0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa các từ chỉ vị trí

Một phần của tài liệu CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 35 -35 )

Nói về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí, chúng tôi không thể không nói đến vật quy chiếu. Nói cách khác chính là khi xác định vị trí của A thì ta xem xét nó trong tương quan với vị trí của B. Lúc đó B sẽ đóng vai trò là vật quy chiếu, còn phạm vi vị trí mà A và B tồn tại được xác định là vùng vị trí. Có thể thấy, để phân tích đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí ta cần đặt chúng trong vùng vị trí và trong mối tương quan giữa A và B. Lúc này, từ chỉ vị trí chỉ là một thành tố của cấu trúc định vị không gian. Xác định ngữ nghĩa của từ chỉ vị trí tùy thuộc vào việc xác định đặc điểm của cấu trúc quy chiếu từ chỉ vị trí nói chung và trong quan hệ với vật quy chiếu nói riêng.

2.1.2.1 Phân tích ngữ nghĩa từ chỉ vị trí

Theo nội dung trên, chúng tôi có thể thấy: chức năng ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí chính ở chỗ biểu thị vị trí hoặc phạm vi. Các từ biểu thị sự vật tiêu chuẩn cơ sở kết hợp với từ chỉ vị trí tạo thành một từ mới khác với từ biểu thị tiêu chuẩn cơ sở đó. Theo mối quan hệ giữa từ chỉ vị trí với các từ khác và chức năng ngữ pháp tổng thể của từ chỉ vị trí chúng tôi được biết là ngữ nghĩa từ chỉ vị trí có chỗ đặc thù của chúng. Sau đây chúng tôi nhận xét vấn đề này từ các mặt dưới đây:

- ―Tính định hướng‖ và ―tính phiếm hướng‖.

―Tính định hướng‖ và ―tính phiếm hướng‖ là hai khái niệm do Lữ Thúc Tương đưa ra. Theo cách hiểu của chúng tôi, ―tính định hướng‖ nghĩa là các từ chỉ vị trí hướng về vị trí thực tế của chúng, còn ―tính phiếm hướng‖ nghĩa là hướng của từ chỉ vị trí thường không phải là vị trí thực tế của chúng. Nói chung, những từ mà ý nghĩa vị trí khá mạnh thì không thể xuất hiện ―tính phiếm hướng‖, chẳng hạn như các từ 左 (tả)trái,

(hữu)phải v.v... Mà các từ thường dùng và có thể lấy khá nhiều sự vật làm tiêu chuẩn cơ sở thì dễ xuất hiện hiện tượng phiếm hướng. Có thể nói tính định hướng là nghĩa gốc của từ chỉ vị trí mà tính phiếm hướng là nghĩa suy ra của chúng. ―Định hướng‖ và ―phiếm hướng‖ cùng tạo nên tính đa nghĩa của từ chỉ vị trí. Các từ chỉ vị trí thường dùng phần lớn có thể đồng thời xuất hiện ―tính định hướng‖ và ―tính phiếm hướng‖, chính vì vậy, khi tìm hiểu đoản ngữ từ chỉ vị trí mới hình thành hiện tượng khác nghĩa và đan xen với nhau về ngữ nghĩa. Ví dụ: 墙上 (tường thượng)trên tường có thể hiểu theo nghĩa là phía trên của tường và cũng có thể hiểu là một chỗ nào đó trên tường; 天空中(thiên không trung)trên không và ―天空上 (thiên

không thượng)trên không, 地上(địa thượng)trên đất và 地下(địa hạ)dưới đất đan xen với nhau. Sự tồn tại của những tình hình đó đã giải thích rõ về sức biểu hiện phong phú của từ chỉ vị trí, mặt khác cũng cung cấp chỗ trống nhất định về các từ ngữ lựa chọn nhau. Chỗ trống lựa chọn càng lớn, sức biểu hiện ngôn ngữ càng mạnh hơn.

- Đối xứng và không đối xứng.

