0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC “C” TT BA CHÚC HUYỆN TRI TÔN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 -26 )

1. KẾT LUẬN:

Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường Tiểu học có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức.

Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học cũng đã được thể hiện qua hai con đường cơ bản:

Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường, cụ thể là môn giáo dục công dân.

Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là ở trường Tiểu học vùng khó khăn nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản để giáo dục đạo đức học sinh, giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập, rèn luyện đạo đức và nhân cách cũng như nhận thức được trách nhiệm đối với bản thân và gia đình, để từ đó có động cơ học tập và ngày càng tiến bộ hơn. Quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh rất cần đến trách nhiệm, đặc biệt là tình thương. Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người thầy, người cha, người chị, người mẹ.. Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên dựa dựa vào các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá cả bản chất con người các em. Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện, tích cực và tình yêu thương. Từ vấn đề then chốt là tình thương, chúng ta sẽ có kỷ cườn và trách nhiệm.

2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:

2.1. Đối với trƣờng (Hiệu trƣởng)

- Cần có biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn nữa các lực lượng giáo dục cốt cán trong nhà trường, phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, của lực lượng đoàn, đội, Công đoàn cơ sở, tạo điều kiện để học sinh tích cực tham gia vào công tác quản lý.

- Cần có biện pháp sử dụng đội ngũ giáo viên giỏi để làm “hạt nhân” bồi dưỡng những giáo viên yếu kém và mới.

- Phải thường xuyên trong kiểm tra, đánh giá, dự giờ, thăm lớp để nắm tình hình thực hiện của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

- Đầu tư dồ dùng dạy học tốt hơn.

- Tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần để giáo viên an tâm công tác và phát huy trách nhiệm nghề nghiệp.

- Cần xây dựng thư viện có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách bồi dưỡng về môn đạo đức để giáo viên tự bồi dưỡng và tham khảo.

2.2. Đối với ngành ( Phòng Giáo Dục )

- Có kế hoạch mở các chuyên đề môn đạo đức, tiết minh họa ở cụm để giáo viên được tập huấn.

- Có kế hoạch mở lớp đào tạo giáo viên trên chuẩn: Đại học, cao đẳng…

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hiệu trưởng, giáo viên thực hiện công tác tổ chức chỉ đạo dạy và học môn đạo đức ở trường tiểu học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Cung cấp đầy đủ sách cho nhà trường.

2.3. Đối với địa phƣơng

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng về ý thức giáo dục đạo đức trong nhân dân.

- Hội đồng giáo dục cần tăng cường vai trò tham vấn với cấp ủy Đảng để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho trường hoạt động. Cần tuyên truyền sâu rộng hơn công tác xã hội hoá giáo dục để ba môi trường giáo dục kết hợp có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện đại hội VIII ,XI

2. Nghị quyết 2 Ban Chấp Hành Trung Ương khóa VIII .

3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuát bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2003 ( Phần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trang 333 – 373 ).

4. Luật Giáo Dục năm 2005

5. Điều lệ trường Tiểu học của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo sửa đổi năm 2007 . 6. Thông tư 32 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học .

7. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng từ lớp 1 đến lớp 5 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 2009 .

8. Các giáo trình đang học lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B69 . 9. Các báo cáo tổng kết năm học của đơn vị năm học 2011- 2012; 2012-2013 - Anh chỉnh lại mục lục và cách đánh số các mục. Khoảng cách anh đang sử dụng không phải 1.5 line, không đúng có thể bị trừ điểm.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC “C” TT BA CHÚC HUYỆN TRI TÔN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 -26 )

×