ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TỪ NAY ĐẾN

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược Kinh doanh phát triển Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lam Sơn (Trang 32)

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TỪ NAY ĐẾN

Tiếp tục xây dựng và phát triển, giữ vững Công ty Lam sơn là một doanh nghiệp mạnh, đa ngành nghề, đa sở hữu, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là xây lắp các công trình thuỷ điện, giao thông, dân dụng, công nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh nhà ở và hạ tầng, đầu tư thủy điện vừa và nhỏ, đảm bảo cho Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của xã hội

3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: 3.2.1. Công tác đổi mới doanh nghiệp:

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.

- Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực: Kinh doanh nhà ở, xây dựng dân dụng và công trình giao thông…

- Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài để tạo thêm sức mạnh trong SXKD.

3.2.2 Công tác đầu tư:

- Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ…

- Đầu tư xây dựng các Tiểu khu đô thị, kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê…

- Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án của Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị khác.

3.2.3 Công tác quản lý:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị trong công ty và giữa Công ty TNHH Lam Sơn và các công ty con, công ty liên kết.

- Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển.

- Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình SXKD, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý.

3.2.4 Công tác phát triển nguồn lực:

• Công tác tuyển dụng : Đây là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động quản trị nhân sự, nếu quyết định sai trong tuyển dụng hậu quả khó lường.

Lực lượng nhân sự tuyển vào trong các năm còn ít chưa đáp ứng nhu cầu thay đổi thực tế. Do đó việc tuyển dụng có kế hoạch cụ thể sẽ không làm mất thời gian, giảm được chi phí không cần thiết. Công ty tuyển thêm lực lượng lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi phục vụ Công ty được tốt hơn.

• Công tác đào tạo và phát triển: Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các nhà lãnh đạo thấy được sự thay đổi để kịp thời đào tạo và phát triển nguồn lao động hiện có của mình, lựa chọn đúng người đào tạo và phát triển.

• Lương bổng và đãi ngộ nhân sự: Công ty xây dựng quy chế trả lương hợp lý, căn cứ vào mức đóng góp của từng người mà xếp lương cho phù hợp. Thực hiện các chế độ phụ cấp trợ cấp cho người lao động, đảm bảo đời sống để người lao động gắn bó với Công ty hơn.

3.2.5 Các công tác khác:

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực Công ty là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế.

- Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường.

- Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng giữa Công ty Lam Sơn với các công ty con và công ty liên kết, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với CBCNV. Không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho CBCNV; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của Lam Sơn.

3.3. Chỉ tiêu và cơ cấu ngành nghề năm 2020. 3.3.1 Các chỉ tiêu dự kiến của năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng SXKD bình quân hàng năm khoảng 8 - 10%. - Tổng giá trị SXKD năm 2020 đạt : 1.000 tỷ đồng. - Tổng giá trị doanh thu đạt : 900 tỷ đồng. - Nộp ngân sách đạt khoảng : 30 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế đạt : 50 tỷ đồng. - Giá trị đầu tư : 500 tỷ đồng. - Tổng giá trị tài sản : 1.500 tỷ đồng. - Tổng vốn chủ sở hữu : 350 tỷ đồng. 3.3.2 Dự kiến cơ cấu ngành nghề SXKD đến 2020 :

- Giá trị kinh doanh xây lắp chiếm khoảng: 45% trong tổng giá trị SXKD. - Giá trị kinh doanh SXCN chiếm khoảng: 35% trong tổng giá trị SXKD. - Giá trị kinh doanh nhà ở đô thị, KCN và bất động sản: 15 % trong tổng giá trị SXKD

- Giá trị kinh doanh khác: chiếm khoảng: 5% trong tổng giá trị SXKD

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển SXKD đến 2020 cùng với các yếu tố thuận lợi và những khó khăn thách thức, Công ty Lam Sơn sẽ phát huy cao độ kết quả đã đạt được trong những năm qua, khắc phục những yếu kém để dần ổn định và phát triển SXKD theo định hướng của Công ty phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty và xu hướng phát triển chung của đất nước, phấn đấu đưa Công ty hoà vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tập thể CBCNV trong toàn Công ty, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược Kinh doanh phát triển Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lam Sơn (Trang 32)