Nếu xem từ chỉnh thể, các từ chỉ vị trí về cơ bản là đối xứng và đều đặn: có trên, có dưới, có trước, có sau… Nhưng trong quá trình sử dụng cụ thể, khi kết hợp với các từ khác, từ chỉ vị trí lại hiện lên quan hệ không đối xứng khá nổi bật. Đại thể có bốn tình hình như sau:

a. Tần xuất sử dụng của các từ rất không cân bằng. Không những các từ chỉ vị trí đơn mà còn các từ chỉ vị trí kép và ngay cả các từ có ý nghĩa giống nhau cũng không cân bằng, ví dụ các từ 里(lí)trong, (trung) trong, (nội)trong. Tình hình này khá phức tạp, không chỉ liên quan tới ngữ

nghĩa của các từ chỉ vị trí và các từ được gắn kết mà còn liên quan tới thói quen sử dụng, kết hợp âm tiết, phong cách ngữ thể và tâm lý người sử dụng. Trước mắt, về điều này chúng tôi vẫn không thể giải thích toàn diện. Ví dụ:

(Em chờ anh ở nhà.)

Trong câu ví dụ trên, từ 家里chúng tôi cũng có thể biểu thị bằng từ 家中, nhưng theo thói quen sử dụng, người ta sử dụng 家里nhiều hơn 家 中. Còn từ 家内thì không có cách diễn đạt này.

b. Các từ ý nghĩa đối lập nhau không phải lúc nào cũng có cách thức tương ứng với nhau. Chẳng hạn như 上 (thượng)trên (hạ)dưới, 前

(tiền)trước và 后(hậu)sau có ý nghĩa đối lập nhau và có cách thức tương ứng với nhau nhưng từ 面 (diện)mặt có thể kết hợp với từ (tiền)trước

tạo thành từ 面前 (diện tiền)trước mặt, còn không thể kết hợp với 后

(hậu)sau để tạo thành từ 面后(diện hậu)sau mặt được. Ví dụ:

(28) 我的面前是一条河,我的背后是一片稻田。

(Trước mặt tôi là một con sông, sau lưng tôi là một cánh đồng.)

Trong câu này, nếu theo lô-gích đối lập thì từ

面前

trước mặt nên đối lập với từ

面后

sau mặt, nhưng trong tiếng Hán thì không có cách diễn đạt này, cho nên chúng tôi thay bằng từ

背后

sau lưng. Về mặt này trong tiếng Việt cũng tương đồng vì không có cách diễn đạt sau mặt.

c. Các từ gần nghĩa xoắn xuýt với nhau, có thể thay đổi với nhau, nhưng ý nghĩa không thay đổi. Ví dụ các từ 里 (lí)trong, (trung)trong, 内 (nội)nội, 家里 (gia lí)trong nhàvà 家中 (gia trung)trong nhàý nghĩa như nhau nhưng từ 里 với lại là hai từ khác nhau, 车里(xa lí) và 车内

(xa nội) đều mang nghĩa trong xe nhưng chữ 里 và 中 là hai từ khác nhau. Ví dụ:

(29) 问:你家中还有什么人? 答:我家里还有爸爸和妈妈。

(A: Nhà em còn có những ai nữa? B: Nhà em còn có bố và mẹ nữa.)

Trong câu trên, câu hỏi dùng từ 家中, nhưng câu đáp lại sử dùng từ

nhau. Hiện tượng này trong tiếng Hán rất phổ biến, có khi là do thói quen của người sử dụng, có khi là để tránh tình hình trùng lặp mà chọn từ khác nhau.

d. Các từ trái nghĩa trong tổ hợp cụ thể lại ý nghĩa như nhau, ví dụ có thể nói

东西掉在地下

(đồ rơi xuống (dưới) đất) cũng có thể nói

东西掉

在地上

(đồ rơi xuống (trên) đất). Trong quan hệ tuần hoàn (trước) và 后 (sau) cũng có thể đồng nghĩa, ví dụ: câu

星期二在星期五之前

(thứ ba ở trước thứ sáu) và câu

星期二在星期五之后

(thứ ba ở sau thứ sáu)

đều đúng. 地上 (trên đất), 地下 (dưới đất) là do thói quen sử dụng mà (trước), (sau) trong quan hệ tuần hoàn thì liên quan với tâm lý của

người sử dụng.

- Tính chính xác và tính mơ hồ.

