sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách phân bổ này rất là hợp lý, chính xác vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành.

+ Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: công ty tính giá sản phẩm khi có kết quả nghiệm thu và bản xác định giá thanh toán đảm bảo tính thận trọng trong kế toán.

3.1.2 Nhược điểm :

Về kế toán chi phí NVL trực tiếp : các đội xây dựng chỉ có các chứng từ nhập xuất kho theo giá mua thực tế mua về không có sổ sách theo dõi chặt chẽ theo từng danh điểm vật tư cho từng công trình. Ngoài ra việc khoán gọn dễ gây ra hiện tượng mua bán không trung thực làm cho công ty khó quản lý.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp : đối với công nhân trực tiếp biên chế, công ty chỉ theo dõi qua bảng chấm công và thanh toán lương của cả xí nghiệp mà không theo dõi chặt chẽ được ở các tổ thi công ; còn đối với những lao động thuê ngoài, khi ký hợp đồng lao động, công ty chỉ thảo thuận điều kiện đơn giá lao động bình quân, vấn đề về bảo hiểm của lao động thuê ngoài tự lo,

phương tiện đi lại, an toàn giao thông tự lo. Những vấn đề này nếu còn tiếp diễn sẽ không khuyến khích tinh thần làm việc cho những lao động thuê ngoài và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thì công của công trình bởi nhân lực chủ yếu tại các công trình là lao động thuê ngoài.

Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công : cũng chưa được hạch toán chính xác bởi việc thuê ngoài máy thi công chưa được kiểm tra chặt chẽ, đồng thời việc đi thuê máy thi công như vậy sẽ rất tốn kém vì mỗi một công trình thường tiến hành thi công trong thời gian dài, có khi có công trình đến vài ba năm.

Về kế toán chi phí sản xuất chung : hiện nay công ty không thực hiện trích trước chi phí bảo hành công trình mà chỉ đến khi nào có sự cố xảy ra thì mới hạch toán. Bên cạnh đó, Công ty cũng không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch. Điều này không cũng không hợp lý. Do vậy, kế toán cần trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch nhằm tạo lập một quỹ để có thể trang trải khi việc sửa chữa xảy ra.

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty :

Về chứng từ kế toán : phòng kế toán công ty nên yêu cầu các nhân viên kế toán đội lập Bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở các công trình làm căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh và khối lượng xây lắp dở dang thực tế cuối kỳ theo mẫu ở ( biểu số 15). Để lập bảng kê này, nhân viên kế toán đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê xác định khối lượng nguyên vật liệu chưa dùng hết vào cuối kỳ tại công trường để tính toán ghi vào bảng kê.

lợi trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên lập bảng phân bổ vật tư theo mẫu ở (biểu số 16). Bảng phân bổ này có thể lập cho từng công trình hoặc lập tổng hợp cho cả Công ty. Bảng số liệu được tổng hợp từ các chứng từ xuất kho vật liệu và các bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng. Dựa vào bảng này kế toán căn cứ để ghi sổ chi tiết TK, vào bảng kê Nhập – Xuất – Tồn và lập chứng từ ghi sổ.

Về kế toán chi phí NVL : hiện nay công tác kiểm kê NVL tồn còn chưa tốt, kế toán đội chưa lập Bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở các công trình. Vì vậy Phòng kế toán nên yêu cầu nhân viên kế toán đội lập bảng này để làm căn cứ phản ánh NVL thực tế phát sinh và khối lượng xây lắp dở dang thực tế cuối kỳ.

Nếu điều kiện Công ty không cho phép kiểm kê NVL còn lại cuối kỳ thì cũng cần phải kiểm kê lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công trường xây dựng khi công trình đã hoàn thành nhằm phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT đồng thời tăng cường biện pháp quản lý chi phí ở các đội xây dựng. Trong trường hợp NVL thừa nhập lại kho thì tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 152 Có TK 621

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp : hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương hoàn toàn phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh. Cả hai hình thức đều khuyến khích người lao động luôn phấn đấu hoàn thành tốt khối lượng công việc được giao và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc quản lý và chỉ đạo sản xuất. Tuy nhiên, theo em công ty nên cải thiện công việc lập định mức lao động, cần phải chi tiết hơn cho từng giai đoạn công việc, chứ không lập chung cho cả công trình như vậy sẽ không chính xác, dễ lãng phí.

Bên cạnh đó Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân, điều này sẽ tác động tốt đến tâm lý của người lao động, kích thích họ làm việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Hà Nội số 35 (Trang 64)