Sự diễn đạt ngôn ngữ càng đơn giản rõ ràng, chính xác thì càng tốt hơn, nhưng ngay cả bản thân đơn giản rõ ràng và chính xác cũng là một đôi mâu thuẫn thể. Trong một tình hình nào đó, người ta luôn luôn không thể không áp dụng một loại cách nói khá mơ hồ nhưng đơn giản rõ ràng. Nhình từ góc độ giao lưu tin tức, tính chính xác và tính mơ hồ không phải mâu thuẫn mãi mãi. Ý nghĩa trạng thái tĩnh của từ chỉ vị trí đều không cố định (có tính đàn hồi hoặc có thể kéo dài về một phương hướng nào đó), tức là mơ hồ. Các từ kết hợp với chúng có thể rất chính xác, ví dụ:

九点四十分


三十秒左右

(khoảng 9 giờ 10 phút 30 giây), cũng có thể khá mơ hồ, ví dụ:

最近几个月内

(trong mấy tháng gần đây). Về mặt lý luận, 89

年前

(trước

năm 89) có thể trở lại vô cùng trước năm 1989, nhưng trong hoàn cảnh ngôn ngữ thực tế, nó lại có hạn (thông thường không vượt qua 10 năm). Chính vì vậy, khi mấy từ chỉ vị trí cùng sử dụng vào một lúc luôn có thể thu hẹp phạm vi, do đó chính xác biểu thị vị trí đặc biệt của một sự vật nào đó. Ví dụ:

西子湖中的一叶小舟上

(trên một con thuyền trong hồ Tây Tử), phạm vi từ 西子湖 dần dần thu hẹp; 1

号之后

3

号之前

(sau mồng 1

trước mồng 3), phạm vi được thu hẹp đến 2 号 (mồng 2). Từ đó thấy rõ,

tính mơ hồ và tính chính xác vừa đối lập vừa thống nhất.

Từ chỉ vị trí là một loại từ khép kín, tuy nhiên cách dùng của chúng rất phong phú và phức tạp. Từ góc độ ngữ nghĩa tuy có thể nhìn rõ một số vấn đề, nhưng khó nói rõ mọi mặt của chúng. Nếu muốn tìm hiểu toàn diện từ chỉ vị trí thì phải nghiên cứu từ góc độ do ba bình diện ngũ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Từ bình diện ngữ pháp thì trong phần sau 2.1.3 chúng tôi sẽ trình bày, nhưng về bình diện ngữ dụng, trong luận văn này chúng tôi tạm không nghiên cứu.

2.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa các từ chỉ vị trí

Các từ chỉ vị trí trong hệ thống phương vị từ tiếng Hán hiện đại tuy có cùng chức năng biểu thị quan hệ không gian, nhưng vai trò của chúng khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích theo nhóm các từ chỉ vị trí đơn có tần số sử dụng cao trong đời sống hàng ngày. Trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng sẽ bàn đến các từ chỉ vị trí kép tương ứng.

Trước khi phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí, chúng tôi cần làm rõ phương pháp cắt không gian đã:

+ Phương pháp cắt ngang không gian: cắt một vật thể nào đó thành hai bộ phận theo hướng ngang mặt nước.

+ Phương pháp cắt dọc không gian: cắt một vật thể nào đó thành hai bộ phận theo hướng dọc, thẳng góc với mặt nước.

+ Phương pháp hàm cắt không gian: trong một vật thể nào đó chứa một vật thể khác, do đó vật thể sau cắt vật thể trước thành hai bộ phận: không gian mà vật thể sau vốn có và không gian còn lại của vật thể trước.

Sự lựa chọn phương pháp cắt không gian khác nhau sẽ quyết định sự lựa chọn từ chỉ vị trí khác nhau. Ví dụ nếu chọn phương pháp cắt ngang thì từ chỉ vị trí tương quan là 上(thượng)trên, 下(thượng)dưới, chọn phương pháp cắt dọc là 前(tiền)trước, 后(hậu)sau, (tả)trái, (hữu)phải, chọn

phương pháp hàm cắt là 里(lí)trong, (ngoại)ngoài. Sau đây chúng tôi phân tích ngữ nghĩa của các từ chỉ vị trí từng nhóm.

A. Nhóm (thƣợng)trên, (hạ)dưới

Về ngữ nghĩa hai từ 上(thượng) và 下(hạ), chúng tôi có thể mô tả như sau:

- Khi vật quy chiếu cắt ngang một vật thể khác thành hai bộ phận, phía có trời mà không có đất là上, nếu vật được quan sát ở vị trí đó thì nói nó ở phía trên của vật quy chiếu. Ngược lại phía có đất mà không có trời là 下,

nếu vật được quan sát ở vị trí đó là ở phía dưới vật quy chiếu. Ví dụ:

(30) 问题是,现今的戏剧有时忘掉了自己的这份魅力,往往用一 堵透明的墙,象电视的屏幕一样,或者象冷冰冰的银幕,把台上演员 同台下观众的这种交流自己给隔断了。(高行健《现代戏剧手段初探》)

(Vấn đề là ở chỗ kịch hiện nay có khi quên mất sức hấp dẫn này của mình, luôn bằng một bức tường trong suốt tự ngăn cách sự giao lưu giữa diễn viên trên sân khấu với khán giả dưới sân khấu, như màn phản quang máy tivi hoặc màn ảnh lạnh lùng vậy.)

(31) 海面上停着一艘大船,船上的人正在为一位英俊的王子庆贺 生日。(《安徒生童话》连环画解说词)

(Trên mặt biển dừng lại một con tàu lớn, người trên tàu đang chúc mừng sinh nhật của một hoàng tử tuấn tú.)

(32) 从飞船上可以看到美丽的月球已经遥遥在望。它发着美丽的 银光,静静的悬在飞船的上方。(朱长超《月亮上的足迹》)

(Nhìn từ trên tàu vũ trụ có thể nhìn thấy mặt trăng diễm lệ khá xa. Nó tỏa sáng màu bạc đẹp, treo yên lặng phía trên tàu vũ trụ.)

Trong các câu ví dụ trên, vật quy chiếu trong câu (30) là sân khấu, nó cắt ngang không gian thành hai bộ phận, phía gần trời là phía trên, cho nên diễn viên ở trên sân khấu, phía gần đất là phía dưới, khán giả nằm ở phạm vi này, cho nên là dưới sân khấu. Trong câu (31), có hai vật quy chiếu, tức

là mặt biển với tàu. Tàu nổi trên mặt biển, nằm phạm vi phía trên mặt biển, cho nên nói là tàu trên mặt biển. Những người đang ở phạm vi mặt trên của tàu, thế là nói người đang trên tàu. Về câu (32), vật quy chiếu con tàu vũ trụ cắt ngang vũ trụ thành hai bộ phận, phía trên tàu vũ trụ là trên, mặt trăng nằm ở khu vực này thì nói nó ở phía trên tàu vũ trụ.

- Khi vật quy chiếu cắt ngang bản thân mình thành hai bộ phận, phía gần với trời mà xa với đất là 上, nếu vật được quan sát nằm ở phạm vi này thì chúng tôi nói nó ở phía trên của vật quy chiếu. Trái lại, phía gần với đất mà xa với trời là 下, vật được quan sát nằm trong phạm vi này thì có thể

nói nó ở phía dưới của vật quy chiếu. Ví dụ:

(33) 我们到了拐角处的那个大饭庄,进去楼上楼下的找了一圈, 没发现潘佑军和他的女伴。(王朔《过把瘾就死》)

(Chúng tôi đến hiệu ăn lớn ở chỗ góc phố, đi vào tìm một vòng tầng trên tầng dưới, chưa phát hiện Phan Hữu Quân và bạn gái của anh ấy.)

(34) 在蔚蓝的大海下面,住着海王和他的六个美丽的女儿,六个 美丽的女儿中,小女儿长的最漂亮,在她满15 岁这一天,姐姐们陪她 升到海面,看看人间的情景。(《安徒生童话》连环画解说词)

(Ở dưới mặt biển xanh biếc, có Hải Vương và 6 con gái xinh đẹp của ông ấy. Trong đó con gái út là người xinh nhất trong sáu người con, hôm con út đầy 15 tuổi, các chị đi cùng cô ấy lên đến mặt biển xem cảnh tượng của trần gian.)

(35) 骑手们来到大树下,只听见一个壮汉说:―今天运气不错,抢 了三袋金币。‖阿里巴巴心里想:―原来是一伙强盗!‖(《一千零一夜》 连环画解说词)

(Những người cưỡi ngựa đến dưới cây, nghe một người khỏe mạnh nói: ―Hôm nay chúng ta khá may, đã cướp được ba túi tiền vàng.‖ Alibaba nghĩ bụng: ―Hóa ra là một bọn cướp.‖)

tầng trên là trên, phía tầng dưới là dưới. Ở đây chúng tôi còn nên để ý một chút về vấn để sau: Khi vật quy chiếu chia bản thân mình, có thể có ba bộ phận làm điểm cắt:

a. Điểm cắt ở mặt dưới của vật quy chiếu. Lúc này thì vật quy chiếu chỉ có phần trên mà không có phần dưới. Ví dụ như câu (34).

b. Điểm cắt ở mặt trên của vật quy chiếu, lúc này vật quy chiếu chỉ có phần dưới mà không có phần trên, ví dụ như câu (35).

c. Điểm cắt ở một chỗ nào đó giữa đầu với cuối của vật quy chiếu. Lúc này thì vật quy chiếu vừa có phần trên vừa có phần dưới. Ví dụ:

(36) 每一穗花都是上面的盛开、下面的待放。(宋璞《紫藤萝瀑布》)

(Mỗi bông hoa đều phía trên đua nở, phía dưới sắp nở.)

Theo những phân tích trên, chúng tôi có thể tổng kết lại qua ba câu ví dụ sau:

a. 不要把布告贴在城墙上。(指城墙前后表面)

(Không được dán bản thông báo trên tường thành. (chỉ mặt ngoài trước sau tường thành))

b. 不要站在城墙上。(指城墙的最上部表面)

(Đừng đứng trên tường thành. (chỉ mặt ngoài đầu trên nhất của tường thành))

c. 彩旗在城墙上迎风招展。(指城墙上空)

(Ở phía trên tường thành, cờ màu đang phấp phới trong gió. (chỉ vùng không trên tường thành))

Trong ba câu ví dụ trên đều lấy tường thành làm vật quy chiếu, nhưng áp dụng phương pháp cắt không gian khác nhau. Câu a áp dụng phương pháp cắt bản thân tường thành, và điểm cắt ở đáy tường thành, cho nên cả bức tường thành đều thuộc phần trên, không có phần dưới tương ứng, do đó

bản thông báotrên tường thành chứ không phải ở dưới tường thành. Câu b và câu c áp dụng phương pháp cắt ngang không gian, vật được quan sát

và vật quy chiếu ở trên cùng một đường trực giao, tường thành cắt ngang không gian vũ trụ thành hai khu vực, ngườicờ màu đều ở khu vực trên của tường thành.

B. Nhóm (tiền)trước, (hậu)sau

Ngữ nghĩa mô tả của hai từ 前, 后như sau:

- Vật quy chiếu cắt dọc một vật thể nào đó thành hai bộ phận, mặt hướng về mặt chính (hoặc đầu) của vật quy chiếu gọi là trước, nếu vật được quan sát chính nằm ở khu vực này thì chúng tôi nói nó ở phía trước vật quy chiếu. Mặt hướng về mặt sau (hoặc đuôi) của vật quy chiếu gọi là sau, nếu vật được quan sát nằm ở khu vực này thì chúng tôi nói nó ở phía sau vật quy chiếu. Ví dụ:

(37) 他的身后是工作四年的陕西,前方不远处,HU7138 航班即 将起飞,把 57 岁的他带向北京广阔的天地。(《南方周末》2006 年 6

8 日)

(Sau lưng ông ấy là Thiểm Tây mà ông ấy đã làm việc 4 năm ở đó, phía trước, chuyến bay HU7138 sắp cất cảnh, sẽ đưa ông ấy đi đến thế giới mênh mông, Bắc Kinh.)

Trong câu ví dụ trên, ông ấy cắt dọc không gian vũ trụ thành hai khu vực, khu vực ông ấy hướng về là phía trước, khu vực sau lưng ông ấy là phía sau. Chuyến bay HU7138 nằm ở khu vực trước, cho nên ở phía trước

của ông ấy, Thiểm Tây mà ông ấy đã làm việc 4 năm ở đó nằm ở khu vực sau, cho nên ở phía sau của ông ấy. Sau đây là các câu ví dụ cùng loại:

(38) 我们向后甲板走去。女孩轻盈地走在前面,喜洋洋的,美滋 滋的,摇晃着头发,流眸顾盼,使每个注意到她的人都不由精神一振。 (王朔《一半是火焰一半是海水》)

(Chúng tôi đi về boong tàu sau. Cô gái uyển chuyển đi đằng trước, vui mừng hớn hở, đong đưa tóc, đôi mắt nhìn bên nọ ngó bên kia, làm mỗi

Một phần của tài liệu CÁC TỪ CHỈ VỊ TRÍ TRONG TIẾNG HÁN SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 35 -35 )

×